Bỏ qua nội dung chính

Giới thiệu sách 2015

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Giới thiệu sách 2015 > Danh mục
Những ngôi nhà cổ tiêu biểu ở Đồng Nai

 

 

Nhà cổ là một lĩnh vực của di sản văn hóa, đừng để nó phải mất trong sự tiếc nuối khi mà khả năng gìn giữ nó đang nằm trong tầm tay của các nhà quản lý.

            Nội dung sách là sự hiện hữu của những ngôi nhà cổ đã góp phần quan trọng phản ảnh nét văn hóa đặc thù của các thế hệ cư dân sinh sống trên vùng đất này. Hình thái kiến trúc, cách bày trí, quy ước nề nếp sinh hoạt, tuổi thọ các ngôi nhà cổ…thực sự trở thành vốn di sản văn hóa quý giá nhất ở Đồng Nai.

Nghề nấu mía đường thủ công truyền thống ở Vĩnh Cửu

 

 

Các cơ sở làm mía nấu đường ở Vĩnh Cửu là một trong những nghề đặc sắc đã tham gia phát triển du lịch làng nghề, tạo điều kiện cho khách du lịch được tiếp cận trực tiếp với quy trình sản xuất và sản phẩm để du khách có cơ hội khám phá, trải nghiệm các giá trị văn hóa của làng nghề truyền thống.

Nội dung sách cũng giới thiệu thêm nhiều hình thức phục vụ du khách tham quan, phát triển các dịch vụ ăn uống để du khách đến sẽ được thưởng thức một số món ăn dân gian tiêu biểu do những người làm nghề chế biến từ chính sản phẩm đường họ làm ra, đây là cơ hội để nghề nấu mía đường thủ công truyền thống thể hiện rõ sắc thái văn hóa của nghề gắn với ẩm thực dân gian. Ngoài ra, du khách còn được gặp gỡ những nghệ nhân trong nghề nấu mía đường, tìm hiểu quá trình sản xuất của họ, xem họ thao tác trong quy trình nấu đường.

 

Giáo dục & truyền thông với văn hóa dân gian Đông Nam Bộ

 

 

Trong thời gian qua, có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa các tộc người ở vùng đất này, nhận diện được những mảng văn hóa trên từng lĩnh vực, góp phần trong công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước ta. Làm sao để có sự hài hòa trong phát triển kinh tế và bảo tồn văn hóa của các tộc người là một vấn đề cần quan tâm trong thực tiễn đời sống hiện nay. Những kết quả trong công tác bảo tồn các giá trị văn hóa tộc người trong thời gian qua ở Miền Đông Nam Bộ đáng ghi nhận; thế nhưng, để phát huy hiệu quả công tác này trong thời gian tới cần có sự quan tâm sâu sắc của các nhà quản lý, nghiên cứu và giáo dục.

Trong xu thế phát triển của thời kỳ hội nhập toàn diện, các địa phương thuộc miền Đông Nam Bộ đã có chủ trương tăng cường công tác nghiên cứu, bảo tồn, quảng bá giá trị, đưa di sản văn hóa dân gian vào giảng dạy trong nhà trường. Giáo dục và truyền thống hiện nay là một trong những phương tiện, hình thức có sự tác động, ảnh hưởng lớn đến xã hội trong đó có việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nói chung.

Trên cơ sở nghiên cứu của nhiều tác giả, thông qua các cuộc tọa đàm, hội thảo, nhóm tác giả tuyển chọn, giới thiệu những công trình liên quan đến giáo dục và truyền thông trong việc phát huy văn hóa dân gian vùng Đông Nam Bộ. Nội dung sách góp phần nhận diện sự phong phú của văn hóa dân gian của tộc người ở Đông Nam Bộ trong diễn trình lịch sử qua nhiều góc nhìn của các tác giả; đồng thời, gợi mở những giải pháp phát huy giá trị di sản này từ kinh nghiệm, thực tiễn ở các địa phương, cùng hướng đến mục tiêu chung trong bảo tồn, phát huy di sản văn hóa của nước nhà một cách hiệu quả nhất.

 

Nghi và Văn cúng chữ Hán ở thành phố Biên Hòa

 

 

Những đặc điểm về văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng của các vùng miền được người dân mang theo và đình làng được xây dựng không chỉ là một biểu trưng cho sở hữu cộng đồng trên vùng đất mới, mà còn là một thiết chế văn hóa, mà ở đó người dân thực hành những nghi lễ truyền thống, kết nối cư dân địa phương trong lao động sản xuất, trong việc nâng cao cuộc sống tinh thần, tâm linh. Người Việt xưa quan niệm con người và các vị thần có một sự gắn bó vô hình nhất định. Sự gắn bó đó xuất phát từ việc giải thích những hiện tượng tự nhiên; sự kính trọng với những người có nhiều đóng góp trong việc mở đất, mở cõi, giúp đất nước giữ vững độc lập, giúp nhân dân dân trong lao động sản xuất và phát triển cuộc sống. Thần với người Việt rất đa dạng, có khi là một hiện tượng tự nhiên, có khi là một nhân vật trong truyền thuyết, phần nhiều là những nhân vật lịch sử có công dựng nước, những người có công trong việc khai mở, xây dựng vùng đất mới.

Đứng trên góc độ tín ngưỡng tâm linh, nghi lễ cúng tế, bái tế là một hình thức để con người có thể kết nối với thần linh theo quan niệm “cảm tắc thông, cầu tất ứng”, để con người bày tỏ tấm lòng thành của mình với chư vị thần linh, để được phò trì, hộ độ cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Để người đọc có thêm tư liệu về văn hóa thờ cúng, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn sách có nhan đề “Nghi và văn cúng chữ Hán ở Thành phố Biên Hòa”. Xuất phát từ thực tế cần bảo tồn loại hành văn cúng cổ bằng chữ Hán và chữ Nôm tại các đình, đền, miếu trên địa bàn, sau 10 năm sưu tầm, nghiên cứu, tác phẩm được nhà xuất bản Đồng Nai ấn hành năm 2013 với độ dày gần 600 trang, gồm 3 phần chính là phần nghi cúng, văn cúng và chú giải, trong đó sưu tầm được 276 văn cúng ở 137 ngôi đình, đền, miếu,…và 211 văn cúng chữ Hán, 60 văn cúng chữ Việt và 5 văn cúng chữ Nôm. Qua tác phẩm, bạn đọc có thể hiểu thêm về giá trị của một bộ phận di sản văn hóa bằng chữ Hán ở địa phương cũng như hiểu hơn về những nét đẹp văn hóa tín ngưỡng, tâm linh mang tính truyền thống ở Đồng Nai.

 

Nghề thủ công truyền thống ở Thạnh Phú. – Đồng Nai

 

 

Hơn nữa, việc chậm đổi mới các thiết bị phương tiện sản xuất và cơ chế hỗ trợ của các cơ quan ban ngành, cũng là một trong những yếu tố khiến cho các ngành thủ công truyền thống khó phát triển và khả năng thất truyền là điều không tránh khỏi.

Nghề thủ công truyền thống là một trong những di sản văn hóa của dân tộc, phản ánh sự tài hoa, khéo léo, tính tận tụy và sáng tạo của nhân dân; một tài sản quý báo cần được bảo lưu và phát triển, góp phần phát triển kinh tế và văn hóa du lịch ở địa phương. Trên cơ sở đó, Nhà Bảo tàng Đồng Nai đã nghiên biên soạn cuốn “Nghề thủ công truyền thống ở xã Thạnh Phú” nằm trong tổng thể kế hoạch điều tra văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, với ba nghề thủ công chính gồm: nghề đúc gang, nghề chằm nón lá và nghề tráng bánh nhằm góp một phần nhỏ vào việc bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương.

 

310 năm giáo dục – đào tạo Biên Hòa Đồng Nai

 

 

Đọc tài liệu, ta thấy được Biên Hòa - Đồng Nai cùng với cả nước thực sự là quê hương có truyền thông hiếu học, tôn sư trọng đạo, thế kỉ nối tiếp thế kỉ, vun trồng sự nghiệp giáo dục. Với những thành tích rõ nét nhất kể từ ngày văn hóa bản địa lồng trong văn hóa Thăng Long thể hiện bằng di tích văn miếu Trấn Biên, đến khi cách mạng thành công hai miền thống nhất, giáo dục – đào tạo của Đồng Nai không ngừng phát triển đi lên. Hy vọng đây sẽ là một đóng góp quý báu vào kho tàng lịch sử giáo dục nước nhà, rất đáng được trân trọng và thực sự bổ ích cho các nhà nghiên cứu và quản lý giáo dục.

Di sản văn hóa làng Hiệp Phước.

 

 

Đồng thời là địa phương có sự chuyển đổi nhanh về cơ cấu kinh tế, về không gian môi trường, văn hóa trong tiến trình công nghiệp hóa, đô thị hóa. Với những đặc điểm về cư dân, cơ cấu lao động, đặc điểm về văn hóa, đời sống, tâm lí, tín ngưỡng, địa phương trong tỉnh đang chuyển hóa nhanh từ văn minh nông nghiệp nông thôn sang văn minh đô thị, công nghiệp với nhiều lợi thế nhưng cũng không ít bất cập.

Di sản văn hóa làng Hiệp Phước là đề tài nghiên cứu về văn hóa vật thể và phi vật thể trong một môi trường, không gian nhất định, với mong muốn ghi nhận những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, góp phần vào việc nhận chân giá trị của di sản  trong công tác bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc trên địa bàn trong điều kiện hội nhập.

 

Dân ca Mạ Châu Ro S’ Tiêng Kơ Ho ở Đồng Nai

 

 

Đảng và nhà nước đã ban hành, thực thi nhiều chính sách ưu đãi, nhiều dự án phát triển đối với đồng bào dân tộc, nhất là những vùng có nhiều đóng góp cho cách mạng như Lý Lịch, Tà Lài… nhằm hỗ trợ và từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, trình độ dân trí của đồng bào ngày càng đa dạng, phong phú, văn minh hơn.

Tập sách gồm 111 bài Dân ca Mạ Châu Ro S’ Tiêng Kơ Ho đã được sưu tầm từ năm 1983 – 2010 ở các vùng đồng bào dân tộc sống trong tỉnh Đồng Nai, có dịch và soạn phần lời bằng tiếng Việt, để dân tộc nào cũng có thể hát được bằng thứ tiếng chung phổ thông. Lời dịch Việt sát nghĩa với nội dung ca từ dân tộc. Trong suốt chặng đường hình thành và phát triển đã cùng nhau sáng tạo nên nền văn hóa đa dạng, độc đáo ở từng địa bàn dân tộc, từng vùng, vừa bổ sung đan xen nhau, vừa mang tính chất thống nhất, phù hợp với những điều kiện lịch sử, tự nhiên của Đồng Nai. Đó là những chứng tích cụ thể về bản lĩnh, bản sắc truyền thống văn hóa độc đáo của mỗi dân tộc. Mời các bạn cùng tìm hiểu nhé!

 

Đậm đà hương vị Đồng Nai

 

 

Tuy vậy có rất nhiều người, không phải chỉ trong giới cao niên nặng mang tâm hồn hoài cổ, mà cả những người trẻ cũng bày tỏ băn khoăn: “Thế thì món ăn ngon, đặc sản nào mang bản sắc Đồng Nai?”.

Câu hỏi này cũng khó trả lời. Vì trải qua hơn 300 năm hình thành và phát triển, cư dân bản địa cùng với những luồng lưu dân “anh hùng nghĩa”, đã làm cho nền văn hoá ẩm thực của xứ “Đồng Nai gạo trắng nước trong” pha tạp và biến đổi không ngừng. Trước sự phong phú mà lại khá độc đáo này tác giả đã tập hợp thành cuốn sách Đậm đà hương vị Đồng Nai để giới thiệu tới độc giả xa gần, làm một nguồn tư liệu hữu ích cho những ai quan tâm và yêu mến tới văn hoá cũng như ẩm thực của vùng đất Đồng Nai anh hùng.

 

 

Văn học Đồng Nai - lịch sử & diện mạo

 

 

kể từ khi vùng đất Biên Hòa có đông dân cư, nhất là người Việt đến sinh sống, văn học thành văn chỉ có thể hình thành vào lúc vùng đất này phát triển nhiều mặt, đặc biệt là giáo dục và sự xuất hiện của tầng lớp trí thức Nho học. Tác phẩm tuyển chọn một số bài viết về các tác giả văn học trên vùng đất Đồng Nai, hầu hết các bài viết đều được in trong các cuốn sách hoặc in trên tờ báo, tạp chí đã được phát hành. Những tác giả hoặc tác phẩm được đề cập trong tập sách này không là tất cả những gì văn học Đồng Nai đã và đang có, vì đây không phải là một “công trình” văn học sử quan phương, nó là cái nhìn của một cá nhân. Song, chính điều đó lại nói lên một đặcc trưng rất cơ bản của vùng đất này, không chỉ về lịch sử, kinh tế. Sự hỗn dung về dân cư một cách tự nhiên và phóng khoáng đã làm nên bản sắc văn hóa, văn học. Xin trân trọng giới thiệu cùng quý bạn đọc.