Bỏ qua nội dung chính

Những Nhà Giáo Tiêu Biểu Việt Nam

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Danh mục
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Những Nhà Giáo Tiêu Biểu Việt Nam
Những Nhà Giáo Tiêu Biểu Việt Nam Thứ Sáu, 21/11/2014, 09:15

THẦY NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU (1822-1888)

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.

Thầy Nguyễn Đình Chiểu quê ở tỉnh Gia Định (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh). Cha ông là Nguyễn Đình Huy trước vn làm thư lại trong dinh của Tả quân Lê Văn Duyệt. Năm 1833 vì có biến loạn nên cha ông đem các con lánh ra Huế, Nguyễn Đình Chiểu được một gia đình nhà quan tốt bụng cho nương náu. Năm 1840 ông về Gia Định để học tập, năm 1843 ông thi đỗ tú tài. Năm 1849, khi đang chờ đợi khoa thi cao hơn thì ông được tin mẹ mất. Trên đường về do khóc lóc quá nhiều, lại thêm bệnh tật khổ cực nên mắt ông bị mù. Từ đó ông bỏ thi cử và quyết tâm dạy học, bốc thuốc kiếm sống. Năm 1854, Nguyễn Đình Chiểu cưới bà Lê Thị Điền và chuyển về sống tại Cần Giuộc (quê bà Lê Thị Điền). Sau đó, khi Sài Gòn bị giặc chiếm, ông liên hệ với Trương Định và các sỹ phu yêu nước khác để hoạt động chng Pháp. Khi ba tỉnh miền Đông Nam Bộ bị chiếm, ông chuyển về sng quận Ba Tri (tỉnh Bến Tre) vì không muốn sng trong vùng bị giặc chiếm. Tại đây ông tiếp tục liên lạc với các nghĩa quân. Ông đã dùng uy tín và ngòi bút sắc sảo của mình để vận động tinh thần yêu nước của nhân dân. Sau đó, khi thực dân Pháp chiếm được toàn bộ miền Nam, Nguyễn Đình Chiểu buộc phải sng trong lòng địch nhưng ông vẫn tích cực hoạt động. Thực dân Pháp đã nhiều lần mua chuộc ông song ông nhất quyết giữ vững khí tiết.

Nói chung, Nguyễn Đình Chiểu đã dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp sáng tác văn học, giáo dục và y tế. Về sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu, chúng ta có thể đánh giá là xuất sắc vi những tác phẩm nổi tiếng như: Lục Vân Tiên, Ngư Tiều y thuật vấn đáp, Dương Từ Hà Mậu... Văn tế nghĩa sỹ trận vong, Văn tế nghĩa sỹ Cần Guộc... và rất nhiều tác phẩm văn học khác. Về sự nghiệp giáo dục của ông, mặc dù chưa được giới nghiên cứu chú ý nhưng vẫn có thể khẳng định rằng ông xứng đáng có một vị trí đặc biệt trong nền giáo dục Việt Nam. Ông là người đầu tiên xây dựng nên hình tượng người thầy trong các tác phẩm văn học. Trong tác phẩm của mình, ông đưa ra những quan niệm sâu sắc về việc học tập, giảng dạy. Về xu hướng đào tạo, ông theo đạo Nho nhưng đã biết kết hợp với truyền thống, tư tưởng yêu nước và tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam trong thời kỳ bị giặc ngoại xâm. Ông đã từng làm bài lên án những hậu họa do các học thuyết tư tưởng phương Đông gây ra cho Việt Nam. Ông phê phán đạo Lão, đạo Phật, đạo Thiên chúa và cả đạo Nho, ông phê phán những kẻ mượn danh giáo lý để làm điều xằng bậy... Không chỉ phê phán, ông còn trăn tr đi tìm những con đường đúng đắn cho sự học. Theo ông học là phải tiếp cận được cái gốc mà cái gốc đó chính là lòng yêu nước thương nhà. Học, theo thầy Nguyễn Đình Chiểu còn phải tiến hành suy nghĩ độc lập và phải biết cách ứng xử trong cuộc sống chứ không nên khư khư theo sách vở. Ông quan niệm rằng học phải là học tinh thần chính nghĩa, sẵn sàng chiến đấu chng gian tà. Ông ý thức được sức mạnh vô song của đạo học vì chính nghĩa. Ông từng viết:

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.

Nguyễn Đình Chiểu rất quan tâm đến việc kết hợp giữa đạo và đi (tức là nghiên cứu học thuật và đấu tranh xã hội). Có thể coi Nguyễn Đình Chiểu là một chiến sỹ giáo dục xuất sắc. Bằng ngòi bút, bằng ý chí, bằng tư cách... ông đã hướng được nhiều người đi vào con đường chính nghĩa. Và cho dù là thầy đồ, nhà văn hay thầy thuốc thì ông vẫn luôn xứng đáng là người thầy cho muôn đời học tập.

Nguyễn Xuân

 


Số lượt người xem: 61 Bản inQuay lại
Xem theo ngày Xem theo ngày