Bỏ qua nội dung chính

Ngược dòng lịch sử

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Bài viết 2015 > Ngược dòng lịch sử
Ngược dòng lịch sử Thứ Năm, 01/02/2018, 08:45

KỶ NIỆM 890 NGÀY MẤT CỦA LÝ NHÂN TÔNG – VỊ VUA THỨ TƯ CỦA NHÀ LÝ TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (31/1/1128 – 31/1/2018)

Dân tộc Việt Nam đã trải qua hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước với nhiều thành tựu và chiến công huy hoàng. Trong các hoàng đế Việt Nam, rất nhiều vị có công lao to lớn, là anh hùng dân tộc, lãnh đạo nhân dân khánh chiến chống giặc ngoại xâm, giành lại độc lập cho đất nước. Trong đó không thể không nói đến tài năng và công lao to lớn của Lý Nhân Tông.

 Lý Nhân Tông là con vua Lý Thánh Tông và Nguyên phi Ỷ Lan, sinh ngày 25 tháng Giêng năm Bính Ngọ (1066), được đặt tên là Càn Đức. Ngay hôm sau, Càn Đức được phong làm Hoàng Thái tử. Năm 1072, vua Lý Thánh Tông đột ngột băng hà, Càn Đức mới 7 tuổi lên nối ngôi. Mặc dù còn ít tuổi, mọi việc quân quốc đều phải có sự giúp đỡ của mẹ là Thái phi Ỷ Lan, lúc này được phong là Linh Nhân Hoàng Thái hậu, nhưng Lý Nhân Tông đã sớm tỏ ra là một ngưòi con thông minh, nhanh chóng quán xuyến được công việc triều đình. Không những thế, ông còn được nhiều người hiền tài phò tá như Lý Đạo Thành theo dõi việc văn, Lý Thường Kiệt theo dõi việc võ. Vì thế, nước Đại Việt trở nên hùng mạnh, đặc biệt là việc khoa cử. Năm At Mão (1075), vua mở khoa thi Tam trường (còn gọi là Minh kinh Bác học) để chọn người có tài văn học làm quan. Đây là khoa thi đầu tiên ở nước ta, chọn được 10 người, người đỗ thủ khoa đầu tiên là Lê Văn Thịnh. Năm Bính Thìn (1076), vua cho lập Quốc Tử Giám, trưòng Đại học đầu tiên của nước ta (Đến năm Bính Dần (1086), mở khoa thi chọn người có tài văn học vào Hàn lâm Viện). Tiếp đó, tuy mới 10 tuổi, vua đã trực tiếp chỉ đạo cuộc kháng chiến chông quân Tống.

Ở thời Lý vua Lý Nhân Tông có những chiến công rực rỡ là đập tan âm mưu xâm lược của nhà Tống phương Bắc, ổn định trấn giữ phương Nam, thu phục quân Chiếm Thành với kỳ công của các danh tướng Lý Thường Kiệt, Lý Thừa Ân, Tôn Đản, cùng với vị quan giỏi việc triều chính, thực hiện lợi ích cho dân, cho nước như Thái sư Lý Đạo Thành.

Lý Nhân Tông rất chú trọng về mở mang phát triển văn hóa, giáo dục. Ông luôn cho mở các cuộc thi kén chọn nhân tài, hiền sĩ, có chính sách ưu đãi đặc biệt, trọng vọng các bậc thiền sư. Vua Nhân Tông còn là ông vua giỏi về tổ chức, cải tiến bộ máy nhà nước: Đổ tổ chức lại guồng máy nhà nước cho phù hợp với tình hình hiện tại và tương lai sau này của vương triều, năm Kỷ Tỵ 1089, vua định quan chế, chia văn võ ra làm 9 bậc, quan đại thần thì có: Thái sư, Thái phó, Thái ÚY và Thiền sư, Thiền phó, Thiền úy. Dướỉ các bậc ấy bên văn có Thượng thư, Tả hữu tham tri, Tả hữu giám nghị đại phu, Trung thư thị lang, Bộ thị lang, v.v... Bên quan võ thì có Đô Ặ thống, Nguyên súy, Tổng quản khu mật sứ, Khu mật tả hữu sứ, Kim ngô thượng tướng, Chư vệ tướng quan v.v... ở ngoài các châu, quận quan văn có tri phủ, phán phủ, tri châu, quan võ thì có chủ lộ, trấn trại quan, về quốc phòng, nhà vua ủy thác quyền lực cho danh tướng Lý Thường Kiệt, Tôn Đản quản lý, huy động mọi lực lượng quân sự, huấn luyện để luôn sẵn sàng ứng chiến kịp thời, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược.

 Cuộc sống của vua Lý Nhân Tông thật giản dị, nhà vua Lý Nhân Tông là ông vua đức độ, thương dân, gần dân, chăm lo, nâng đỡ người nghèo khó, kẻ thân phận tôi đòi, người giầ nua, góa bụa. Ông thường dành thời gian đi thăm và khuyến hóa nông dân, chăm sóc việc đồng áng, xem dân cày cấy, gặt hái, chỉ bảo cho ngư dân đánh cá, khuyên dân ra sức tu bổ đê điềuf đắp đập ngăn nước, đào sông, khơi ngòi. Lý Nhân Tông rắt thân gần, quí trọng sự tham vấn và nghiên cứu về tinh hoa phật học, ông cùng các vị cố vấn, quốc sư như ngằi Thông Biện, Từ Đạo Hạnh, Minh Khôn§, đặc biệt là thiền sư Mãn Giác (tục danh Nguyễn Tường 1052 - 1096), được vua ban hiệu Hoài Tín, vì lòng mến sư là người học rộng hiểu nhiều, vua và Hoàng thái hậu Linh nhân Ỷ Lan đã dựng chùa Giác Nguyên bên cạnh cung cảnh Hưng, rồi cung kính mời sư về trụ trì, để tiện việc lui tới học hỏi, luận đạo.

Lý Nhân Tông đã đem lại cho đất nước sự phát triển toàn diện của một quốc gia phong kiến độc lập thời đại bấy giờ, • nhất là trong khoảng thế kỷ XI. Nhà vua luôn đề cao ý thức tăng cường quần đội làm cho nước lớn thì nể nang, nưóc nhỏ thì cảm phục. Ông còn có chính sách đúng đắn với các dân tộc thiểu số, củng cố khối đoàn kết dân tộc nhằm không ngừng nâng cao lòng yêu nước, sự thống nhất quốc gia.

Vào thời vua Lý Nhân Tông, nông nghiệp có những bước phát triển đáng kể, sức lao động của dân, sức kéo trong nông nghiệp được nhà nước hết sức quan tâm và bảo vệ. Quân lính được thay phiên nhau hàng tháng về địa phương tham gia sản xuất nhằm đảm bảo vững chắc nguồn lương thực cho quốc gia. Nhà vua chú trọng đến việc mở mang và phát triển nền văn hóa dân tộc, khuyến khích việc học hành, thi cử, đào tạo nhấn tài để tuyển lựa quan lại có năng lực bổ sung cho bộ máy hành chính nhà nước. Nền đại học Việt Nam cũng bắt đầu hình thành và phát triển từ đây.

Tháng Chạp năm Đinh Mùi (31 tháng 1 năm 1128), vua Lý Nhân Tông mất, ông thọ 62 tuổi, là vị vua nhà Lý ngự ở ngôi lâu nhất (56 năm). Ông xứng đáng là vị vua anh quân thời Lý.

                                                  

                                                                        

 

                                                                                                        Nguyễn Thìn

 

 

 

 

 


Số lượt người xem: 458 Bản inQuay lại

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày