Bỏ qua nội dung chính

Những Nhà Giáo Tiêu Biểu Việt Nam

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Danh mục
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Những Nhà Giáo Tiêu Biểu Việt Nam
Những Nhà Giáo Tiêu Biểu Việt Nam Thứ Sáu, 21/11/2014, 09:30

THẦY CAO BÁ QUÁT (1809-1854)

Thầy Cao Bá Quát có hiệu là Chu Thần. Ông quê ở làng Phú Thị, huyện Gia Lâm (thành phố Hà Nội). Năm 1832 ông đỗ kỳ thi Hương và được cử làm Hành tẩu bộ Lễ, sau đó được cử đi chấm thi. Trong khi chấm thi ông đã chữa một số lỗi cho thí sinh nhằm cứu vớt người tài. Sự việc bị phát giác nên ông bị cách chức và bị đày đi công cán ở Batavia. Sau khi trở về nước, ông làm việc tại viện Hàn Lâm rồi được cử làm giáo thụ huyện Quốc Oai (nay thuộc Hà Tây). Ít lâu sau, ông tham gia vào cuộc khởi nghĩa của Lê Duy Cự chống lại triều đình. Cuộc khởi nghĩa cuối cùng bị thất bại, bản thân Cao Bá Quát cũng hy sinh khi đang chỉ huy nghĩa quân đánh huyện Yên Sơn.

Với tư cách thầy giáo, Cao Bá Quát cũng là người khá nổi tiếng. Cả trong thời gian làm giáo thụ ở Quốc Oai cũng như trong những thời gian khác ông đều rất quan tâm đến việc đào tạo nhân tài. Những ghi chép và giai thoại dân gian cho biết rằng ông thường dẫn học trò đi thăm thú núi sông và đi sâu vào cuộc sng của dân chúng. Những việc làm này của ông có tác dụng nâng cao kiến thức thực tế cũng như trau dồi tư duy mỹ cảm trực quan cho học sinh. Ông cũng là người hay vận dụng những tư liệu trong ngôn ngữ nước nhà, trong các mối quan hệ xã hội để truyền thụ cho học sinh. Những học trò của ông như Vũ Văn Úc, Vũ Văn Động... không chỉ học chữ nghĩa mà còn chịu ảnh hưởng sâu sắc về tư tưởng của thầy. Họ đã nối chí thầy đứng lên chng lại những sự thối nát của triều đình phong kiến.

Về tài năng của ông, xưa nay đã có nhiều lời đánh giá. Người đương thi thường nói rằng: Văn như Siêu, Quát vô triều Hán... (trước thi Hán không có ai văn giỏi như Siêu, Quát) hoặc Thánh Quát, Thần Siêu... để chỉ tài năng văn chương lỗi lạc của ông và Nguyễn Văn Siêu. Tương truyền, ông sáng tác rất nhiều, nhưng sau khi bị giết ở Yên Sơn thì các tác phẩm của ông bị thu hồi và phần lớn bị tiêu huỷ. Cho đến nay người ta thu thập được 1353 bài thơ và 21 bài văn xuôi. Tuy nhiên, chỉ qua số tác phẩm đó người ta cũng đủ đánh giá được tài năng và phong thái của ông. Cao Bá Quát viết rất rộng và ở thể loại nào cũng có những thành tựu độc đáo, từ đề tài về tình cảm vợ chồng, cha con, anh em cho đến văn thơ về phong cảnh, về nhân tình thế thái... Thơ văn Cao Bá Quát bộc lộ rõ sự bất bình về chế độ chính trị đương thời, mặt khác cũng nói lên được nỗi khắc khoải về viễn cảnh thiên hạ thái bình... Văn thơ ông giàu cảm xúc, nhiều hình ảnh sinh động... nên được nhiều người ngưỡng mộ.

Xung quanh con người và sự nghiệp của Cao Bá Quát có rất nhiều giai thoại, từ chuyện khi ông còn trẻ cho tới khi ông làm quan, từ chuyện ông đả kích quan lại cho đến chuyện ông giúp dân cứu nưc... Ngay cả cái chết của ông cũng hư cấu và giải thích theo nhiều cách. Điều đó chứng tỏ rằng, trong lòng dân chúng, Cao Bá Quát vẫn luôn là một con người - một người thầy đặc biệt.

                                                                                                               Nguyễn Xuân

 


Số lượt người xem: 700 Bản inQuay lại
Xem theo ngày Xem theo ngày