Bỏ qua nội dung chính

Những Nhà Giáo Tiêu Biểu Việt Nam

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Danh mục
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Những Nhà Giáo Tiêu Biểu Việt Nam
Những Nhà Giáo Tiêu Biểu Việt Nam Thứ Tư, 24/04/2024, 19:47
Cảm xúc về ngày 20 tháng 11  (24/11)
Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, ai cũng phải trải qua một thời học sinh gắn với phấn trắng bảng đen, gắn với bao kỷ niệm vui buồn trong đó tình thầy trò với nhiều tình cảm xúc động, thiêng liêng, đáng trân trọng. Quãng thời gian dài ấy từ khi bước những bước chân chập chững vào lớp một cho đến những năm đèn sách miệt mài thời đại học để lại ...
NGUYỄN BỈNH KHIÊM – BẬC THẦY CỦA THẾ KỶ XVI  (24/11)
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 -1585), quê ở làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại (nay là huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng). Nguyễn Bỉnh Khiêm là con của ông Nguyễn Văn Định và bà họ Nhữ (con gái của Thượng thư Nhữ Văn Lan) - một người phụ nữ có học vấn, tinh thông việc tướng số. Từ nhỏ Nguyễn Bĩnh Khiêm đã được mẹ dạy làm thơ quốc ...
Lê Quý Đôn - Người Thầy đáng kính  (24/11)
“Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy” Trong tâm thức của mỗi người con Việt Nam luôn tôn trọng và đề cao vai trò của người thầy: “Tôn sư trọng đạo”, “một chữ cũng là thầy”. Người thầy luôn là tấm gương sáng cho lớp lớp thế hệ trẻ noi theo. Trong lịch sử của nước ta, hình ảnh người thầy cao quý, truyền dạy kiến ...
HAI NHÀ GIÁO NHÂN DÂN ĐẦU TIÊN CỦA ĐỒNG NAI  (24/11)
Nhà giáo nhân dân Trần Anh Dũng sinh năm 1957, là người đặt nền móng cho sự ra đời của Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh và là hiệu trưởng từ khi trường thành lập (1994) đến nay. Năm học 1980 - 1981, lớp chuyên toán thử nghiệm đầu tiên của trường Ngô Quyền ra đời theo đề xuất của thầy Dũng, tạo tiền đề cho việc xây dựng trường PTTH chuyên ...
TRUYỀN THỐNG ''TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO'' CỦA VIỆT NAM  (11/11)
Từ ngàn đời xưa “tôn sư trọng đạo” đã trở thành truyền thống văn hóa vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta, có biết bao tấm gương nhà giáo đức độ, khí tiết, tài năng sẵn sàng gắn bó cuộc đời mình với sự nghiệp trồng người của đất nước. Tìm hiểu về truyền thống tôn sư trọng đạo chính là tìm hiểu về những tư tưởng, tình cảm, thói quen trong tư duy và ...
CHU VĂN AN – NHÀ GIÁO MẪU MỰC CỦA MỌI THỜI ĐẠI  (11/11)
Thầy giáo Chu Văn An (1292 – 1370) quê ở làng Quang Liệt (nay là thôn Văn), xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, có cha là Chu Thiện người phương Bắc, mẹ là Lê Thị Chiêm người làng Quang Liệt. Ông là người tiêu biểu nhất và cũng là một biểu tượng sáng chói nhất trong lịch sử giáo dục của Việt Nam, người được tôn vinh là “vạn ...
GIÁO SƯ, TIẾN SĨ TOÁN HỌC ĐẦU TIÊN CỦA VIỆT NAM - NHÀ GIÁO NHÂN DÂN HOÀNG XUÂN SÍNH  (10/11)
Hoàng Xuân Sính sinh ngày 8 tháng 9 năm 1933, bà là người làng Cót, Từ Liêm, Hà Nội (nay thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy) Năm 1948, bà học hết cấp II. Thời đó trường Trung học của Hà Nội rất ít, chỉ có trường cấp II Nữ sinh Trưng Vương. Trường cấp III Chu Văn An dành cho nam sinh. Còn trường Lyceé Albert Sarraut chỉ con em người Pháp, ...
CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11  (10/11)
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi con người sinh ra đều có quyền bình đẳng, trong đó có quyền bình đẳng về giáo dục. Người cho rằng việc mở mang giáo dục là việc làm bức thiết, có ảnh hưởng đến con đường phát triển của dân tộc. Nhà nước điều hành xã hội trên cơ sở pháp luật, do vậy, đòi hỏi người dân phải có trình độ học vấn; mặt khác một nền giáo ...
HỒ CHÍ MINH – NGƯỜI THẦY MẪU MỰC, VĨ ĐẠI  (10/11)
Hồ Chí Minh, tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị nặng nề của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và giáo dục gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Người ngay từ thời niên thiếu. Người là con của cụ Phó bảng Nguyễn ...
BÁC HỒ VÀ LÁ THƯ CUỐI CÙNG GỬI NGÀNH GIÁO DỤC  (10/11)
47 năm đã trôi qua kể từ khi Bác Hồ gửi bức thư cuối cùng cho ngành Giáo dục vào ngày 16/10/1968. Bức thư được đăng trên báo Nhân dân số 5299 ra ngày 16/10/1968 và được in trong bộ sách Hồ Chí Minh Toàn tập, do Nxb. Chính trị Quốc gia xuất bản lần thứ nhất năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1990) với ...
THẦY NGUYỄN NGỌC KÝ DÙNG CHÂN VIẾT NÊN SỐ PHẬN  (21/11)
Lên 4 tuổi, Nguyễn Ngọc Ký bị liệt 2 tay, 7 tuổi tập viết bằng chân. Cả chặng đường tuổi thơ của ông chỉ có một ước mơ duy nhất là quyết chí đi học để được như những người bình thường.
THẦY LÊ VĂN THIÊM (1918-1991)  (21/11)
Thầy Lê Văn Thiêm quê ở huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Thuở nhỏ, thầy Lê Văn Thiêm nổi tiếng là một học trò rất thông minh. Sau khi đỗ bằng thành chung ông lao vào học tập và chỉ sau ba tháng đã đỗ tú tài phần thứ nhất (bỏ qua hai lớp đệ nhất, đệ nhị trung học). Sau đó ông đỗ tú tài toàn phần và được nhận vào học tại trường Đại học Đông Dương.
THẦY ĐÀO VĂN TIẾN (1920-1995)  (21/11)
Giáo sư Đào Văn Tiến sinh ngày 28 tháng 3 năm 1920 trong một gia đình nhà Nho tại thành phố Nam Định. Sau khi học xong tiểu học ở Nam Định, ông ra học Trung học ở Hà Nội rồi thi đậu vào trường Đại học khoa học Đông Dương. Năm 1944 ông ra trường với tấm bằng cử nhân chuyên ngành động vật học. Năm 1945 ông viết cuốn "Danh từ khoa học vạn vật học'' - một cuốn sách có đóng góp lớn vào việc giảng dạy ở bậc Đại học. Khi đó ông mới 25 tuổi.
THẦY NGỤY NHƯ KON TUM (1913-1992)  (21/11)
Giáo sư Ngụy Như Kon Tum vốn quê ở thành phố Huế nhưng lại sinh ra ở thị xã Kon Tum nên lấy tên địa danh làm tên trong giáo giới Việt Nam. Từ sau 1945 ông làm Giám đốc Nha đại học vụ, từ năm 1954 ông làm Hiệu trưởng trường Đại học Tổng hợp cho đến khi nghỉ hưu.
THẦY HOÀNG XUÂN HÃN (1908-1996)  (21/11)
Thầy Hoàng Xuân Hãn là người làng Yên Hồ, huyện La Sơn (nay là huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Trong rất nhiều người thầy ở nước ta, có lẽ thầy Hoàng Xuân Hãn là một trường hợp đặc biệt, là một nhà khoa học giáo dục xuất sắc.
THẦY LÊ THƯỚC (1891 -1975)  (21/11)
Thầy Lê Thước sinh ra ở làng Trung Lễ, xã Ngu Lâm, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ông xuất thân trong một dòng họ có nhiều người nổi tiếng về văn học lẫn võ nghiệp như Lê Văn Huân, Lê Minh, Lê Nghệ, Lê Võ, Lê Trực... Mặt khác vùng Đức Thọ cũng là cái nôi tri thức, là đất học của đất Hà Tĩnh. Sinh ra trong cái nôi văn hoá, cái nôi cách mạng, Lê Thước sớm được tạo điều kiện để học hành. Ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường ông đã chứng minh được tài năng xuất sắc của mình. Năm 27 tuổi ông đỗ đầu kỳ thi Hương và được mời làm quan. Tuy nhiên Lê Thước đã từ chối quan trường để tiếp tục dấn thân vào sự học. Năm 30 tuổi ông tốt nghiệp ban văn học trường Cao đẳng Sư phạm với bản luận văn “Việc học chữ Hán ở Việt Nam”.
THẦY DƯƠNG QUẢNG HÀM (1891 -1975)  (21/11)
Thầy Dương Quảng Hàm quê ở làng Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Ông tốt nghiệp trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội năm 1920 và được cử làm giáo viên trường Trung học bảo hộ (trường Bưởi). Thầy Dương Quảng Hàm là người viết rất nhiều sách cho giáo dục. Cuốn sách: “Quốc văn trích diễn” ra đời vào khoảng năm 1927 được giới học sinh đón nhận rất nhiệt tình.
THẦY CAO BÁ QUÁT (1809-1854)  (21/11)
Thầy Cao Bá Quát có hiệu là Chu Thần. Ông quê ở làng Phú Thị, huyện Gia Lâm (thành phố Hà Nội). Năm 1832 ông đỗ kỳ thi Hương và được cử làm Hành tẩu bộ Lễ, sau đó được cử đi chấm thi. Trong khi chấm thi ông đã chữa một số lỗi cho thí sinh nhằm cứu vớt người tài. Sự việc bị phát giác nên ông bị cách chức và bị đày đi công cán ở Batavia. Sau khi trở về nước, ông làm việc tại viện Hàn Lâm rồi được cử làm giáo thụ huyện Quốc Oai (nay thuộc Hà Tây). Ít lâu sau, ông tham gia vào cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Cự chống lại triều đình. Cuộc khởi nghĩa cuối cùng bị thất bại, bản thân Cao Bá Quát cũng hy sinh khi đang chỉ huy nghĩa quân đánh huyện Yên Sơn.
THẦY ĐOÀN HUYÊN (1808-1882)  (21/11)
Thầy Đoàn Huyên quê ở xã Hữu Châu, huyện Thanh Oai (nay là huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội). Ông là con của Thị giảng Đại học sỹ Đoàn Trọng Khoái, là bố của Tổng đốc Nam Định Đoàn Triển. Bản thân Đoàn Huyên cũng là một học giả có tiếng tăm. Ông thi đỗ cử nhân năm 1831 và được bổ làm Tri huyện Hưng Nhân. Ít lâu sau ông viện cớ chữa bệnh rồi xin về quê trong suốt 25 năm. Đến năm 1861 ông được mời ra làm quan và được cử làm Đốc học Bắc Ninh. Ông làm đốc học được hơn 15 năm thì xin nghỉ.
THẦY BÙI DƯƠNG LỊCH (1757-1892)  (21/11)
Thầy Bùi Dương Lịch quê ở thôn Yên Hội, xã An Toàn, huyện La Sơn (nay là xã Châu Phong, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh), ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống Nho học nên được bố mẹ cho học hành cẩn thận. Năm 1774 ông thi đỗ kỳ thi Hương rồi tìm đường ra Thăng Long dạy học. Tại đây ông được mời vào giúp việc văn thư cho vua Lê Chiêu Thống. Năm 1786 ông đỗ Hoàng giáp nhưng chưa kịp làm quan thì nhà Lê tan rã, Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc. Bùi Dương Lịch bỏ Thăng Long đưa mẹ về Hà Tĩnh. Ít lâu sau vua Quang Trung mời ông ra làm quan nhưng ông từ chối. Năm 1791, do có Nguyễn Huy Tự tiến cử nên ông được bổ làm quan tại Viện Sùng Chính với nhiệm vụ dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm. Đến khi Gia Long lên ngôi, ông được giao làm đốc học Nghệ An rồi làm phụ trách Quốc Tử Giám. Năm 1813 ông cáo quan về quê chuyên tâm dạy học và soạn sách.
THẦY VÕ TRƯỜNG TOẢN (? - 1792)  (21/11)
Thầy Võ Trường Toản vốn quê ở vùng Quảng Đức, tỉnh Thừa Thiên sau đó di cư vào thôn Hoà Hưng, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay là thành phố Hồ Chí Minh). Nhờ chuyên cần học tập nên ông trở thành một học giả nổi tiếng ở Gia Định.
THẦY NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU (1822-1888)  (21/11)
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.
THẦY PHẠM QUÝ THÍCH (1760-1825)  (21/11)
Thầy Phạm Quý Thích quê ở xã Hoa Đường, huyện Đường An (nay là huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) nhưng lại đến sinh sống tại phường Báo Thiên, huyện Thọ Xương (Hà Nội ngày nay). Ông đỗ Tiến sĩ năm 19 tuổi, sau đó được Triều đình Lê, Trịnh bổ làm quan và thăng dần đến chức Thiên sai tri công phiên. Khi nhà Tây Sơn lập lên, ông lánh đi ở ẩn. Sau đó ông lại làm quan cho Triều đình Gia Long. Năm 1811 ông được bổ làm quan, chép sử ở kinh đô Huế rồi làm giám thị trường thi rồi cáo quan về hưu. Năm 1821, vua Minh Mệnh lại mời ông ra làm quan nhưng ông viện cớ từ chối rồi mở trường dạy học ở Thăng Long.
THẤY PHAN HUY CẬN (1722-1789)  (19/11)
Thầy Phan Huy Cận quê ở làng Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc (nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Từ nhỏ ông đã nổi tiếng là một cậu bé thông minh, lại được các thầy Đỗ Huy Kỳ, Nhữ Đình Toản quan tâm dạy dỗ nên tiến bộ rất nhanh chóng. Năm 1947 ông đỗ giải nguyên kỳ thi hội, năm 1754 đỗ tiến sỹ. Sau đó ông đã được triều đình bổ làm quan, ông đã từng trải qua các chức vụ như Hiến sát Hải Dương, Đốc đồng Động Hải, Thị lang bộ Công, bộ Binh, giảng quan Quốc Tử Giám. Trong thời gian làm quan, ông được đánh giá là một vị quan thanh liêm và được người đời kính phục. Sau khi từ quan ông về nghỉ tại xã Thuỵ Khê, Thạch Thất, Hà Tây và mở trường dạy học ở đó. Học trò ông có nhiều người đỗ đạt làm quan. Nhưng điều đặc biệt nhất là nhờ sự giáo dục của ông mà các thế hệ con cháu ông đều chuyên tâm theo nghề dạy học.
THẤY NGUYỄN THIẾP ( 1723-1804)  (19/11)
La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp quê ở làng Nguyệt Ao, huyện La Sơn (nay là huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Năm 1743 ông thi đỗ và được bổ làm quan huấn đạo, tri phủ. Tuy nhiên ông chỉ làm quan được ít lâu rồi cáo quan về ở ẩn tại núi Thiên Nhẫn. Trong thời gian ở ẩn, ông chuyên tâm nghiên cứu lý học và nổi tiếng là một người có trình độ uyên bác. Người dân Việt Nam nghe tiếng ông, hâm mộ ông nên tôn ông làm bậc thầy. Chúa Trịnh nghe tiếng ông nên đã sai người mời ông ra làm quan nhưng ông nhất định khước từ. Sau đó khi Quang Trung lên ngôi và sai người ba lần đến mời thì ông mới nhận lời ra giúp đỡ. Chính ông là người đã vạch ra cho Quang Trung chiến lược Bắc tiến thần tốc tiêu diệt đại quân của nhà Thanh. Sau khi đất nước thống nhất, ông được giao làm Viện trưởng Viện Sùng Chính phụ trách việc dịch các sách chữ Hán, chữ Nôm. Ông chủ trương cải cách nền giáo dục và nhấn mạnh việc giáo dục đạo đức. Sau khi vua Quang Trung mất ông lại tiếp tục phò tá Cảnh Thịnh nhưng không ngăn cản được sự sụp đổ của nhà Tây Sơn. Vì vậy ông cáo quan về ở ẩn và từ đó không hề bước chân tới chốn quan trường mặc dù vua Gia Long đã nhiều lần mời gọi.
THẦY ĐOÀN PHÚ TỨ (1910-1989)  (19/11)
Thầy Đoàn Phú Tứ quê ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Sau khi đỗ tú tài Triết học ông tham gia dạy học ở các trường Tư Thục tại Hà Nội cũng như ở nhiều nơi khác. Những năm cuối thập kỷ 20, đầu thập kỷ 30 ông vừa dạy học, vừa viết văn, làm báo. Điểm lại hoàn cảnh nước ta vào thời đó mới thấy rằng đại đa số các nhà thơ, nhà văn Việt Nam đều tham gia nghề thầy giáo. Người ta biết đến Xuân Diệu đã từng dạy học ở Hà Nội, Hoài Thanh dạy ở Huế, Bích Khê dạy ở Phan Thiết, Nguyễn Công Hoan dạy ở Trà cổ, Lam Giang dạy ở Đức Thọ (Hà Tĩnh) và nhiều người đã trở thành những giáo viên xuất sắc. Trong số đó, Đoàn Phú Tứ xứng đáng là người đại diện cho lớp nhà văn sáng tác phục vụ đắc lực cho công việc giảng dạy.
THẤY NGUYỄN MẠNH TƯỜNG (1909-1997)  (19/11)
Thầy Nguyễn Mạnh Tường là một thầy giáo nổi tiếng chuyên dạy bằng Pháp ngữ. Trong số các thầy giáo dạy bằng tiếng Pháp ở nước ta, thầy Nguyễn Mạnh Tường là người có bằng cấp khá cao. Khi mới 23 tuổi ông đã có trong tay bằng Tiến sỹ Luật học và Tiến sỹ văn chương ở Pháp.
THẦY TRƯƠNG MINH KÝ (1855 - 1900)  (19/11)
Ông tên tự là Thế Tài, hiệu Mai Nham, quê làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định, nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh, thuộc dòng dõi Trương Minh Giảng. Ông là một trong những người đầu tiên - có học với Trương Vĩnh Ký - được đi du học, học ở trường Alger (Bắc Phi). Tốt nghiệp về nước, ông dạy các trường Chasseloup Laubat, trường Thông ngôn và trường Sĩ quan ở Sài Gòn. Có làm chủ bút tờ Gia Định báo.
THẦY TRẦN QUÝ CÁP (1870 - 1908)  (19/11)
Ông có hiệu là Thai Xuyên, người làng Bát Nhị, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Đậu tiến sĩ năm 1904, nhưng chịu ảnh hưởng của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, nên cực lực bài xích lối học khoa cử, đề xướng lối học mới. Năm 1905, ông cùng các đồng chí là Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng lên đường vào Nam. Đến Bình Định, nhân gặp kỳ khảo hạch, đề bài thơ là Chí thành thông thánh và đề bài phú là Danh sơn lương ngọc. Ba ông đã đội cái tên chung là Đào Mộng Giác vào thi. Hai bài chứa đựng nội dung tư tưởng tiến bộ, đã phá lối học cũ, kêu gọi thực học, thực dụng... do đó được truyền bá rộng rãi.
THẦY TRẦN TRỌNG KIM (1887 - 1953)  (19/11)
Ông là người ở làng Đan Phổ, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Do có một số điều kiện thuận lợi, ông được học trường Thông ngôn, rồi sang Pháp học ở thành phố Liông. Năm 1929 về nước, được giao làm việc ở ngành giáo dục, làm thanh tra tiểu học Bắc Kỳ v.v... Cho đến năm 1943 thì về hưu. Ông cùng với một vài ngưòi bạn bỏ sang Chiều Nam (Xingapo), vì nghe phong thanh là nhà cầm quyền Pháp sắp sửa bắt ông, do nghi ngờ ông chống Pháp. Sau đó, về làm thủ tướng chính phủ do Nhật dựng nên sau đảo chính Nhật-Pháp 9-3-1945. Cách mạng tháng Tám thành công, ông vào Nam, rồi mất ngày 2-11-1953 ở Đà Lạt.
THẦY TRẦN PHÚ (1904 – 1934)  (19/11)
Ông quê ở làng Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, đỗ đầu Thành chung (tốt nghiệp trường Quốc học Huế), khi mới 18 tuổi (1922). Ông là học sinh của thầy giáo Võ Liêm Sơn. Thầy giáo người Pháp là Dubois, đã rất trân trọng và chúc mừng ông đạt kết quả xuất sắc khi thi đỗ.
THẦY NGUYỄN VĂN NGỌC (1890-1942)  (19/11)
Ông có hiệu là Ôn Như, quê làng Hoạch Trạch, tỉnh Hải Dương. Ông tốt nghiệp trường Thông ngôn (1917), được cử làm giáo viên tiểu học ở Hà Nội, dần dần làm Thanh tra của trường Sơ học, rồi làm đốc học Hà Đông. Ông cùng với anh là Nguyễn Quang Oánh đã chủ trì nhóm cổ Kim thư xã, xuất bản được nhiều sách sưu tầm, biên tập.
THẦY NGUYỄN THÔNG (1827 - 1884)  (19/11)
Ông có tên tự là Hi Phần, hiệu Kỳ Xuyên, biệt hiệu Đôn Am, sinh ở thôn Bình Thạnh, phủ Tân An, nay là xã Phú Ngãi Tri, huyện Vàm cỏ, tỉnh Long An. Đỗ cử nhân (1844), bắt đầu giữ chức huấn đạo, huyện Phú Phong, trải qua nhiều lần thăng giáng, chuyển bổ đến 1882, được thăng Hồng lô tự khanh cho tới khi mất.
THẦY NGUYỄN THỨC TỰ (1841 - 1923)  (19/11)
Ông là con ông Nguyễn Huy Phước và bà Hồ Thị Duyệt, quê làng Đông Chữ, nay thuộc xã Nghi Trượng, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông có hiệu là Đông Khê, mồ côi cha từ năm 2 tuổi, được mẹ nuôi nấng, dạy dỗ. Ông sống trong một gia đình có truyền thông văn hoá cao. Cha là một thầy thuốc giỏi.
THẦY NGUYỄN TẤT THÀNH – HỒ CHÍ MINH (1890 – 1969)  (18/11)
Chắc là còn lâu lắm, chúng ta mới có thể có một cuốn sách nghiên cứu công phu với nhan đề: Hồ Chí Minh, người thầy giáo. Ngay cả những cuốn sách viết về Hồ Chí Minh, người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, có dồi dào tư liệu hơn, nhưng cũng mới có những hồ sơ lịch sử, những kỷ yếu hội thảo, hoặc những tác phẩm chuyên đề, chứ chưa ai có khả năng viết hẳn một truyện ký danh nhân cho trọn vẹn. Về phương diện Hồ Chí Minh với tư cách là một nhà giáo, việc làm này còn là một khó khăn gấp bội. Tạm thời, hãy chỉ xin bằng lòng với một vài ghi nhận để mong gợi ý vấn đề mà thôi.
THẦY NGUYỄN HUY OÁNH (1713 - 1789)  (18/11)
Thầy có tự là Thư Hiên, hiệu là Thạc Đình, con ông Nguyễn Huy Trực và bà Phan Thị (cô ruột của thám hoa phan Kính), quê ở làng Trường Lưu (nay là Trường Lộc) huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Sinh năm 1713, đỗ đình nguyên thám hoa (1748), làm quan dưới triều Lê Trịnh.
THẦY NGUYỄN SƯ LỘ (Thế kỷ XVI)  (18/11)
Chưa rõ tên thật của ông là gì. Hai chữ Sư Lộ chỉ có nghĩa là ông thầy ngồi dạy học bên đường. Ông sinh năm 1519, quê ở làng Bột Thượng (Hoàng Bột) nay là xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hoá tỉnh Thanh Hoá, mất năm nào không rõ. Năm Giáp Dần Thuận Bình thứ sáu (1554) vua Lê Trung Tông đặt chế khoa ở hành cung Yên Trường; ông thi đỗ đệ nhất giáp đệ tam danh (Thám hoa). Làm quan đời Lê Trung Tông, đến chức Hữu thị lang bộ Lại, tước Đoan phúc hầu.
THẦY NGÔ THẾ VINH (1802 - 1856)  (18/11)
Tự là Trọng Đức, hiệu Trúc Đường, Dương Đình, người làng Bái Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Đỗ tiến sĩ năm 1829, làm quan đến Lễ bộ lang trung, bị cách chức, lui về dạy học.
THẦY NGUYỄN ĐỨC ĐẠT (1824 - 1887)  (18/11)
Ông có tên tự là Khoát Như, lấy nhiều hiệu: Nam Sơn chủ nhân, Nam Sơn dưỡng tẩu, Khả Am chủ nhân. Ông người làng Trung Cần, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đỗ thám hoa (1853), làm quan từ Đốc học Nghệ An, bố chánh Thanh Hoá đến Tuần phủ Hưng Yên, rồi về mở trường dạy học (1876). Trường học của ông thường gọi là trường Đông Sơn (theo tên địa điểm) hoặc trường Nam Sơn (gọi theo tên hiệu của ông). Đây là một trường nổi tiếng trong nước về đức độ và uy tín của thầy, đã đào tạo được nhiều người thành đạt.
THẦY LƯƠNG VĂN CAN (1854 -1927)  (18/11)
Ông có tên tự là Hiếu Liêm, người làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc (nay là Thường Tín), đỗ cử nhân năm 1874 (21 tuổi). Vì cụ thân sinh mất, ông không thi hội được, chuyển ra ở nhà số 4, phố Hàng Đào, Hà Nội. Nhà cầm quyền bổ ông làm Giáo thụ phủ Hoài Đức, rồi làm Uỷ viên Hội đồng thành phố Hà Nội, ông đều từ chối, ở nhà mở trường dạy học. Ông chính là một trong những người sáng lập và dạy Đông Kinh nghĩa thục, được bầu làm Thục trưởng (Nguyễn Quyền là giám học). Nhà cầm quyền giải tán trường, bắt nhiều thầy giáo đưa đi đày ở Côn Lôn, nhưng chúng không thể bắt ông, vì ông biện luận cứng cỏi, địch không tìm được lý do gì. Mãi đến năm 1913, chúng bắt ông, làm án biệt xứ đày đi Nam Vang (Cao Miên), đến năm 1921 mới cho về Hà Nội. Năm Đinh Mão 1927, ông mất.
THẨY LÊ QUANG BÍ (Thế kỷ XVI) Người thầy Việt Nam đầu tiên sang dạy ở Trung Quốc  (18/11)
Ông có tên tự là Thuần Phu, hiệu Hối Trai, con trai của trạng nguyên Lê Nại ở làng Mộ Trạch, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương. Đỗ Hoàng giáp năm 1526 làm quan dưới triều Mạc. Năm 1548, được cử đi sứ Minh, bị bắt giữ lại, giam đến 18 năm mới được tha về. Vua Mạc Mậu Hợp phong ông làm Thượng thư, tước Tô Xuyên hầu, ví ông với Tô Vũ đời nhà Hán. Đương thời có tập thơ nôm khuyết danh, đề là Tô Công phụng sứ, nghe nói là để ca ngợi tiết tháo trung trinh của ông.
THẦY LÊ VĂN MIẾN (1873 - 1943)  (18/11)
Ông sinh ra ở làng Kim Khê, xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nho. Được sang Pháp bọc trường thuộc địa (1888), cùng với các ông Hoàng Trọng Phu, Thân Trọng Huề. Học xong, các bạn ông về nước làm quan, ông vẫn ở lại Pháp, chuyển sang học trường Mỹ thuật Paris từ 1891 đến 1895. Ông đã tiếp nhận được những kiến thức hội hoạ hiện đại, tiếp cận được với các trào lưu cổ điển, hiện thực, ấn tượng, lãng mạn v.v… Nhưng riêng ông vẫn có ý thức riêng về nghệ thuật hội hoạ truyền thống. Cũng như tiếp thu được văn hoá văn minh Pháp, ông càng khẳng định thêm lập trường dân tộc, chống thực dân của mình.
THẦY HOÀNG ĐẠO THÚY (1900- 1994)  (18/11)
Ông quê ở làng Đại Yên, huyện Thanh Trì (nay thuộc quận Ba Đình, Hà Nội). Xuất thân là một giáo viên tiểu học trường Sinh Từ (Hà Nội) từ những năm 1925. Đời nhà giáo của ông, theo lời ông tự thuật, có khoảng 28 năm. Ông hoạt động ở nhiều lĩnh vực; trước 1945 là thủ lĩnh phong trào Hướng đạo toàn quốc. Sau 1945 là đại tá quân đội, và được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho phụ trách phong trào thi đua cả nước. Riêng trong phạm vi giáo dục, thầy Hoàng Đạo Thuý có nhiều đóng góp lớn.
THẦY HOÀNG MINH GIÁM (1904-1995)  (18/11)
Giáo sư Hoàng Minh Giám, quê ở làng Đông Ngạc, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc Hà Tây, gần Hà Nội), là con trai của cụ Hoàng Tăng Bí, là cháu ngoại của cụ Cao Xuân Dục. Ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương, và bắt đầu nghề thầy của mình ở nhiều nơi: Huế, Hà Nội, có sang dạy ở Phnom Penh (Campuchia). Từ Cách mạng tháng Tám 1945, ông chuyển sang hoạt động chính trị, đã làm thứ trưởng Bộ Ngoại giao, thay mặt Chính phủ ta nhiều lần thương thuyết với Chính phủ Pháp trong thời gian kháng chiến. Sau đó, từ 1955, ông là Bộ trưởng Bộ Văn hoá cho đến khi về hưu. Ông cũng là uỷ viên thường trực Quốc hội và là tổng thư ký Đảng Xã hội Việt Nam.
THẦY ĐÀO DUY ANH (1904 – 1988)  (18/11)
Ông vốn quê ở huyện Thanh Oai (tỉnh Hà Tây), nhưng gia đình đã vào ngụ cư ở Thanh Hoá từ đời ông nội. Chỉ tốt nghiệp Thành chung (1923) và bắt đầu nghề thầy, dạy tiểu học ở Đồng Hới (Quảng Bình). Từ 1926, làm cộng tác viên chính cho Huỳnh Thúc Kháng, biên tập báo Tiếng Dân. Tham gia đảng Tân Việt, đã là tổng bí thư của Đảng, bị địch bắt giam đến 1930. Khi được tự do, về dạy tư trường Thuận Hoá ở Huế, chuyền về nghiên cứu. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, phụ trách ban văn sử địa thuộc Bộ Giáo dục, và là giáo sư sử học các trường Đại học Sư phạm, Đại học Tổng hợp. Từ sau 1958, chuyên làm công tác dịch thuật ở Viện Khoa học xã hội.
THẦY ĐẶNG THAI MAI (1902 - 1984)  (18/11)
Ông nổi tiếng là một người thầy, một nhà học giả uyên bác. Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm (1928), ông bước vào giáo giới, dạy trưòng Quốc học Huế, và sau đó nhiều năm dạy Trường trung học tư thục Thăng Long. Sau Cách mạng tháng Tám, ông từng là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, hiệu trưởng Trường tư thục Phan Chu Trinh, rồi phụ trách lớp dự bị đại học ở Thanh Hoá, giáo sư các trường đại học sư phạm và tổng hợp.
THẦY CHÂU VĂN LIÊM (1902-1930)  (18/11)
Ông quê ở xã Thới Thạch, quận Ô Môn, tỉnh cần Thơ, đỗ tốt nghiệp Trường Sư phạm Sài Gòn, được bổ về dạy ở Long Xuyên.
THẦY CAO XUÂN HUY (1900- 1983)  (18/11)
Thầy Cao Xuân Huy quê ở làng Cao Xá, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, là cháu nội của cụ Cao Xuân Dục (thượng thư bộ Học triều Nguyễn). Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội từ 1925, ông đã công hiến trọn đời mình cho việc giảng dạy. Dạy học tại các trường ở Huế, Sài Gòn, làm hiệu trưởng Trường trung học Nguyễn Xuân Ôn ở Nghệ An ngay sau Cách mạng tháng Tám, rồi là giáo sư chuyên về triết học cổ đại phương Đông ở các trường đại học Hà Nội. Ông là trưởng ban Hán học, trưởng ban Văn học cổ đại ở Viện Văn học Việt Nam, trực tiếp phụ trách lớp đại học Hán Nôm.
THẦY CA VĂN THỈNH (1902 - 1987)  (18/11)
Ca Văn Thỉnh ra đời khi bà mẹ ông mới 24 tuổi. Người mẹ bình dân này thật là đặc biệt. Không biết do đâu mà bà có một quyết tâm nhất định nuôi cho con ăn học để trở thành người trí thức.
BÀ GIÁO NGUYỄN THỊ HINH (Đầu thế kỷ XIX)  (18/11)
Thường gọi là bà Huyện Thanh Quan, người làng Nghi Tàm, huyện Hoàn Long, nay thuộc ngoại thành Hà Nội. Bà là con gái ông thủ khoa Nguyễn Lý, về làm vợ ông Lưu Nghi, người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì. Ông Lưu làm tri huyện ở huyện Thanh Quan, tỉnh Thái Bình, bị giáng chức làm viên ngoại lang.

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày