Bỏ qua nội dung chính

Văn hóa Việt Nam phong phú đa dạng

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Bài viết 2015 > Văn hóa Việt Nam phong phú đa dạng
Văn hóa Việt Nam phong phú đa dạng Thứ Tư, 25/11/2015, 14:30

MỘT SỐ NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở ĐỒNG NAI

Nghề làm đồ mộc: phổ biến ở Đồng Nai từ thời xưa do nhu cầu về xây dựng nhà cửa và đóng thuyền. Đầu thế kỷ XX, một số nghệ nhân đã mở một xưỏng làm mộc ở Biên Hòa, chuyên sản xuất đồ mộc thủ công mỹ nghệ phục vụ cho kiến trúc nhà cửa và trang trí nội thất. Những ngôi nhà cổ có kiến trúc bằng gỗ có kết cấu xây dựng rất mỹ thuật. Có hai dạng kiến trúc đồ gỗ ứng dụng mỹ thuật, đó là: Đồ mộc trên kiến trúc đình, chùa, miếu và đồ mộc trên kiến trúc nhà ở dân gian.

Sau năm 1975, một số làng mộc được hình thành trong tnh, tiêu biểu là làng mộc ở Hố Nai do những thợ gốc miền Bắc di cư năm 1954 thực hiện. Ngày nay, ở khu vực phường Tân Biên và Tân Hòa thành phố Biên Hòa (khu vực Hố Nai) là nơi tập trung nhiều cơ sở làm mộc thủ công, đồ mộc sản xuất theo kiểu hộ gia đình, cơ sở và doanh nghiệp. Những sản phẩm đồ mộc của các cơ sở tư nhân và của các doanh nghiệp ở Đồng Nai ngày càng đáp ứng được thị trường tiêu thụ đồ mộc ở trong và ngoài địa phưong đến vi từng gia đình và xã hội trong cuộc sống hiện đại và hội nhập.

Nghề gò tôn: xuất hiện ở Hố Nai cách đây khoảng 60 năm, do những người từ miền Bắc di cư vào Nam mang theo. Với bàn tay khéo léo, những người thợ gò tôn đã tạo nên nhiều sản phẩm, như: thùng, xô đựng nước, gáo múc nước, nồi nấu rượu, máng xối và nhiều sản phẩm gia dụng khác. Nghề gò tôn này chỉ làm theo mùa, hàng năm, từ tháng 8 đến tháng 11 là thời điểm nghề gò tôn sôi động nhất. Thời kỳ nghề gò tôn phát triển mạnh là vào khoảng năm 2004 đến năm 2010. Trước đây, có khoảng 300 hộ làm nghề gò tôn, từ năm 2011 đến nay, những hộ làm nghề gò tôn ở KP.2, 3 phường Hố Nai giảm dần, do thùng nhựa xuất hiện nhiều, giá lại rẻ nên người tiêu dùng chuyển qua dùng thùng nhựa, hiện nay trên địa bàn chỉ còn gần 10 cơ sở, những hộ khác chủ yếu gia công lại cho các cơ sở vào những thời điểm nhiều hàng.

Nghề trồng mía, nấu đường ở Vĩnh Cửu: nghề này có lịch sử lâu đời và phát triển rộng rãi nhất. Sự phát triển của nghề trồng mía nâu đường thủ công đã góp phần quan trọng trong nn kinh tế sản xuất hàng hóa của địa phương trước đây. Có thể nói nghề trồng mía nấu đường thủ công truyền thống ở huyện Vĩnh Cửu đã tạo cho địa phương một bn sc văn hoá riêng mà không nơi nào ở Đng Nai có được. Tính đến cuối năm 2011, toàn huyện có trên 100 ngàn ha mía, bốn lò nấu đường thủ công còn duy trì hoạt động theo mùa vụ tại địa bàn xã Bình Lợi

Niềm kiêu hãnh, tự hào quê hương, tự hào trong lao động sản xuất tự hào về nghề trồng mía, nấu đường thủ công đã được kết tinh trong thơ ca, lời hát ru của những người con Vĩnh Cửu, Biên Hòa – Đng Nai: Vái ông tơ một chong bánh tráng, Vái bà nguyệt một táng đường đinh, Đôi ta kết nghĩa chung tình, Du ăn cơm với mắm, Ngủ ngoài đình cũng ưng.

Nghề đan lát (mây, tre, lá): Trước đây nghề đan lát các dụng cụ mây, tre, lá thực hiện ở từng gia đình đáp ứng yêu cầu tự cấp, tự túc. Khi kinh tế phát triển kéo theo sự phân công lại lao động xã hội thì nghề đan lát mới trở thành ngành nghề sản xuất hàng hóa. Ở làng Phước Tân người ta chuyên đan các loại như: rổ, rá, thúng, mủng, dần, sàng đem đi các chợ làng để bán, còn các làng Phước Lộc, Vĩnh Phước, Tân Long có nghề làm nón lá buông. Nón được khâu theo khuôn hình chóp làm sẵn từ 13 đến 17 vành tùy theo lớn nhỏ.

Những năm đầu thập niên 80, các công ty xuất khẩu của tỉnh mở được thị trường hàng hóa mây, tre đan thuộc các nước Đông Âu  và Liên Xô cũ, một số người ở Biên Hòa tổ chức ra các cơ sở đan lát xuất khẩu các sản phẩm bằng tre, mây, lá gồm: mũ (nón), khay, đĩa, hộp, giỏ xách... Ngày nay do thiếu nguyên liệu và thị hiếu tiêu dùng giảm nên đại bộ phận đã bỏ nghề, ở thành phố Biên Hòa chỉ còn 2 cơ sở ở phường Tam Hòa và phường Quang Vinh hoạt động, mỗi cơ sở có từ 60 đến 100 nhân công, hàng năm xuất khẩu ra thị trường thế giới một khối lượng hàng đan lát mây, tre, lá rất lớn thu về cho tỉnh hàng chục ngàn đô la Mỹ.

Nghề dệt thổ cẩm ở Tà Lài: Đây là làng nghề của người Mạ ở xã Tà Lài huyện Tân Phú. Sản phẩm thổ cẩm truyến thống của người Mạ là chăn, váy, khố, dây quấn đầu….Trên những sản phẩm đó, qua bàn tay khéo léo của người dệt, thổ cẩm có nhiều loại hoa văn trang trí đa dạng. Đó không chỉ là sự kết hợp khéo léo của màu sắc mà còn là biểu tượng cho cảm nghĩ, cách nhìn nhận về thế giới vốn phong phú của cộng đồng người Mạ. Tùy thuộc vào từng loại sản phẩm, công dụng của nó mà người Mạ trang trí các loại hoa văn có ý nghĩa.

Trước đây, các nguyên liệu để dệt thổ cẩm đều tự tay người Mạ làm: từ việc trồng bông làm sợi, xe chỉ cho đến việc lấy vỏ cây làm màu. Ngày nay, nghề dệt thổ cẩm Mạ vẫn còn duy trì trong cộng đồng nhưng các khung quay, đồ cán sợi, xe chỉ không còn nữa, tuy nhiên, qua nhiều dự án truyền dạy, nghề dệt thổ cẩm Mạ đang hồi sinh.

Nghề đá Bửu Long: Hình thành cách đây 300 năm, làng nghề đá truyền thống Bửu Long (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) đã nổi danh khắp cả nước và cũng có tiếng ở nước ngoài. Hiện nay, nghề điêu khắc đá đã phát triển rộng khắp mọi nơi, nhưng hiếm có nơi nào, các tác phẩm được đánh giá cao như ở Bửu Long. Ở đó có những nghệ nhân với tay nghề lão luyện, làm việc trên loại đá xanh granit đặc trưng của vùng, đã tạo nên những sản phẩm đầy tính nghệ thuật.

Nghề gốm Tân Vạn: Nghề làm gốm lu xuất phát từ những thợ gốm người Hoa ở Biên Hòa lập nên. Nửa cuối thế kỷ XIX (1875), nhiều lò gốm gia dụng ở Tân Vạn đã bắt đầu hình thành. Nguyên liệu chủ yếu là đất sét đỏ pha cát, nung ở nhiệt độ cao tạo cho xương sành dày, chắc và cứng. Quá trình tạo ra sản phẩm gốm lu còn mang tính thủ công cổ truyền, kỹ thuật chế tác chủ yếu bằng phương pháp dải cuộn và qua nhiều công đoạn.

Bên cạnh các lò gốm lu, nhiều cơ sở làm gốm mỹ nghệ hiện nay cũng đựơc hình thành và phát triển khá mạnh. Đầu thế kỷ XX, nghề gốm đã phát triển ở Biên Hòa nhưng chủ yếu là sản phẩm gốm gia dụng như: nồi, lu, hũ, chậu, ghè, ấm, chén, đĩa… để sử dụng chứ chưa mang yếu tố trang trí mỹ thuật. Các lò sản xuất gốm mỹ nghệ thịnh hành kể từ khi trường Bá nghệ Biên Hòa được thành lập cách đây hàng thế kỷ. Hiện nay, sản phẩm gốm Biên Hòa được xuất khẩu ra đến nhiều quốc gia.

***

Có thể nói vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai từ lâu đã là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Đất đai phì nhiêu, rộng lớn, nhiều mỏ quặng, nguyên liệu tự nhiên thuận tiện cho việc hình thành các ngành nghề thủ công truyền thống của cư dân đến Đồng Nai lập nghiệp, đã phục vụ và phát triển đi sống của ngưi Đồng Nai suốt hơn ba thế kỷ qua. Dẫu có những thăng trầm trong quá trình phát triển nhưng một số làng nghề truyền thống đã khởi sắc, từng bước được đầu tư nâng cao công nghệ kỹ thuật, khẳng định một sức sống mới trên đất Biên Hòa - Đồng Nai nói riêng và Nam Bộ nói chung.

 

Nguyễn Thị Sen

 

 

 

 


Số lượt người xem: 3695 Bản inQuay lại

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày