Bỏ qua nội dung chính

Giới thiệu sách 2014

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Giới thiệu sách 2014 > Danh mục
Tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa

 

 

Ngoài việc giới thiệu khái quát quá trình chiếm hữu, xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam, ít nhất là từ thế kỷ XVII cho đến nay, sách còn giới thiệu nhiều tư liệu quý, có giá trị khoa học và pháp lý cao nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, như: Thư tịch cổ Việt Nam chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa; Thư tịch cổ nước ngoài (của phương Tây và Trung Quốc) chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa; Tư liệu về quá trình thực thi và bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa thời Pháp thuộc và thời Việt Nam Cộng hòa; Tư liệu bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa... Các tư liệu đã chứng minh quá trình chiếm hữu, xác lập và thực thi chủ quyền của các nhà nước Việt Nam một cách hòa bình, liên tục từ thế kỷ XVII cho đến nay theo đúng thông lệ và luật pháp quốc tế.

Điều này có ý nghĩa to lớn trong việc giới thiệu với đông đảo công chúng về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng biển đảo trên biển Đông, góp phần vào công cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật và việc vận dụng trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam

 

 

Nội dung sách gồm 4 chương:

-  Chương I: Tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật - một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng của khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới

- Chương II: Quá trình hình thành, phát triển và các yếu tố chi phối quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật

- Chương III: Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật

- Chương IV: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam.

Đây là tài liệu tham khảo hữu ích trong việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật, góp phần xây dựng, phát triển nhà nước và pháp luật Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.

 

Tôi tự hào là người Việt Nam

 

 

 

 

Bao gồm Viện sỹ Trần Ngọc Thêm, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, TS. Nguyễn Sĩ Dũng, ông Phạm Phú Ngọc Trai, bà Tôn Nữ Thị Ninh, ông Dương Trung Quốc, ông Đặng Lê Nguyên Vũ, ông Nguyễn Kiểm, TS. Vũ Tiến Lộc, TS. Nguyễn Thành Nam, TS. Lương Hoài Nam, TS. Trần Đăng Tuấn, Bác sỹ Đỗ Hồng Ngọc, TS. Trần Tuấn Mẫn, Đại đức Thích Hạnh Tuệ, TS. Alan Phan, bà Thế Thanh, ông Lê Quốc Vinh, bé Đỗ Nhật Nam

Các bài viết được lựa chọn xoay quanh quan điểm, tâm tư cảm xúc của những con người đã có vị trí và thành đạt trong xã hội chia sẻ về cảm xúc là một người Việt Nam, có niềm tin với Việt Nam và tự hào về Việt Nam. Mỗi trang viết ở nhiều lĩnh vực, đưa ra những góc nhìn riêng với văn phong khác biệt, nhưng đều có điểm chung, trực tiếp hay gián tiếp khẳng định lòng tự hào khi là người Việt.

Ở Tôi tự hào là người Việt Nam, có thể thấy những cái nhìn đa dạng đã soi sáng những phẩm chất khác nhau của người Việt. Trong bối cảnh biển Đông dậy sóng, hiện lên sợi chỉ đỏ xuyên suốt phần lớn bài viết là sự khẳng định về ý chí độc lập tự chủ, quyết tâm thoát khỏi lệ thuộc của dân tộc Việt Nam.

 

 

 

Nhận thức về biển và sức mạnh của các thế lực đại dương trong tư tưởng một số nhà cải cách Việt Nam cuối thế kỷ XIX

 

 

Từ đó, so sánh những điểm giống và khác nhau trong tư tưởng và nhận thức của các nhà cải cách Việt Nam; so sánh với một số nhà tư tưởng cùng thời ở Trung Quốc và Nhật Bản, rút ra những nhận xét khách quan khi đánh giá về tư tưởng của các nhà cải cách Việt Nam. Sức mạnh của các thế lực đại dương được thể hiện cụ thể trong luận văn; sự điều chỉnh hay đúng hơn là sự lựa chọn mô hình phát triển của các quốc gia Đông Á cũng được thể hiện rõ. Cuối cùng, hệ quả về sự lựa chọn mô hình phát triển mà các chính thể của Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam đã lựa chọn được phân tích và đánh giá sâu sắc.


        Những nhận thức về biển và sức mạnh của các thế lực đại dương cuối thế kỉ XIX đã khẳng định vai trò của biển và an ninh biển đối với sự ổn định và phát triển của các quốc gia. Cùng với việc củng cố và phát triển sức mạnh của lục địa, đối với các quốc gia có biển, vấn đề chiến lược được đặt ra là phải mở cửa, vươn ra biển và làm chủ vùng biển của mình; kết hợp sức mạnh của lục địa với sức mạnh của đại dương là nhân tố đảm bảo vững chắc cho sự phát triển lâu dài của đất nước. Trong thời đại ngày nay, nhận thức về biển và sức mạnh của các thế lực đại dương có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc khi mà thế kỉ XXI được coi là thế kỉ của đại dương.
 

Các tỉnh uỷ vùng Đồng bằng sông Hồng lãnh đạo đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay

 

 

Từ đó xác định rõ việc đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn không chỉ là nhiệm vụ, trách nhiệm của tỉnh ủy và ủy ban nhân dân tỉnh, mà còn là nhiệm vụ, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giai cấp nông dân trong vùng.

Đây sẽ là tài liệu thảm khảo bổ ích, góp phần cung cấp các cứ liệu khoa học cần thiết cho việc hoạch định chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển bền vững nông nghiệp - ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội.

 

Bảo tàng, di tích nơi khơi dậy nguồn cảm hứng dạy và học lịch sử cho học sinh phổ thông

 

 

Trên cơ sở bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa hiện hành, có sự cập nhật, bổ sung những vấn đề mới theo định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của nước ta trong thời gian tới, tác giả đã đề xuất một hệ thống chủ đề, tiểu đề và những yêu cầu nhằm thực hiện hiệu quả hệ thống chủ đề, tiểu đề đó.

Phần hình thức dạy và học Lịch sử cho học sinh phổ thông tại bảo tàng, di tích được trình bày khá công phu, hấp dẫn, tính thuyết phục và khả thi cao. Bí quyết thành công của một buổi sinh hoạt Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” là sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa giáo viên của từng trường với người làm chương trình tại bảo tàng, di tích. Trên cơ sở chủ đề nội dung lịch sử của từng buổi sinh hoạt, tạo được “sân chơi trí tuệ” thông qua các hình thức học và chơi mang tính sáng tạo của các em học sinh, như “Tập làm chiến sĩ”, “Vượt chướng ngại vật hoàn thành nhiệm vụ”, “Nhận diện nhân vật lịch sử”, “Xem thông tin đoán nội dung sự kiện lịch sử”, “Mật mã ô chữ”, “Thông điệp lịch sử”, “Theo dòng sự kiện”, “Lật mảnh ghép tìm di sản”...

Với hình thức “học mà chơi - chơi mà học” tác giả giới thiệu trong cuốn sách này nằm trong khuôn khổ chương trình dạy và học Lịch sử tại Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” của Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Khi các bảo tàng, di tích của tỉnh, thành phố phối hợp với các trường phổ thông để xây dựng chương trình và tổ chức các buổi sinh hoạt dạy và học Lịch sử theo mô hình Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử”, thì căn cứ vào điều kiện của từng bảo tàng, di tích mà áp dụng hoặc bổ sung thêm các chủ đề, tiểu chủ đề về lịch sử cho phù hợp với từng buổi sinh hoạt, cũng như sáng tạo và thường xuyên “làm mới”, “đổi mới” các hình thức chơi để mỗi lần tới sinh hoạt Câu lạc bộ, các em học sinh có thể cảm nhận được những điều mới mẻ trong dạy và học Lịch sử, góp phần khơi dậy trong thế hệ trẻ lòng tự hào về lịch sử vẻ vang của dân tộc.

 

Hợp tác ở biển Đông từ góc nhìn quan hệ quốc tế

 

 

Thực tế, các sáng kiến và hoạt động thực tiễn góp phần thúc đẩy hợp tác, an ninh tại biển Đông có ý nghĩa rất lớn cho việc ngăn ngừa và quản lý xung đột. Hợp tác xung quanh vấn đề biển Đông sẽ góp phần tạo tính gắn kết giữa các quốc gia và giảm dần những chia rẽ về mặt lợi ích của các quốc gia xung quanh vùng biển này.

Nhằm cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về những hoạt động hợp tác để thúc đẩy an ninh và hòa bình trong khu vực, trên cơ sở tập hợp các bài viết tiêu biểu xoay quanh vấn đề hợp tác tại biển Đông, Thư viện tỉnh Đồng Nai trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc cuốn tư liệu "Hợp tác ở biển Đông từ góc nhìn quan hệ quốc tế"do Nhà xuất bản Văn hóa – Văn nghệ TP.HCM phát hành. Qua ấn phẩm này, độc giả có thể tiếp cận những quan điểm của một số quốc gia về vấn đề hợp tác biển Đông bằng cái nhìn đa chiều, từ các chủ thể tham gia quá trình hợp tác cho đến các hình thức hợp tác,...

Đây cũng là cơ sở để độc giả có thể hiểu biết được quá trình chuyển biến của các quốc gia, từ nhận thức cho đến thực tiễn triển khai các hoạt động hợp tác tại biển Đông. Mặc dù vẫn còn tồn tại những bất đồng nhưng các quốc gia đều tán thành việc hợp tác như là chìa khóa quan trọng để tiến tới giải quyết thỏa đáng một số vấn đề xung quanh lợi ích của các bên ở biển Đông. Những hoạt động triển khai hợp tác tại biển Đông sẽ là những gợi ý hữu ích để giải quyết các vấn đề tranh chấp hay mâu thuẫn trong tương lai, Trên cơ sở tham khảo các vấn đề này, Việt Nam có thể cân nhắc cho những đề xuất chính sách có liên quan đến các hoạt động để nhằm vừa triển khai đảm bảo an ninh biển Đông vừa bảo vệ được chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông.

Nội dung sách gồm 3 phần chính:

Phần I: Sự hiện diện của các cường quốc ở biển Đông

Phần II: Vấn đề hợp tác giải quyết xung đột tại biển Đông hiện nay

Phần III: Vấn đề thể chế hóa trong tranh chấp tại biển Đông

 

Việt Nam từ thời kỳ bao cấp đến thời kỳ đổi mới

 

 

Những thành tựu to lớn đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta, trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, là hoàn toàn đúng đắn và sáng tạo; chứng tỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của cách mạng Việt Nam là phù hợp với hoàn cảnh thực tế Việt Nam và thích ứng với xu thế thời đại.

Để tiếp tục khẳng định vị thế và uy tín của Đảng ta trên con đường lãnh đạo cách mạng và lãnh đạo đất nước trong thời kỳ hội nhập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản cuốn sách Việt Nam - Từ thời kỳ bao cấp đến thời kỳ đổi mới do PGS.TS. Đức Vượng biên soạn.

Nội dung cuốn sách là kết quả nghiên cứu công phu, nghiêm túc, tổng thể, xuyên suốt của tác giả về công cuộc đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng trong sạch, vững mạnh.

 

45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 

 

Thiêng liêng bởi lẽ, bản Di chúc nói đến vận mệnh của Đảng, của đất nước không phải chỉ khi đó mà cả lâu dài về sau. Di chúc thiêng liêng còn bởi, để thực hiện những điều Hồ Chí Minh dặn lại là rất hệ trọng nhưng không hề đơn giản, nếu không muốn nói là những nhiệm vụ vô cùng nặng nề, đòi hỏi phải có sự hy sinh. Tỷ như, để thống nhất đất nước, dân tộc ta đã phải trả bằng nhiều xương máu, trong Di chúc Bác nói phải trải qua nhiều hy sinh gian khổ.

 Để giúp người đọc hiểu rõ hơn về quá trình 45 năm thực hiện bản Di chúc của Bác, Thư iện tỉnh Đồng Nai xin giới thiệu tác phẩm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nội dung sách gồm hai phần:

Phần thứ nhất: Bác Hồ viết Di chúc, trong đó tái hiện lại quá trình Bác Hồ viết Di chúc qua lời kể và những ghi chép súc tích của đồng chí Vũ Kỳ - Thư ký của Bác Hồ thời kỳ này, đồng thời in nguyên văn bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố năm 1969.

Phần thứ hai: Một số văn bản chủ yếu của Đảng về thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tập hợp, hệ thống hóa các văn bản chỉ đạo có liên quan của Đảng về việc hướng dẫn thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 

Bạo lực gia đình ở Việt Nam và giải pháp phòng, chống

 

Gia đình là tế bào của xã hội - là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau. Trong những năm qua nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định các biện pháp bảo vệ gia đình và phòng ngừa bạo lực gia đình như Hiến pháp năm 1992, luật Hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em…. Nhìn chung những quy định về gia đình ở các luật này còn thiếu cụ thể, chưa có những quy định pháp lý đặc thù. Trong khi đó thực tế tình trạng bạo lực gia đình đang diễn ra ngày càng phổ biến ở nhiều nơi, số vụ bao hành gia đình gây hậu quả nghiêm trọng có chiều hướng gia tăng, tình trạng xúc phạm danh dự, nhân phẩm và tính mạng con người xảy ra hàng ngày chủ yếu đối với phụ nữ và trẻ em. Để thực hiện mục tiêu  “Mỗi gia đình Việt Nam thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội”, ngày 21-11-2007 Quốc hội đã thông qua Luật Phòng chống bạo lực gia đình – cơ sở pháp lý thống nhất để bảo vệ quyền và lợi ích của các thành viên trong gia đình góp phần củng cố và xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Nội dung tài liệu trình bày thực trạng, nguyên nhân, xu hướng về bạo lực gia đình nói chung; sự nhận thức, thái độ của cán bộ và người dân cũng như hiệu quả các hình thức truyền thông, các biện pháp xử lý của chính quyền, đoàn thể đối với các vụ việc bạo lực gia đình. Qua đó đề ra các giải pháp có tính đột phá cho công tác phòng chống bạo lực gia đình những năm tiếp theo, như: giải pháp về truyền thông, về trợ giúp xã hội, cơ chế quản lý, phối hợp hoạt động của các cơ quan, tổ chức, về xử lý bằng pháp luật.