Bỏ qua nội dung chính

Ngược dòng lịch sử

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Bài viết 2015 > Ngược dòng lịch sử
Ngược dòng lịch sử Thứ Ba, 13/03/2018, 13:15

KỶ NIỆM 105 NGÀY SINH CỦA ĐẠI TƯỚNG CHU HUY MÂN (17/3/1913 – 1/7/2006)

Đồng chí Chu Huy Mân (tên khai sinh Chu Văn Điều), sinh ngày 17-3-1913, trong một gia đình nông dân nghèo, hiếu học, tại xã Yên Lưu, tổng Yên Trường, phủ Hưng Nguyên (nay là xã Hưng Hoà, thành ph Vinh, tỉnh Nghệ An). Tiếp thu truyền thống văn hóa, yêu nước của quê hương, đồng chí sớm giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng. Với hơn 55 năm liên tục rèn luyện, chiến đấu công tác, trên nhiều cương vị khác nhau, dù ở đâu, làm gì, trong điều kiện khó khăn, gian khổ như thế nào, đồng chí Chu Huy Mân vẫn luôn nêu tấm gương sáng của người chiến sỹ cộng sản kiên cường, một cán bộ, một vị tướng xuất sắc của Đảng, Nhà nước và Quân đội ta.

Từ một thanh niên nhiệt huyết, can trường, ông đã sớm dấn thân vào con đường hoạt động cách mạng chông gai, từ một chiến sĩ Tự vệ Đỏ, ông được kết nạp vào Đảng ở tuổi 17, nhiều lần bị địch bắt giam cầm, tra tấn dã man rồi đày đi Đắc Lay - Kon Tum. Năm 1943, ông và một số đồng chí được tổ chức cho vượt ngục thành công, về tìm bắt liên lạc vi Đảng và hoạt động cách mạng Quảng Nam, được giao nhiệm vụ là Phó Bí thư Tnh ủy. Từ đây, như một thiên mệnh, cuộc đi cách mạng của ông gắn bó nhiều năm, nhiều giai đoạn với miền Trung - Tây Nguyên qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt.

Sau khi tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền Quảng Nam thành công trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, do yêu cầu củatổ chức, ông được điều động sang làm Chính trị viên Tỉnh đội Quảng Nam, rồi gắn bó với cuộc đời binh nghiệp quang vinh của mình qua hai cuộc kháng chiến chng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

Chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp, Đảng điều động nhiều cán bộ chính trị ưu tú vào hoạt động trong quân đội và nhiều người trở thành những vị tướng tài năng của quân đội ta. Đồng chí Chu Huy Mân là một cán bộ trong s đó.

Từ chiến trường Khu 5, cuốinăm 1946, ông được điều động ra Việt Bắc để xây dựng các trung đoàn chủ lực, lần lượt đảm nhiệm các chức vụ Trung đoàn trưng, Bí thư Trung đoàn ủy, Chính ủy các trung đoàn 72, 74, 174 ở vùng Cao - Bắc - Lạng, chỉ huy các trận đánh trên đường s 4 rồi giúp cách mạng Trung Quốc trong chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn.

Tháng 5 năm 1951, ông làm Phó Chính ủy, sau đó làm Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Đại đoàn 316, lãnh đạo, chỉ huy Đại đoàn tham gia nhiều chiến dịchtừ Trung du đến Tây Bắc, Thượng Lào, đánh thắng nhiều trận quan trọng, đặc biệt là trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại đoàn 316 đánh trận mở đầu, tiêu diệt cứ điểm Him Lam (ngày 13/3/1954), khai hỏa trận đánh đồi A1, tham gia trận đánh quan trọng, cuối cùng bắt sống tướng Đờ Cátxtơri.

Hòa bình lập lại sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết 1954, giữa hai lần sang giúp cách mạng Lào, đồng chí Chu Huy Mân được điều động lãnh đạo, chỉ huy Quân khu Tây Bắc Quân khu 4.  Năm 1958, đồng chí được phong quân hàm Thiếu tướng, làm Chính ủy Quân khu Tây Bắc kiêm Bí thư Khu ủy Tây Bắc. năm 1961, ông là Tư lệnh kiêm Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Quân khu 4, rồi cuối năm 1963 được Bộ Chính trị - Quân ủy Trung ương điều động vào chiến trường Khu 5. Từ đây cho đến khi kết thúc cuộc kháng chiến chống đế quổc Mỹ xâm lược, ông gắn bó với chiến trường miền Trung - Tây Nguyên ác liệt, là người lãnh đạo chỉ huy chủ chốt của chiến trường này. Khu 5 - Tây Nguyên ghi dấu ấn về tài năng của vị tướng Hai Mạnh qua các trận đánh nổi tiếng một thời và cuối cùng là chiến dịch giải phóng Đà Nẵng đầy sáng tạo trong mùa Xuân toàn thắng năm 1975.

Do những công hiến đặc biệt xuất sắc của mình, ông là một trong số ít các tướng lĩnh được phong quân hàm vượt cấp từ thiếu tướng lên thượng tướng vào năm 1974, thăng quân hàm đại tướng vào năm 1980.

Đầu năm 1977, ông được Bộ Chính trị cử giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cho đến khi thôi nhiệm năm 1986.

Trong cuộc đời cách mạng dài lâu, trải qua nhiều chức vụ, nhiều cương vị lãnh đạo, chỉ huy khác nhau, ông có tới 26 năm là ủy viên Ban Chấp hànhTrung ương Đảng (1960-1986), 10 năm là ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (1976-1986), 5 năm là Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (1981-1987), ba khóa là đại biểu Quốc hội. Ghi nhận những công hiến to lớn của ông, Đảng - Nhà nước đã trao tặng ông những phần thưỏng cao quý: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 70 năm tuổi đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác.

Nhân kỷ niệm 105 năm ngày sinh của Đại tướng Chu Huy Mân, là dịp để chúng ta tôn vinh, ghi nhận những đóng góp to lớn cho cách mạng Việt Nam của một người cộng sản kiên trung, mẫu mực, một trong những tướng lĩnh xuất sắc và tiêu biểu của quân đội ta trong thế kỷ XX.

Yên Yên

 

 

 

 


Số lượt người xem: 1429 Bản inQuay lại

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày