Bỏ qua nội dung chính

Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Việt Nam

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Danh mục
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Việt Nam
Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Việt Nam
NGÀNH DU LỊCH BIỂN VỚI DU LỊCH LÀNG NGHỀ VEN BIỂN Ở VIỆT NAM
Du lịch làng nghề đang là một hướng phát triển của ngành du lịch ở nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Gắn chặt du lịch ven biển với du lịch làng nghề ven biển là một hướng phát triển đúng đắn, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời quảng bá văn hóa độc đáo ở địa phương. Làng nghề ven biển là một trong ...
SẢN VẬT BIỂN VIỆT NAM PHONG PHÚ VÀ ĐA DẠNG
Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ tây của Biển Đông, với bờ biển dài khoảng 3.260km trải dài trên 13 vĩ độ, có tỷ lệ chiều dài đường biển trên diện tích đất liền cao nhất Đông nam á, vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2 với trên bốn nghìn đảo lớn, nhỏ trải dọc từ Bắc vào Nam và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa ...
Trao công hàm phản đối Trung Quốc cải tạo phi pháp ở Trường Sa
(NLĐO)- Ngày 6-11, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối Trung Quốc tiến hành các hoạt động cải tạo phi pháp ở Trường Sa.
Việt Nam khẳng định mạnh mẽ chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa
Mọi hoạt động của các bên tại khu vực này mà không được sự cho phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị.
Chung sức hướng về biển đảo quê hương
(ĐCSVN) – Tích cực hưởng ứng phong trào ủng hộ các lực lượng thực thi pháp luật trên biển và ngư dân đánh bắt xa bờ, đến nay, nhiều địa phương ở khu vực phía Nam đã quyên góp được hàng tỷ đồng đóng góp cho chương trình này.
Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt mở tuyến du lịch ra Hoàng Sa
(ĐCSVN) - Ngày 4/9/2014, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc khai trương tuyến du lịch biển khởi hành từ thành phố Tam Á (thuộc tỉnh Hải Nam) đến quần đảo Hoàng Sa, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ:
Trung Quốc di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 về đảo Hải Nam
7h sáng 16/7, giàn khoan Hải Dương 981 cùng toàn bộ tàu hộ tống đã di chuyển khỏi vị trí cũ khoảng 37 hải lý, về phía đảo Hải Nam.
Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi vùng biển Việt Nam
7h sáng 16/7, giàn khoan Hải Dương 981 đã di chuyển khỏi vị trí cũ khoảng 37 hải lý, tiến về phía đảo Hải Nam. Các lực lượng Trung Quốc cũng dần rút khỏi vùng biển Hoàng Sa.
Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trong thư tịch triều Nguyễn
Thời nhà Nguyễn có rất nhiều tài liệu chính sử, nhiều sách ghi chép của các học giả nổi tiếng đương thời minh chứng chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các tài liệu cho thấy hoạt động thực thi chủ quyền của Nhà nước phong kiến Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã phát triển với một trình độ cao hơn so với các triều đại trước đó và mọi chi tiết đều được minh định, lưu trữ bằng những văn bản, mộc bản chính thức của Nhà nước trong văn khố quốc gia.
Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thời Pháp thuộc
Từ khi triều đình nhà Nguyễn ký Hòa ước Giáp Thân (1884) với Chính phủ Pháp nước ta bước vào thời kỳ mà các sử gia gọi là Thời kỳ Pháp thuộc. Trong thời kỳ này, chính quyền thuộc địa Pháp thay mặt Nam Triều trong những quan hệ ngoại giao, đồng thời đảm bảo chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Trong khuôn khổ của những cam kết chung, Pháp tiếp tục thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trên thực tế, chính quyền thuộc địa Pháp đã có nhiều hành động cụ thể liên tục củng cố, khẳng định và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo này.
Bằng chứng về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
150 tư liệu quý chứng minh lãnh thổ Trung Quốc chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam và khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam đang được trưng bày tại TP HCM, thu hút hàng nghìn lượt người đến tham quan mỗi ngày.
Bổ sung tư liệu trưng bày chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa
Sau Hà Nội, triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử” do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp các cơ quan tổ chức đến với TP HCM.
'Địa dư đồ khảo' và một Trung Hoa không Hoàng Sa, Trường Sa
TP - Hôm 28-8, tại TPHCM, Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam công bố tập sách “Địa dư đồ khảo” của Trung Quốc hoàn toàn không có Hoàng Sa, Trường Sa. Chúng tôi đã gặp chủ nhân của tài liệu này- nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn- để tìm hiểu về nguồn gốc và nội dung cuốn sách cổ.
Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam giai đoạn sau 1991
Sau khi bình thường hoá quan hệ giữa hai nước tháng 11-1991, trong khi Việt Nam luôn kiên trì các giải pháp thương lượng hòa bình thì phía Trung Quốc vẫn đơn phương tiếp tục ra tuyên bố và trên thực tế có nhiều hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông. Những tuyên bố và hành động của Trung Quốc trong giai đoạn này không chỉ xâm phạm chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà còn góp phần gia tăng căng thẳng trong khu vực, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh hàng hải trên Biển Đông khiến nhiều quốc gia có lợi ích trong khu vực quan ngại.
Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam giai đoạn 1975 – 1991
Kể từ tháng 4-1975, Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tiếp quản toàn bộ quần đảo Trường Sa và các đảo khác trên Biển Đông. Sau đó, nước Việt Nam thống nhất với tên gọi Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN), với tư cách kế thừa quyền sở hữu các đảo và quần đảo từ các chính quyền trước theo luật pháp quốc tế và sự liên tục của lịch sử, có trách nhiệm tiếp tục khẳng định và duy trì việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975
Năm 1954, Hiệp định Genève công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hai quần đảo này nằm phía nam vĩ tuyến 17 nên tạm thời thuộc sự quản lý của chính quyền miền Nam trong khi chờ đợi thống nhất đất nước bằng tổng tuyển cử. Tháng 4-1956, khi quân Pháp rút khỏi miền Nam Việt Nam, quân đội của chính quyền miền Nam Việt Nam sau là Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ra tiếp quản các đảo và quần đảo trên Biển Đông. Kể từ 1956, về pháp lý và trên thực tế chính quyền VNCH tiếp tục có nhiều hành động khẳng định chủ quyền của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam giai đoạn 1945 -1954
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đưa đến sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 2-9-1945 do Chính phủ Hồ Chí Minh lãnh đạo đã chấm dứt thời kỳ Pháp thuộc và sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn. Điều đó khiến cho các cơ sở pháp lý của những hiệp ước do nhà Nguyễn ký kết với Pháp trước đây không còn hiệu lực nữa. Chủ quyền toàn bộ lãnh thổ trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lẽ ra phải ngay lập tức thuộc về nhân dân Việt Nam. Song với nhiều "khúc quanh” của lịch sử, con đường tái lập và tái khẳng định chủ quyền thực sự của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa còn phải vượt qua nhiều thách thức. Mặc dù vậy, trong bất cứ tình huống nào, người Việt Nam vẫn luôn khẳng định chủ quyền của mình trên hai quần đảo này và luôn được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam thời Tây Sơn
Sau khi báo Đại Đoàn Kết đăng loạt bài "Những chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa” gồm 29 bài từ ngày 21-6 đến 23-7-2011, Toà soạn không chỉ nhận được rất nhiều ý kiến chia sẻ, cổ vũ, động viên, góp ý từ bạn đọc của báo, mà còn có nhiều bài viết về những vấn đề mới nhằm bổ khuyết và làm phong phú hơn cho loạt bài của chúng tôi. Với những cách nhìn nhận, lý giải mới và sự tổng hợp kỹ, hy vọng rằng những bài viết mới này sẽ góp phần khẳng định mạnh mẽ và hùng hồn hơn nữa chủ quyền của dân tộc ta trên Biển Đông. Báo Đại Đoàn Kết xin trân trọng giới thiệu.
Chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa qua bản đồ cổ
Theo TS Nguyễn Toàn Thắng, những tấm bản đồ cổ như Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ có thể sử dụng được trong quá trình đàm phán với Trung Quốc. Tuy nhiên, đây chỉ là một loại bằng chứng. Nếu muốn khẳng định được về chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa tại cơ quan tài phán quốc tế, thì Việt Nam phải có hồ sơ đầy đủ bằng chứng về pháp lý, lịch sử, tài liệu cho đến việc chiếm hữu trong thực tế.
Ông Thắng cũng cho biết, để chứng minh chủ quyền đối với các quần đảo trên Biển Đông, Trung Quốc cũng có những cách làm riêng như việc thay vì đưa ra các bản đồ tương tự như Việt Nam thì Trung Quốc đẩy mạnh tìm kiếm các di vật khảo cổ ở Hoàng Sa.
Bản đồ cổ Trung Quốc
TS Mai Hồng, nguyên Trưởng phòng Tư liệu thư viện - Viện Hán Nôm cho biết, ông từng phải giấu “bà xã” trích hơn một tháng lương để mua lại tấm bản đồ từ một cụ già chuyên bán sách cho Viện Hán Nôm. Lưu giữ và bảo quản suốt ngần ấy năm, ông quyết định công bố tấm bản đồ khi thấy hành động của Trung Quốc ngày càng ngang ngược, khiêu khích các nước trên Biển Đông.
Chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa thời Pháp thuộc
Thời cai trị của Pháp, các quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có bị mất đi?
Danh nghĩa chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa và Trường Sa được xác định rõ ràng ít nhất từ thế kỷ VXII. Tuy nhiên, trong thời kỳ Việt Nam là thuộc địa của Pháp thì có một vấn đề được đặt ra là: Dưới thời cai trị của Pháp, các quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có bị mất đi, cho phép nảy sinh một danh nghĩa có lợi cho một quốc gia khác, chẳng hạn như Trung Quốc?
Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này qua việc phân tích chính sách của Trung Quốc và thái độ của nước Pháp trong thời kỳ này.
Từ năm 1884 đến năm 1909, không có bằng chứng nào chứng tỏ sự quan tâm của Trung Quốc đối với các quần đảo Hoàng Sa. Chỉ có một sự kiện duy nhất được các nhà biên niên sử ghi lại. Nội dung này khẳng định rõ ràng, Trung Quốc đồng ý với sự chiếm hữu của nước khác.
Chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII
Từ rất lâu người Việt Nam đã phát hiện ra hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII đã rất có ý thức xác lập chủ quyền và thực tế đã tổ chức nhiều hoạt động khai thác tài nguyên, thực thi chủ quyền trên các quần đảo này một cách hiệu quả, lâu dài.
Chủ quyền biển đảo của Việt Nam từ các bản đồ trong lịch sử
"Trung Quốc muốn các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế tin rằng yêu sách của họ về "đường lưỡi bò” là đúng thì họ phải chứng minh được bằng chứng cứ khoa học cụ thể; hoặc là do Trung Quốc đã tự mâu thuẫn khi tuyên bố những điều hoàn toàn vô lý nên cố tình lờ đi sự thật ấy” - nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã nhấn mạnh như vậy khi cung cấp một số lượng lớn bản đồ tự tay sưu tập cho báo Đại Đoàn Kết.
Các đội “ngư binh” - Hình thức độc đáo thực thi chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX
Suốt trong ba thế kỷ từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX, một tổ chức "ngư binh” Việt Nam, đội Hoàng Sa đã hoạt động tại Biển Đông với chức năng quan trọng là khai thác các nguồn lợi kinh tế và bảo vệ chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Bản đồ cổ phương Tây khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam
Những tấm bản đồ cổ của phương Tây góp phần minh chứng từ hơn 5 thế kỷ trước, Việt Nam đã xác lập chủ quyền quốc gia trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.