Bỏ qua nội dung chính

Văn hóa Việt Nam phong phú đa dạng

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Bài viết 2015 > Văn hóa Việt Nam phong phú đa dạng
Văn hóa Việt Nam phong phú đa dạng Thứ Năm, 09/03/2017, 10:25

VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ VỀ QUYẾT ĐỊNH CHI TIÊU TRONG GIA ĐÌNH NHƯ THẾ NÀO?

        Đất nước ta trải qua mấy ngàn năm văn hiến nhưng phải chịu ảnh hưởng nhiều của tư tưởng phong kiến phương Bắc nên coi thường vai trò của người phụ nữ mặc dù vai trò đó không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn không thể phủ nhận tầm quan trọng của người phụ nữ về quyết định chi tiêu của mỗi gia đình để góp phần hình thành nên tổ ấm và sự ổn định phồn vinh của xã hội.

          Hiện nay, Việt Nam phần lớn kinh tế vẫn còn dựa vào nông nghiệp do kết cấu địa lí và ảnh hưởng của nền văn minh lúa nước nên lối sản xuất nhỏ lẽ manh mún, làm ăn theo cá thể hộ gia đình chủ yếu vẫn là nông nghiệp - nông thôn. Vậy thì người phụ nữ có quyền quyết định như thế nào trong các gia đình thành thị và cả ở nông thôn?. Quyền quyết định là chỉ báo quan trọng đánh giá địa vị, vai trò của phụ nữ trong gia đình. Trong đó, quyền quyết định của phụ nữ về các khoản chi tiêu có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với việc nhận định về khả năng kiểm soát nguồn lực kinh tế của gia đình mà còn là cơ sở để đánh giá cơ hội thụ hưởng các phúc lợi gia đình của phụ nữ.

          Về quyền quyết định việc chi tiêu lớn trong gia đình thì mức độ quyết định của phụ nữ trong tương quan với người chồng theo các yếu tố: khu vực sinh sống, mức sống gia đình, trình độ học vấn, mức đóng góp kinh tế của người vợ - người chồng, loại hình sản xuất của gia đình.

Thực tế cho thấy về khu vực sinh sống, sự tham gia của phụ nữ vào các quyết định chi tiêu lớn của gia đình ở thành thị cao hơn ở nông thôn. Tiếp theo là về học vấn và nghề nghiệp của phụ nữ cùng với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh ở thành thị đã có tác động rõ rệt đến quyền ra quyết định của phụ nữ trong gia đình. Về tác động của mức sống gia đình, vai trò của người chồng trong nhóm hộ nghèo có vị trí cao hơn so với hộ giàu. (Theo Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2008) thì tỷ lệ cả hai vợ chồng cùng quyết định của nhóm hộ nghèo thấp hơn nhóm hộ giàu. Về độ tuổi, người chồng ở nhóm tuổi trẻ (dưới 30) và nhóm tuổi già (trên 60) có quyền quyết định mua sắm đồ đạc đắt tiền nhiều hơn so với các nhóm tuổi khác. Trong khi đó quyền quyết định của người vợ tăng lên theo độ tuổi nhưng mức tăng không đáng kể. Về yếu tố dân tộc, không có khác biệt đáng kể liên quan đến quyền quyết định của người vợ hoặc chồng là người dân tộc với người kinh trong vấn đề mua sắm đồ đạc đắt tiền.

 

          Sự đóng góp thu nhập giữa vợ và chồng không thể hiện mối liên hệ chặt chẽ với quyền quyết định trong những khoản chi tiêu lớn của người vợ. Những gia đình có chồng đóng góp thu nhập cao hơn vợ thì khả năng vợ là người quyết định chủ yếu việc chi tiêu lớn trong gia đình chỉ bằng 0,6 lần so với những người vợ ở gia đình hai vợ chồng đóng góp thu nhập bằng nhau.

          Khu vực sinh sống có sự tác động đáng kể đến khả năng được quyết định chủ yếu việc chi tiêu lớn của phụ nữ. So với phụ nữ sống ở thành thị, khả năng được quyết định chủ yếu việc chi tiêu lớn của phụ nữ ở nông thôn thấp hơn.

Khả năng là người quyết định chính việc chi tiêu lớn trong gia đình ở nhóm phụ nữ sống ở thành phố Hồ Chí Minh cao hơn 2,8 lần so với nhóm phụ nữ sống ở Hà Nội.

Loại hình công việc của phụ nữ có mối liên hệ khá chặt chẽ với quyền quyết định chi tiêu của họ. Nhóm những phụ nữ làm việc phi nông nghiệp có khả năng là người quyết định chủ yếu việc chi tiêu lớn trong gia đình cao hơn nhóm phụ nữ thuần nông.

          Mức đóng góp thu nhập giữa vợ và chồng có tác động tới quyền quyết định chi tiêu của phụ nữ. Phụ nữ có đóng góp thu nhập bằng chồng có khả năng được quyết định các khoản chi tiêu cao hơn những phụ nữ có đóng góp thu nhập của chồng.

Quan điểm giới cũng có những ảnh hưởng nhất định tới quyền quyết định của phụ nữ với các khoản chi tiêu trong gia đình. Phụ nữ thành thị có nhiều khả năng quyết định các khoản chi tiêu trong gia đình hơn phụ nữ nông thôn.

Tóm lại, quyền lực của phụ nữ với các khoản chi tiêu của gia đình vẫn hạn chế so với nam giới. Đại đa số phụ nữ nắm quyền chủ yếu trong quyết định chi tiêu nhỏ trong khi phần lớn nam giới nắm quyền quyết định trong chi tiêu lớn. Điều đó cho thấy những hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới vẫn rất cần thiết nhằm đảm bảo quyền của phụ nữ nói chung và quyền của phụ nữ trong các quyết định chi tiêu lớn của gia đình nói riêng.

 

Hồng Hạnh

 

 

 

 


Số lượt người xem: 2415 Bản inQuay lại

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày