Bỏ qua nội dung chính

Ngược dòng lịch sử

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Bài viết 2015 > Ngược dòng lịch sử
Ngược dòng lịch sử Thứ Năm, 20/12/2018, 19:55

Chín Quỳ - người anh hùng trên đất Đồng Nai

Nhắc đến vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai với 320 năm hình thành và phát triển, chúng ta có quyền tự hào đó là vùng đất đầy sức sng của đất nước Việt Nam. Những người dân từ xứ Đàng Ngoài, Ngũ Quảng vào lập ấp làm ăn cuộc sống ngày càng ổn định và phát triển. Khi triều đình nhà Nguyễn cam tâm cắt đất đầu hàng giặc, những người dân ấp, dân lân đã đứng lên theo chiếu cần Vương, gia nhập nghĩa quân Trương Định…

Qua hai cuộc kháng chiến chng Pháp và chng Mỹ, Biên Hoà - Đồng Nai là một địa bàn chiến lược quan trọng của miền Đông và cả Nam Bộ, nơi diễn ra cuộc chiến đấu quyết liệt giữa ta và địch. Trong chng Mỹ kẻ địch đã xây dựng tại đây những hệ thng căn cứ quân sự hiện đại vào bậc nhất Đông Nam Á với tiềm lực chiến tranh khổng lồ như sân bay Biên Hòa, khu liên hợp quân sự Long Bình, kho bom Thành Tuy Hạ, căn cứ Quân đoàn III ngụy... Ngược lại, chúng ta có chiến khu Đ anh hùng, chiến khu Minh Đạm, chiến khu rừng Sác... là nơi thai nghén và xuất phát của bao chiến công lừng lẫy của nhân dân ta như những trận đánh thắng lợi vào sân bay Biên Hoà, kho bom Thành Tuy Hạ, kho xăng Nhà Bè, Tổng kho Long Bình, chiến thắng Xuân Lộc oai hùng tháng 4-1975 trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử...

Trong cuộc chiến đấu để giành lại độc lập tự do cho dân tộc, mảnh đất Đồng Nai đã sản sinh hàng vạn người con ưu tú trong đó có những anh hùng vô danh đã ngã xuống trên các chiến trường, cũng như hàng trăm các bà mẹ Việt Nam anh hùng, có những người đã hy sinh chồng và bn, năm người con cho Cách mạng giải phóng dân tộc. Các anh hùng dù đã hy sinh hay đang sng giữa đời thường đều xứng đáng được ghi vào sử sách cho các thế hệ con em tiếp bước noi theo. Chín Quỳ là một trong những người anh hùng ấy, một người cộng sản trung kiên mang trong mình cái cht anh hùng nghĩa hiệp của Miền Đông Nam bộ, đánh giặc cứu nước với phong cách đặc biệt đã vĩnh viễn nằm lại với đất rừng Chiến khu Đ vào những ngày cả miền Nam bước vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1968.

Tên đầy đủ của ông là Nguyễn Văn Quỳ, sinh tại làng Đất Cuốc, xã Tân Hòa, huyện Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc tỉnh Bình Dương). Ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, cha mất vì nạn cọp, mẹ mùa lòa đau yếu. Hai chị em ông phải đi ở đợ cho một người giàu có trong xã (tên Cả Chín) suốt mười mấy năm vẫn không trả hết nợ cho cha mẹ. Sống trong cảnh khổ nhục ấy, lâu dần ông trở thành lao động chính cho nhà này. Môi trường lao động chính của ông là trong rừng, vì vậy ông thông thuộc rừng như lòng bàn tay. Một lần ông chứng kiến một cảnh ăn chơi rửng mỡ của bọn Tây mà cánh tay chân cho Pháp tại khu nghỉ mát của tên Quận trưởng… Từ đó ông mới thấu hiểu tại sao bà con, đồng bào nơi ông ở vẫn nghèo và ông mơ ước một cuộc sống ấm no, hạnh phúc đến với xóm nghèo quê ông…

Từ cuộc sống bần cùng đói khổ với những mâu thuẫn trong xã hội nghèo ngày càng lớn dần, trong ông đã nung nu một quyết tâm đấu tranh tự giải phóng mình và giải phóng cho đồng bào khỏi kiếp nô lệ, bần cùng. Dần dần ông đã gặp được những chiến sĩ cách mạng như Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Văn chiếp, Lê Văn Tôn, Nguyễn Hồng Kỳ, Huỳnh Liễng... được tuyên truyền giác ngộ cách mạng. Nguyễn Văn Quỳ đã được gia nhập tổ chức cách mạng và tích cực hoạt động trong phong trào vận động dân chủ Đông Dương ở Tân Uyên. Đầu năm 1937, ông được kết nạp vào chi bộ Đảng cộng sản xã Mỹ Lộc huyện Tân Uyên.

Tháng 7/1940, để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa Nam kỳ, Tỉnh uỷ Biên Hòa đã xây dựng lực lượng vũ trang của địa phương. Đơn vị gồm 35 người có vài khẩu súng trường còn trang bị chủ yếu là giáo mác, gậy tầm vông do đồng chí Huỳnh Ling phụ trách và đồng chí Chín Quỳ trực tiếp chỉ huy, hoạt động chủ yếu ở vùng rừng Tân Uyên.

Cuộc khởi nghĩa Nam kỳ nổ ra vào đêm 22 rạng ngày 23 tháng 11 năm 1940 nhưng do thời cơ chưa chín muồi, kế hoạch khởi nghĩa lại bị lộ nên đã bị thất bại. Biên Hòa, lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề. Các chi bộ Đảng ở Tân Uyên bị tan rã. Đồng chí Huỳnh Liễng hy sinh. Các đồng chí khác bị bắt và bị đày đi Côn Đảo. Không còn người lãnh đạo trực tiếp, mất liên lạc với Đảng, đồng chí Chín Quỳ đã gánh lấy trách nhiệm duy trì lực lượng vũ trang còn lại trong tình thế cực kỳ khó khăn. Bị giặc truy lùng gắt gao, ông đã đưa tiểu đội vũ trang rút vào rừng sâu, hoạt động theo kiểu giang hồ hảo hớn”. Ông chủ trương cướp của địa chủ, cường hào ác bá chính là giành lại của cải của dân nghèo đã bị chúng bốc lột. Với triết lý là: chưa làm cho mọi người ấm no, thì chí ít ra cũng giúp một thiểu số quần chúng lao khổ qua cơn hoạn nạn và hành động “cướp” của ông là chống đối lại chính quyền thực dân, phong kiến và tay sai nhằm duy trì lực lượng và thực hiện công lý trong diện hẹp. Giặc Pháp và tay sai rất ngán các hoạt động của đội vũ trang, chúng trao gii thưởng cho ai bắt được tướng cướp Chín Quỳ.

Suốt 5 năm ở trong rừng, Chín Quỳ đã quy tập lực lượng, lập căn cứ, chiến khu để chống Pháp, Nhật. Cho đến ngày Cách mạng tháng Tám thành công, lực lượng của Chín Quỳ đã náo nức gia nhập vào bộ đội của Huỳnh Văn Nghệ (tức Vệ quốc đoàn Biên Hòa, tiền thân của chi đội 10 Biên Hòa).

Sau này, Huỳnh Văn Nghệ đã làm bài thơ để tặng anh như sau:

        Có một anh đồng chí

        Sau Nam kỳ khởi nghĩa năm bốn mươi

        Đưa chi bộ về rừng Đồng Nai

        Lập chiến khu nuôi chí lớn

        Nước ngọt, dân thương, rừng rộng

        Tiếng súng đêm đêm phá mộng bọn lính, tề.

                                                  (Trích Du kích Đồng Nai - 1954)

Trong kháng chiến chống Pháp, ở Chiến khu Đ Chín Quỳ làm nhiệm vụ phụ trách sản xut và quy hoạch khu vực căn cứ cho các đơn vị, cơ quan kháng chiến.

Những năm sau 1954, khi Liên Tỉnh ủy miền Đông chuyển về chiến khu Đ, đội vũ trang miền Đông hình thành gồm một số cán bộ, đảng viên ở Biên Hòa kết hợp với đội vũ trang của Chín Quỳ lấy phiên hiệu là C.250 do đồng chí Ba Viên làm đội trưởng, đồng chí Năm Roa làm đội phó và đồng chí Nguyễn Văn Luông làm chính trị viên. Lúc này, Chín Quỳ lại cùng các đồng chí Lâm Quốc Đăng, Lê Thanh và Hồng Sơn… lại nghiên cứu, xây dựng, quy hoạch căn cứ Liên Tỉnh ủy, Khu ủy, cơ quan dân chính Đảng, kho tàng, hào chiến đấu… Căn cứ địa thời kỳ đầu đã in mòn dấu chân ông.

Những năm tháng trường kỳ gian khổ, dọc ngang nơi chốn rừng sâu, mưa rừng sương lạnh, những cơn sốt rét đã làm cạn kiệt sức lực của tướng giữ rừng Chín Quỳ. Khi cả miền Nam bước vào cuộc tiến công nổi dậy mùa xuân 1968, đồng chí Chín Quỳ đã vĩnh viễn nằm xuống trên mảnh rừng Tân Uyên, nơi tôi luyện và hun đúc chí lớn của ông.

Nhân kỷ niệm 74 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2018), 320 năm hình thành và phát triển vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai (1698 – 2018), xin được nhắc đến ông như một sự tri ân đối với người đã khuất. Xin người anh hùng hãy yên lòng, thế kỷ XXI là thế kỷ mà tuổi trẻ Đồng Nai sẽ tiếp tục bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng của cha ông đã hy sinh giành lại được, tiếp nối truyền thng yêu nước, truyền thng anh hùng, bất khuất, cần cù, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

 

Tài liệu tham khảo:

1. Biên Hòa – Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển, NXB. Đồng Nai, 1998.

2. Những ngày kỷ niệm và lịch sử, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai, năm 2000.

 

Đinh Nhài

 

 

 

 

 


Số lượt người xem: 1133 Bản inQuay lại

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày