Bỏ qua nội dung chính

Những Nhà Giáo Tiêu Biểu Việt Nam

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Danh mục
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Những Nhà Giáo Tiêu Biểu Việt Nam
Những Nhà Giáo Tiêu Biểu Việt Nam Thứ Ba, 18/11/2014, 09:20

THẦY ĐẶNG THAI MAI (1902 - 1984)

Ông nổi tiếng là một người thầy, một nhà học giả uyên bác. Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm (1928), ông bước vào giáo giới, dạy trưòng Quốc học Huế, và sau đó nhiều năm dạy Trường trung học tư thục Thăng Long. Sau Cách mạng tháng Tám, ông từng là Bộ trưởng Bộ Giáo dục, hiệu trưởng Trường tư thục Phan Chu Trinh, rồi phụ trách lớp dự bị đại học ở Thanh Hoá, giáo sư các trường đại học sư phạm và tổng hợp.

 

Xuất thân từ một gia đình nho học, cách mạng, ông là con cụ phó bảng Đặng Nguyên Cẩn, huyện Thanh Chương (Nghệ An) nên tiếp thu được nền học vấn sâu rộng. Ông đã tham gia Đảng Tân Việt, rồi Đảng Cộng sản Đông Dương, hoạt động báo chí công khai rất sôi nổi, sớm được giới trí thức công nhận và tôn vinh, ông đã từng là Chủ tịch uỷ ban kháng chiến tỉnh Thanh Hoá, đại biểu Quốc hội. Những năm cuối đời, ông là Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Viện trưởng Viện Văn học.

Đặng Thai Mai viết nhiều, nổi bật nhất là ở những công trình lý luận (như sách Văn học khái luận) nghiên cứu (như Văn thơ Phan Bội Châu, Văn thơ cách mạng Việt Nam), ông đã dịch các tác phẩm của Lỗ Tấn, Tào Ngu và có nhiều tiu luận in lại trong tập sách: Trên đường học tập và nghiên cứu. Về loại giáo khoa, ông có các sách dạy triết học Âu Á, và cuốn giảng văn Chinh phụ ngâm. Uy tín của ông trong văn giới, giáo giới là hoàn toàn khẳng định.

Đôi điều về phong cách một nhà văn

Viết nên tác phẩm đã là khó, nhưng khó khăn nữa là nhà văn viết sao để thể hiện được phong cách riêng của mình. Hình như, khi đọc các tác phẩm thơ, tiểu thuyết..., sự nhìn nhận phong cách còn ít nhiều thuận lợi, chứ đọc những bài nghiên cứu mà nhận được phong cách quen thuộc của người viết thực không dễ dàng gì. Tôi cứ cho rằng, do khả năng nắm bắt, hay thưởng thức của mình còn hạn chế và mong đó là nguyên nhân chủ yếu. Quả tình, đã hơn một lần, tôi thử giấu tên tác giả để đọc đi đọc lại một bài viết mà vẫn không đoán nổi bài ấy của ai, mặc dầu lật ra thì người viết đúng là ngưi đã có nhiều tác phẩm. Tôi cũng xin được thứ lỗi để nói rằng tình hình này tôi hay gặp ở các bạn văn cùng thế hệ, chứ đối với các vị thuộc thế hệ bậc thầy, bậc đàn anh chúng ta thì lại không phải như vậy. Tôi tin rằng nhiều người cũng dễ có nhận xét như tôi, khi đọc một số bài dù không ký tên, vẫn nhận ra được đó là giọng văn, lối văn của ai đó. Cách lập luận, cách phân tích, lối dùng chữ, đặt câu trong bài đều gợi ra dáng dấp, nề nếp, kiểu thể hiện không lẫn vào đâu được. Những cây bút thuộc thế hệ này, không ít, lớp nhà nho viết quốc ngữ như Huỳnh Thúc Kháng, Phan Khôi, lớp tây học như Nguyễn Văn T, Trần Văn Giầu, rồi Hải Triều, Hoài Thanh... Trong snhững cây bút này, có lẽ phong cách Đặng Thai Mai là rõ nét nhất. Hình như đó cũng là nhận xét chung của bạn đọc khi tiếp cận tác phẩm của nhà văn, không bị ảnh hưởng vì uy tín của ông, hoặc vì tình cảm thầy trò “mẹ hát con khen” mà chúng tôi thường sẵn có.

Nói về Đặng Thai Mai, hầu như ai cũng nghĩ ngay đến một nhà học giả uyên bác, một ngưi thầy, một người có nhiều ân tình đối với các thế hệ học sinh, một bậc đàn anh ưu ái lp người kế cận. Chứng minh điều này có thể đưa vào nhiều trang hồi ức mà tôi tin rằng, nếu có điều kiện, sẽ phải đăng tải không biết bao gi cho hết. Vì đây là một sự hiển nhiên ngay cả khi Đặng Thai Mai chưa cho in trang viết đầu tiên của mình. Từ hồi còn bé, vào những năm đầu của thập kỷ ba 30 này, tôi đã được biết tiếng ông. Cho đến khi trường Thăng Long ra đi, thì tên tuổi ông càng nổi lên như một trí thức “đại gia” (chữ dùng quen hồi đó), ở xứ Nghệ, chúng tôi thường hay nhắc đến ngưi thầy giáo trẻ này, kèm theo ý bình luận' “nhà nòi”. Mà đúng như thế thực. Ai đọc sách Thi tù tùng thoại, hắn phải để ý sự trân trọng, kính nể của Huỳnh Thúc Kháng đối với Đặng Nguyên Cẩn, cụ Huỳnh cho biết tất cả các nhà khoa bảng bị cầm tù ở Côn Đảo đều xem cụ Thai Sơn (tên hiệu của Đặng Nguyên Cẩn) là bậc thầy. Họ thường tranh làm đỡ việc nặng cho cụ đ nghe cụ giảng cho “sướng tai” (chữ dùng của Huỳnh Thúc Kháng). Tôi bỗng nh đến một câu trong truyện Nhị độ mai: khéo thay hổ phụ lân nhi. Chắc chắn trình độ thạc học của Đặng Thai Mai có thể tìm nguyên nhân ở sự tiếp thu truyền thông học hành ấy trong một gia đình nho học ngày xưa, điều mà bây giờ chúng ta vẫn nên lưu ý học tập kinh nghiệm. Trường hợp Đặng Thai Mai không phải là duy nhất. Tôi lại nhớ đến một li đánh giá khác về một gia đình có “nòi học”: “tđắc ư đình huấn, phi tầm thường giả tỉ” (hưởng cái tốt của cha dạy, kẻ tầm thường không so sánh được). Tôi cũng không muôn nói thêm - vì không đủ tư liệu phát hiện - về sự tự bồi dưỡng của ông Mai qua những năm tháng hoạt động, thu hoạch qua các bạn bè, đều là những người có ý chí và khả năng, qua những pho sách cũ và mới, những biến cố lịch sử trọng đại trong nước và trên thế giới. Bấy nhiêu nguồn tri thức đa dạng và đa diện ấy đã làm nên nhà trí thức Đặng Thai Mai.

Gần như được khẳng định rồi, Đặng Thai Mai mới bước vào làng văn quốc ngữ. Sự khẳng định trước đó là về tư cách nhà trí thức, nhà giáo, nhà hoạt động xã hội, và nay là tư cách nhà văn. Chưa hẳn ông đã có dụng ý bộc lộ nét riêng của mình, nhưng người đọc sớm thấy những biểu hiện của một phong cách đặc sắc dần dần trở nên quen thuộc. Đầu tiên vẫn là những trang báo trang dịch, nhiều nhất trên báo “Thanh nghị”, có khi ký bút danh khác, chẳng hạn Thanh Tuyền, nhưng người đọc vẫn biết ngay đó là Đặng Thai Mai. Đến cuốn sách lý luận Văn học khái luận (1944) ký hẳn tên ông thì phong cách này càng rõ. Tiếp tục về sau nữa, sau 1945, ông viết nhiều hơn, phong cách ấy lại càng nhất quán.

Đi tìm phong cách của một nhà văn, phải chú ý đến nhiều lĩnh vực. Về đề tài, về nội dung, về tâm hồn, về cá tính... mà nhà văn bộc lộ qua những tác phẩm của mình. Cũng có thể kết hợp các việc đi sâu vào đời thường của nhà văn để chỉ ra được mối liên hệ giữa sống và viết, về Đặng Thai Mai, đã có nhiều bài viết phân tích theo các khía cạnh này, khám phá và cảm động. Tôi chỉ xin ghi thêm đôi nhận xét ở một địa hạn hẹp: cách viết của ông đã khiến cho không ít người khi đọc phát hiện ra những gì hấp dẫn đã ngay từ giây phút tiếp xúc đầu tiên. Chính những chi tiết nho nhỏ ấy lại dễ giúp ta phân biệt văn Đặng Thai Mai và các tác giả khác.

Chẳng hạn cách sử dụng động từ cho những “thì” khác nhau, có lẽ là thao tác đầu tiên trong lối viết của Đặng Thai Mai khiến người đọc phải chú ý, vì trưc ông chưa thấy ai dùng, (sau này nhiều ngưi đã bắt chước ông). Động từ tiếng Việt không thay đổi vì là tiếng đơn âm, nên khi dùng để chỉ thi quá khứ, thi vị lai trong một luận văn, thường khó viết một cách sáng sủa. Đặng Thai Mai đã rất “thiện dụng” từ sẽ rất duyên dáng, ngọt ngào. Trong cách lý giải của mình, Đặng Thai Mai thường hay khẳng định, nhưng lối khẳng định của ông thường có dáng dấp phân trần, khiến người nghe cảm thấy không bị áp đặt. Những nhóm từ “quả tình, không hề ”v.v... thường được lặp đi lặp lại trong cách nói của ông. Ông cũng rất quen với những khẩu ngữ dân gian, thông dụng xứ Nghệ. Một lần tôi đã thấy ông dùng trong bản dịch Nhật xuất cụm từ chắc chắn chưa ai dùng đến, trừ người bình dân Ngh Tĩnh: “Mi anh đi’’ có nghĩa là không đồng ý với anh, hoặc gt bỏ ý kiến của anh đi. Trong quá trình phân tích hay diễn đt một vấn đề gì tế nhị, ông thường tìm ngay được những câu chuyện dân gian (ngụ ngôn hay cổ tích) để minh hoạ ý mình Như câu chuyện vua Midas có lỗ tai lừa (xem Văn học khái luận), chuyện cậu bé được bố công kênh lên vai xem hội (xem Văn thơ cách mạng đầu thế kỷ XX), chuyện bàn tay của Lã Đồng Tân (bài bình luận Nhật ký trong tù)... Đang phải bận tâm vì những lý luận, người đọc bỗng nghe được một đoạn tư sự kể rất có duyên, dễ mỉm cưi thú vị mà không mất đi sự nghiêm túc, nhà văn quả đã có một nghệ thuật thuyết phục rất hiệu nghiệm. Đặng Thai Mai rất sở trường về thủ pháp này, ông làm cho người đọc đến được gần ông vừa dễ hiểu, vừa thông cảm. Ông có cách làm cho ngưi đọc chia sẻ vi mình cả về mặt cảm xúc, cả về mặt sinh hoạt. Điều này khi viết văn nghiên cứu là khó lắm, phải cao tay lắm mi khiến người đọc vui buồn cùng mình khi đọc văn nghiên cứu. Trường hợp nào, ông cũng gây được thiện cảm. K chuyện ông làm quen với Lỗ Tấn hơi muộn, ông bảo: “Lỗ Tấn mất rồi, tôi đi tìm Lỗ Tấn !” Ai đọc đến đó mà không bâng khuâng man mác cùng ông. K chuyện một ông chú bảo con cháu trong nhà cứ nhặt những chữ nghĩa các cụ làm rơi vãi bên ngạch cửa cũng đủ “thông” rồi ! Đặng Thai Mai hạ thêm một câu: “Thông !Có đâu mà dễ thế!” Ai đọc đến đó mà không mỉm cười, ý nhị. Cả lúc ông nói đến cái gàn: “Tằn tiện đến cá gỗ” (xem Văn thơ Phan Bội Châu) mà người xứ Nghệ lại thấy thích như gãi đúng chỗ ngứa của mình ! Rồi sau những bâng khuâng, ý nhị, thích thú ấy là rất nhiều suy tư, chứ không chỉ dừng lại với sự thõa mãn. Bí quyết trong phong cách Đặng Thai Mai là ở đó.

Tôi ít gặp một cuốn sách cùng đề tài mà có nhiều nét trội về văn phong như cuốn Văn thơ cách mạng đầu thế kỷ XX. Đ tài này vn rất hấp dẫn, có nhiều nguồn tư liệu cần được công bố lại đụng chạm đến nhiều quan niệm, nhiều nhận định. Có khá nhiều người sưu tầm, phân tích và thường có nhiều sự lầm lẫn về tư liệu, còn cách viết thì hầu hết rất ging nhau. Cuốn sách của Đặng Thai Mai rất đáng được xem là một mẫu mực, ngay trong phạm vi văn phong ta đang nói... Ngoài những trang phân tích phê phán đầy thuyết phục, còn có những trang rất gợi cảm, làm sng được không khí cách mạng, không khí sinh hoạt văn chương của lúc bấy gi. Đó là những điều hiếm thấy ở những loại cách này công b trưc hay sau đó. Không phải là nhà sưu tầm, nhà nghiên cứu mà rõ ràng là nhà văn. Nhà văn biết dựng cảnh: từ cảnh “đêm đông một đám người thất cước lẻn về...” đến cảnh “một ông nghè hay cười... một cậu Tú cũng biết cưi”, và nhà văn cũng luôn luôn sử dụng một thủ pháp quen thuộc, lộ ra ở trang này hay trang khác: chân thành, cởi mở, khêu gợi và hài hước nữa. Cũng những thủ pháp này, ta còn gặp ở nhiều bài thuộc các loại văn: phê bình, tranh luận, hay giảng sách bình văn. Những lúc này, ngòi bút Đặng Thai Mai không tỏ ra gay gắt mà vẫn ôn hoà, nhưng chặt chẽ trong luận cứ, đôi khi điểm những nụ cười châm biếm khá cay chua (chẳng hạn khi ông ký tên Thanh Bình phê bình cuốn sách bàn về Tân Văn nghệ, 1945). Đó là những trường hợp phải vận dụng đến các kiến thức rộng lớn, phải trưng dẫn những kinh điển hay tài liệu nọ kia - nhiều ngưi sẽ tìm cách nói khó hiểu những điều dễ hiểu, nhưng trái lại Đặng Thai Mai nói được một cách dễ dàng là nhất quán. Ông đã uyên bác một cách bao dung và trang nghiêm một cách hóm hỉnh. Có lẽ văn ông như thế, mà đi ông cũng thế. Có thể tìm được lý do để cắt nghĩa phong cách này không? Tôi tin là có câu trả lời đã chứa ở nhiều bài viết về cái chất nhân bản, cái độ quảng bác và sức lao động của ông rồi. Có tìm thêm đây đó nữa thì cũng chỉ có th lấy ra đôi ba khía cạnh, rất thiết thực để rút kinh nghiệm, chứ chưa dễ bắt chước nổi. Bởi lẽ những mô phỏng vụng về đều chỉ đưa tới bộ mặt nhăn nhó của Đông Thi. Phải có một công phu thâm nhập nào đó với chất trầm lắng hàm dưỡng phương Đông, phải thâu thái được đến mức tinh vi cái sáng sủa của văn chương Pháp, phải nhạy bén tiếp thu chất “u mua” trong nhiều nụ cười Anh, và lại không bao giò lãng quên cái bản chất hồn nhiên lạc quan của văn chương dân dã. Cả bấy nhiêu yếu tô" ấy phải luôn luôn được đánh thức trong tâm hồn của ba nhân vật cùng sinh động trong một con người: nhà hc giả, nhà nghệ sĩ và nhà hoạt động xã hội. Chỉ có nhiều cái chung ấy mới có được cái riêng, sau đó sẽ là tác động ảnh hưởng của những cá tính và những phép ứng xử. Phải chăng đó là con đường cho ta dễ lần tìm phong cách viết của Đặng Thai Mai?

                                                          *

                                                    *         *

Viết bài này về giáo sư Đặng Thai Mai, tôi cứ băn khoăn, cân nhắc. Cả nước, cả ngành đều tôn vinh ông. Cùng là học trò mà không nghĩ đến thầy là một sự bội bạc. Mà viết thì đâu dễ viết nên bài. Bất giác tôi nhớ đến một trường hợp, xin trích dẫn ra đây:

“Hồi tôi còn ở Móng Cái, đã có lần ông Trần Trọng Kim ra thăm trường học của tôi. Bấy gi tôi phê bình đến ông, ai ngỡ trò lại phê bình thầy. Lời chê đã là lỗi đạo, mà li khen cũng chẳng giá trị gì...”

Đoạn văn này là của nhà phê bình Thiếu Sơn Lê Sĩ Quý trong cuốn Phê bình và Cảo luận cách đây đã 60 năm (vì thuộc lòng mà lại không sẵn sàng đê dẫn s trang, nhưng chắc chắn là không sai lời, sai ý). Không ng, giờ đây tôi lại cũng có cùng tâm trạng với Thiếu Sơn. Nhưng tôi đâu nghĩ đến chuyện khen chê mà chỉ muôn thu hẹp sự tìm tòi, chỉ nhìn Đặng Thai Mai theo góc độ về tư cách nhà văn, tôi nghĩ rằng những gì ông cung cấp cho học thuật văn chương đều là to lớn, mà phần sinh động nhất là ở những nét phong cách này, hy vọng đây cũng là điều đáp ứng được sự mong mỏi của nhiều nhà nghiên cứu, đang phấn đấu một cách chính đáng để tạo cho mình một phong cách.

Song đến đây, cá nhân tôi vẫn còn nợ. Tôi đã tự đặt cho mình tư cách nghiên cứu, tìm hiểu một nhà văn, chứ chưa đề cập gì đến cái nghĩa thầy trò cần phải nói. Vậy xin phép bạn đọc cho được ghi thêm vài dòng, dù lạc đề nhưng không lạc ý. Tôi có được thụ giáo thầy Mai, nhưng không nhiều và trong quá trình học, tôi cũng chỉ là một học sinh cao đẳng tiểu học bình thường, không có gì xuất sắc. Tôi chưa được biết ngưỡng cửa trường đại học và đốì với các Viện nghiên cứu cũng chỉ là một cán bộ văn hoá tỉnh lẻ trong một thời gian dài. Do đó, sau những ngày học tập ngắn ngủi, tôi không có dịp nào để được nhận sự bảo ban thêm. Vậy mà có một đêm, tôi từ Thanh Hoá ra Viện Văn học để tìm sự hỗ trợ cho Hội nghị khoa học về tác phẩm Đẻ đất đẻ nước sẽ tổ chức ở địa phương. Anh Phan Đăng Nhật đưa tôi đến gặp thầy Mai, lúc đó đã 19 giờ. Nghe tôi báo cáo, thầy không hỏi gì thêm về mặt tô chức, mà liên tiếp nói cho tôi biết một loạt vấn đề về sử thi, nhiều đoạn bằng tiếng Anh, tiếng Pháp. Tôi bỗng nhớ lại hồi học tác phẩm Le Cid, tôi và nhiều thầy giáo, học sinh đã ngạc nhiên thấy thầy Mai thuộc lòng cả một đoạn dài làm lời của nhân vật Infante, là nhân vật ít có vai trò quan trọng trong vở bi kịch của Corneille. Bây giờ lại đến lúc tôi sống lại không khí lớp học vối những đoạn thơ văn cổ điển. Ông nói mạch lạc, dù không chuẩn bị trước, thỉnh thoảng dừng lại nghe tôi hỏi thêm những điều chưa hiểu. Nếu anh Nhật không cấu vai tôi thì chưa biết câu chuyện của thầy trò (chứ không phải Viện và Ty) còn kéo dài đến bao giờ. Khi bắt tay tôi, bỗng giáo sư hỏi một câu đột ngột: “Anh 49 tuổi rồi phải không?” Tôi giật mình vì sự chính xác lạ lùng ấy, ấp úng chưa kịp đáp, thì ông đã nói dí dỏm: “Ấy 49 chưa qua, 53 sắp tới đấy nhé. Tập sách về giáo dục đã xoạn xong chưa?”. Tôi lại thêm ngạc nhiên, nhớ lai đúng cách đó 10 năm, tôi còn dạy ở Lam Sơn, thầy đến thăm trường, tôi có hỏi thầy vài chi tiết về giáo dục (1). Quả thật tôi không ngờ được nhận một điều ưu ái như thế. Trên đường về Phan Đăng Nhật cứ gặng hỏi tôi có quan hệ với thầy Mai như thế nào mà được thầy lưu tâm như vậy? Tôi không trả lời được. Nhưng tôi không thể nào quên. Và xin thú thực những điều tôi nghĩ về phong cách Đặng Thai Mai trên đây, phần lớn là từ kỷ niệm sâu sắc này mà có.

Sưu tầm

1. Mãi đến năm 1985, cuốn sách của tôi mới xuất bản được. Tôi đành nhờ bạn Đặng Thanh Lê đặt hộ tôi một cuốn trên bàn thờ Thầy.

 


Số lượt người xem: 79 Bản inQuay lại
Xem theo ngày Xem theo ngày