Bỏ qua nội dung chính

Những Nhà Giáo Tiêu Biểu Việt Nam

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Danh mục
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Những Nhà Giáo Tiêu Biểu Việt Nam
Những Nhà Giáo Tiêu Biểu Việt Nam Thứ Ba, 18/11/2014, 14:00

THẦY ĐÀO DUY ANH (1904 – 1988)

Ông vốn quê ở huyện Thanh Oai (tỉnh Hà Tây), nhưng gia đình đã vào ngụ cư ở Thanh Hoá từ đời ông nội. Chỉ tốt nghiệp Thành chung (1923) và bắt đầu nghề thầy, dạy tiểu học ở Đồng Hới (Quảng Bình). Từ 1926, làm cộng tác viên chính cho Huỳnh Thúc Kháng, biên tập báo Tiếng Dân. Tham gia đảng Tân Việt, đã là tổng bí thư của Đảng, bị địch bắt giam đến 1930. Khi được tự do, về dạy tư trường Thuận Hoá ở Huế, chuyền về nghiên cứu. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, phụ trách ban văn sử địa thuộc Bộ Giáo dục, và là giáo sư sử học các trường Đại học Sư phạm, Đại học Tổng hợp. Từ sau 1958, chuyên làm công tác dịch thuật ở Viện Khoa học xã hội.

Sự nghiệp giáo dục của Đào Duy Anh thiên về nghiên cứu lịch sử và văn hoá. Thời gian trẻ, ông đi dạy chỉ làm tròn nhiệm vụ người giáo viên bình thưng, còn để tâm đến việc nghiên cứu nhiều hơn, mà những tác phẩm của ông lại giúp ích nhiều cho nền văn hoá nước nhà, cho tất cả các tầng lớp trí thức muốn mở mang kiến thức, nâng cao trình độ. Ông vừa làm ở báo Tiếng Dân, vừa chủ trương kho sách Quan Hải tùng thư, lần lượt giới thiệu những tri thức phổ thông về xã hội học, tiến hoá luận và tình hình văn hoá các nưc trên thế giới. Lần đầu tiên, có người Việt Nam biên soạn bộ Hán - Việt từ điển (được Phan Bội Châu đề tựa) và bộ Pháp - Việt từ điển (1932 - 1936) được dư luận xem là công cụ văn hoá kịp thời trong việc xây dựng tiếng Việt hiện đại. Ông cũng quan tâm đến vấn đề văn hoá, đã xuất bản cuốn Việt Nam văn hoá scương (1938), cho đến nay vẫn đứng hàng đầu trong các tác phẩm về chuyên đề này. Ông cũng tham gia nghiên cứu học thuyết Nho giáo, đã cho ra đi cun Khổng giáo phê bình tiểu luận (1943) là cuốn sách phê bình nho giáo đầy đủ nhất theo phương pháp duy vật sử quan. Ông rất chú ý đến văn học. Từ năm 1943 có cuốn Khảo luận về Kim Vân Kiều, và 30 năm sau lại có Từ điển Truyện Kiều (1974); ông còn giới thiệu được các tác phẩm như Hoa tiên (nguyên bản của Nguyễn Huy Tự), phiên âm, chú giải Nguyễn Trãi toàn tập (1969) và tìm hiểu chữ nôm: Chữ nôm, nguồn gốc, cấu tạo (1975). Ông cũng đã dịch tập Khoá hư lục của Trần Thái Tông để giúp về việc nghiên cứu Phật giáo Việt Nam, thi Lý Trần (1974).

Nhưng phần có bề dày nhất trong những công trình của ông là những tác phẩm về sử học. Rất nhiều tác phẩm của ông đã là tài liệu tham khảo hoặc giáo trình chính thức cho các trường đại học và cho các nhà nghiên cứu:

- Việt Nam lịch sử giáo trình (1950) viết trong thi gian kháng chiến chng Pháp ở Liên Khu IV.

- Cổ sử Việt Nam (1955).

- Lịch sử cổ đại Việt Nam (1955).

- Lịch sử Việt Nam (từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX).

- Vấn đề hình thành dân tộc Việt Nam (1958).

- Đất nước Việt Nam qua các đời (1964).

Rõ ràng ông đã có công tham gia vun đắp, xây dựng cho nền sử học Việt Nam trong thời đại ngày nay. Những ý kiến của ông đây đó có thể thành những đầu đề ln cho các vấn đề nghiên cứu và đều được trình bày rất thận trọng, rất cân nhắc, đối chiếu kỹ lưỡng. Nhiều vấn đề chỉ mi được ông là người đầu tiên tiếp cận và chứng minh, về tư cách người thầy, ông đã góp phần to lớn vào việc đào tạo các nhà nghiên cứu và các giáo sư sử học hiện nay ở các trường đại học.

Sưu tầm

 


Số lượt người xem: 37 Bản inQuay lại
Xem theo ngày Xem theo ngày