Bỏ qua nội dung chính

Những Nhà Giáo Tiêu Biểu Việt Nam

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Danh mục
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Những Nhà Giáo Tiêu Biểu Việt Nam
Những Nhà Giáo Tiêu Biểu Việt Nam Thứ Ba, 18/11/2014, 08:50

THẦY CA VĂN THỈNH (1902 - 1987)

Ca Văn Thỉnh ra đời khi bà mẹ ông mới 24 tuổi. Người mẹ bình dân này thật là đặc biệt. Không biết do đâu mà bà có một quyết tâm nhất định nuôi cho con ăn học để trở thành người trí thức.

 

Có lẽ ở vùng xã Đa Phước, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, vào đầu thế kỷ XX, không ai là không biết ông bà Ca Văn Gâm và Huỳnh Thị Xuyến. Đây là một gia đình nông dân nghèo đói, từ chân đất mà lên. Sau những ngày lăn lộn vỡ rừng, vay công lĩnh nợ, ông bà đã tiến lên thành một gia đình văn hoá mà là văn hoá toàn diện. Bố mẹ suốt đời là người lao động vất vả, nhưng tất cả con cái đều trưởng thành. Người con đầu, người con thứ ba là cán bộ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, cô con gái út là cán bộ ban quốc tế của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Và một loạt các cháu nội đều là những thanh niên trí thức tài hoa: Ca Lê Thuần chuyện về âm nhạc, Ca Lê Hồng chuyên về sân khấu, Ca Lê Thắng chuyên về mỹ thuật và Ca Lê Hiến là thi sĩ (đã hy sinh trong chiến tranh chông Mỹ). Mấy người này đều là con trai của Ca Văn Thỉnh, cháu nội của Ca Văn Gâm.
Ca Văn Thỉnh ra đời khi bà mẹ ông mới 24 tuổi. Người mẹ bình dân này thật là đặc biệt. Không biết do đâu mà bà có một quyết tâm nhất định nuôi cho con ăn học để trở thành người trí thức. Bà không ham của cải, giàu sang, từ chối không cho Ca Văn Thỉnh đi làm rể nhà giàu, mặc dù một địa chủ đã cố dỗ dành chàng trai, nếu ưng thì gia đình được xoá nợ. Ca Văn Thỉnh được mẹ gửi cho một thầy giáo làng là Nguyễn Văn Vinh. Ông này có tham gia phong trào Nguyễn An Ninh, và đã đưa Ca Văn Thỉnh vào đảng này. Ông Thỉnh đỗ Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, rồi trở về miền Nam làm giáo viên dạy các trường, dần dần lên đến chức Đốc học Bến Tre. Ông chuyên dạy và nghiên cứu văn học, sử học - vừa dạy vừa tham gia viết cho các báo, các tạp chí miền Bắc, miền Nam. Học sinh rất quý trọng thầy Ca Văn Thỉnh và giới trí thức miền Nam cũng tỏ lòng mến phục. Ông thực sự có uy tín trong giáo giới lúc bấy giờ.
Năm 1945, ông là uỷ viên Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Bộ, rồi làm quyền Bộ trưỏng Bộ Giáo dục (1946) Năm 1952, trở vào Nam làm uỷ viên Tuyên huấn trung ương cục, rồi sang công tác ở Campuchia. Từ 1959 làm giám đốc Thư viện Khoa học xã hội cho đến 1975 là Viện trưởng Viện Khoa học xã hội ở miền Nam.
Thầy Ca Văn Thỉnh cũng có những công trình nghiên cứu. Ông có công phát hiện và dịch thuật một số tư liệu về các tác gia Nam Bộ trong thế kỷ XIX. Tác phẩm có cuốn: Văn chương yêu nước Nam Bộ và Hào khí Đồng Nai.

Sưu tầm


Số lượt người xem: 39 Bản inQuay lại
Xem theo ngày Xem theo ngày