Bỏ qua nội dung chính

Anh Hùng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Anh Hùng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam > Danh mục
TRẦN VĂN TRÀ

 

Phần thưởng được Đảng, Nhà nước trao tặng:

-      Hai Huân chương Hồ Chí Minh.

-      Huân chương Quân công hạng Nhất.

-      Huân chương Quân công hạng Ba

-      Huân chương Chiến công hạng Nhất.

-      Huân chương Chiến thắng hạng Nhất.

-      Huân chương Kháng chiến hạng Nhất.

-      Huân chương Kháng chiến chng Mỹ hạng Nhất.

-      Huân chương Chiến sỹ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba.

-      Huân chương Chiến sỹ Giải phóng hạng Nhất, Nhì, Ba.

-      Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.

Năm phong quân hàm cấp tướng:

Trung tướng ngày 31 tháng 8 năm 1959; Thượng tướng tháng 4 năm 1974.

Trần Văn Trà quê xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, sau vào cư ngụ tại Sài Gòn. Ông còn có bí danh là Tư Chi, Tư Nguyễn, Ba Trà. Xuất thân trong một gia đình làm nghề nông, thời trẻ học tiểu học tại Quảng Ngãi, năm 1936, ông tham gia Đoàn Thanh niên Dân chủ Huế khi còn đang học tại trường Kỹ nghệ thực hành Huế; năm 1938 gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Ông từng bị thực dân Pháp bắt giam hai lần.

Sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ chức y viên Kỳ bộ Việt Minh Nam Bộ. Khi chiến tranh Đông Dương nổ ra tại Nam Bộ, ông tham gia công tác quân sự, giữ chức Chi đội trưởng Chi đội (tương đương trung đoàn) 14, Khu trưởng Khu 8, xứ ủy viên Nam Bộ (1946-1948); Tư lệnh kiêm Chính ủy Khu Sài Gòn - Chợ Lớn; Tư lệnh Khu 7 (1949-1950); Phó Tư lệnh Nam Bộ, Tư lệnh Phân khu Miền Đông Nam Bộ (1951-1954).

Năm 1955, ông tập kết ra miền Bắc, giữ chức Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam (1955-1962), Phó Chủ nhiệm Tổng cục Quân huấn (1958), Giám đốc Học viện quân chính và Chánh án Tòa án quân sự Trung ương (1961). Từ năm 1963, ông được cử vào Nam làm Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam (1963-1967 và 1973-1975), Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam (1968-1972), Phó Bí thư Quân ủy Quân giải phóng Miền Nam. Sau Hiệp định Paris (1973), ông làm Trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Ban Liên hiệp đình chiến bn bên ở Sài Gòn.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông giữ chức Chủ tịch ủy ban Quân quản Sài Gòn - Gia Định, Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7. Từ năm 1978 đến năm 1982, ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Từ năm 1992, ông là Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Ông là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (dự khuyết khóa 3, chính thức khóa 4).

Sau khi nghỉ hưu, ông tập trung viết hồi ký và tham gia nhiều hoạt động xã hội.

(Sưu tầm)

 

 

TRẦN VĂN QUANG

 

Phần thưởng được Đảng, Nhà nước trao tặng:

Huân chương Sao vàng.

Huân chương Hồ Chí Minh.

Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng.

Năm phong quân hàm cấp tướng:

Thiếu tướng năm 1959; Trung tướng năm 1974, Thượng tướng năm 1984.

Ông còn có tên gọi là Trần Thúc Kính, sinh 1917, quê tại xã Nghi Hoa, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Chịu nhiều ảnh hưởng của anh trai là nhà hoạt động cách mạng Trần Văn Cung (1906 - 1977), bí thư đầu tiên của chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam (Nhà 5D Hàm Long).

 

Ông tham gia cách mạng từ 1935, gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1936. Từ 1938 đến 1939, ông là Thành ủy viên Sài Gòn - Chợ Lớn. Năm 1939, bị thực dân Pháp bắt giam. Tháng 10/1940, ông vượt ngục về hoạt động ở Nghệ An. Tháng 4 năm 1941, ông bị bắt lần thứ hai và bị kết án tù chung thân.

Tháng 6 năm 1945, ông ra tù, tham gia ủy ban Khởi nghĩa tỉnh Nghệ An. Năm 1946, ông được phân công giữ chức Chính ủy Bộ Chỉ huy tiếp phòng quân (chỉ huy trưởng là Thiếu tướng Lê Thiết Hùng). Tháng 11/1946, ông là Chính ủy Khu IV (Tư lệnh cũng là Thiếu tướng Lê Thiết Hùng).

 

Từ năm 1948 đến 1949, ông giữ chức Chỉ huy trưởng kiêm Chính ủy Phân khu Bình - Trị - Thiên. Tháng 5/1950, Đại đoàn 304 được thành lập, ông được chỉ định giữ chức Chính ủy Đại đoàn. Năm 1951, ông được điều giữ chức Cục trưởng Cục Địch vận.

Năm 1953, ông được cử giữ chức Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu, đặc biệt chuyên trách chiến dịch Điện Biên Phủ. Ông giữ chức vụ này đến năm 1958.

Năm 1959, ông giữ chức Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng. Năm 1961, ông được điều vào Nam, giữ chức ủy viên Trung ương Cục miền Nam. Năm 1965, tư lệnh Quân khu IV; trong những năm 1966 - 1973, Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu Bình Trị Thiên.

 

Năm 1974, ông được thăng quân hàm Trung tướng và được điều động trở lại chức Phó tổng tham mưu trưởng. Từ năm 1978 đến 1981, ông là Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân tình nguyện Việt Nam ở Lào.

Năm 1981, ông được cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, và được thăng Thượng tướng năm 1984.

Từ năm 1992 đến 2002, ông là Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Việt Nam.

Ông là ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1960 - 1976). Ông được nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều huân chương quân sự khác.

(Sưu tầm)

TRẦN SÂM

 

Phần thưởng được Đảng, Nhà nước trao tặng:

Huân chương Hồ Chí Minh.

2 Huân chương Quân công hạng Nhất.

2 Huân chương Chiến công hạng Nhất.

Huy chương Chiến thắng hạng Nhất.

Huân chương Kháng chiến chng Mỹ hạng Nhất.

Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.

Năm phong quân hàm cấp tướng:

 

Thiếu tướng, tháng 8/1959; Trung tướng tháng 4/1974; Thượng tướng tháng 1/1986.

Trần Sâm bắt đầu tham gia cách mạng vào năm 1939, làm giao thông giữa Trung và Nam bộ; tháng 3- 1939, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam); tháng 11/1939, đồng chí bị địch bắt, kết án tù 5 năm đày đi Buôn Mê Thuột. Tháng 11/1943, đồng chí ra tù, bắt liên lạc tiếp tục hoạt động cách mạng; sau đó tham gia khởi nghĩa giành chính quyền; tháng 9/1945, đồng chí là ủy viên ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị.

 

Tháng 3/1946, đồng chí là Chính trị viên Trung đoàn Quảng Trị, tháng 3/1947, kiêm Trung đoàn trưởng Trung đoàn Quảng Trị. Tháng 9/1948 là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 101, Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị.

Từ tháng 1/1950 đến tháng 5/1957, đồng chí giữ các chức vụ: Phân khu phó Phân khu Bình Trị Thiên,

 

Tư lệnh kiêm Chính ủy Liên khu 4 - Thường vụ Khu ủy, Cục trưởng Cục Quân lực - Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam, Phó Chủ nhiệm kiêm Tham mưu trưởng Tổng cục Hậu cần, Cục trưởng Cục Nghiên cứu kỹ thuật.

Tháng 3/1961, đồng chí giữ chức Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Tháng 8/1963 đến tháng 3/1975 đồng chí gi chức vụ: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Phó Tổng Tham mưu trưởng, kiêm Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần - Bí thư Đảng ủy Tổng cục Hậu cần, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, kiêm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật. Tháng 8/1976, đồng chí được Đảng, Nhà nước bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Vật tư - Bí thư Đảng đoàn Bộ Vật tư. Tháng 12/1976, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương khóa IV. Đồng chí là Đại biểu Quốc hội các khoa: III, V, VII.

Tháng 6/1982 đến tháng 3/1986 đồng chí giữ các chức vụ: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm Phó Chủ nhiệm ủy ban Kế hoạch Nhà nước, kiêm Chủ nhiệm Tổng cục Xây dựng kinh tế.

Đồng chí được phong quân hàm Thiếu tướng (tháng 8/1959), Trung tướng (tháng 4/1974), Thượng tướng (tháng 1/1986). Đồng chí nghỉ hưu tháng 11/1992.

 

Do có nhiều công lao, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước, quân đội, đồng chí được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều phần thưởng cao quý khác.

Thượng tướng Trần Sâm từ trần hồi 19 giờ 10 phút ngày 13/8/2009 tại Bệnh viện Quân y 175 - Bộ Quốc phòng.

Thượng tướng Trần Sâm là một trong những vị tướng được bạn bè và đồng chí rất nể trọng. Trong một bài viết của mình, Thiếu tướng Hồ Sỹ Hậu (Nguyên Cục trưởng Cục Kinh tế Bộ Quốc phòng) đã dành cho Thượng tướng Trần Sâm những lời ca ngợi chân thành:

"...Ở Thượng tướng Trần Sâm có cả sự sắc sảo trong chuyên môn, lại có cả sự quan tâm đến mọi người của người chính ủy. Với cấp dưới đáng tuổi con như chúng tôi, ông không chỉ động viên học tập, trực tiếp dạy bảo, mà còn chú ý chăm lo cả cuộc sống thường nhật. Có lần đi công tác miền Nam, biết tôi chưa từng biết mùi vị con cá bông lau, quả sầu riêng, ông đã nói chị Hòa, con gái ông ra chợ mua bằng được về đãi tôi. Trong gia đình, ông là người cha, người ông nhất mực yêu thương con cháu. Tôi không thể quên được ánh mắt tự hào đến long lanh của ông khi kể chuyện về cháu nội và các cháu ngoại. Những lần đùa vui với các cháu, trông ông vui, như trẻ lại hàng chục tuổi.

 

Thông thường, ai cũng nghĩ rằng, tướng thì phải ăn to nói lớn, hét ra lửa, nhưng với tướng Trần Sâm thì ngược lại. Khi còn đương chức, nhà ở gần cơ quan, ông thường đạp xe đi làm cho tiết kiệm xăng xe nhà nước. Xuống đơn vị công tác, ông không đồng ý cho anh em thết đãi tốn kém. Ngôi nhà ông ở mưa lớn có khi dột xối xả, ông cũng không phàn nàn nhiều. Ông sống trong sạch và luôn giữ nguyên tắc. Có người cho rằng ông khiêm nhường giản dị đến thái quá. Còn tôi, được sống và phục vụ một thủ trưởng như Thượng tướng Trần Sâm, tôi học được nhiều điều, cả về kiến thức, ý chí vươn lên và cách sng".

(Sưu tầm)

TRẦN ĐẠI NGHĨA

 

Cục tởng Cục Quân giới (12/1946-05/1954).

Cục trưởng Cục Pháo binh (8/1949-11/1951).

Thứ trưởng Bộ Công nghiệp (9/1950-9/1960).

Thứ trưởng Bộ Công nghiệp nặng (9/1960-2/1963).

Phó Chủ nhiệm ủy ban Kiến thiết Nhà nước (2/1963- 3/1972).

Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học kỹ thuật Nhà nước (10/1965-8/1966).

Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần (8/1966-1/1977).

Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam (1/1977-1/1983), tiền thân của Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia ngày nay.

Năm 1966, ông được nhà nước ta phong Giáo sư và Viện hàn lâm khoa học Liên Xô phong Viện sĩ.

Phần thưởng được Đảng, Nhà nước trao tặng:

Giải thưởng Hồ Chí Minh với công trình: Nghiên cứu và chỉ đạo kỹ thuật chế tạo súng Bazôka, súng SKZ, đạn bay trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954.

-      Huân chương Hồ Chí Minh.

-      Huân chương Quân công hạng Nhất, hạng Ba.

- Anh hùng Lao động (đợt phong Anh hùng Lao động đầu tiên ở nước ta 1952).

Năm phong quân hàm cấp tướng:

Thiếu tướng năm 1948.

Giáo sư Trần Đại Nghĩa sinh ra trong một gia đình nhà giáo nghèo.

Mồ côi cha từ năm 10 tuổi, Phạm Quang Lễ do tiếp thụ được truyền thông yêu nước thương người của gia đình và có trí óc thông minh, đã được mẹ và chị hết lòng nuôi dưỡng. Năm 1926, Lễ học xong bậc tiểu học, tốt nghiệp hạng ưu và sau đó đỗ tiếp vào Trường trung học Mỹ Tho. Vì đỗ hạng ưu nên Lễ được cấp học bổng. Suốt bốn năm học ở bậc trung học đệ nht cấp, Lễ là học sinh xuất sắc, thường đạt điểm cao và đứng đầu về các môn khoa học tự nhiên như toán, vật lý, hoá học. Năm 1930, Lễ tốt nghiệp trung học phổ thông và tiếp tục học Trung học đệ nhị cấp Pê trus Ký, một trường học nổi tiếng của Sài Gòn. Trường quy định chặt chẽ giờ học, giờ nghỉ, giờ ăn, giờ ngủ nhưng đốì với những học sinh ham học như Lễ, giờ học trong nội quy còn quá ít. Anh và các bạn đã nghĩ ra cách học. Khi có lệnh tắt đèn đi ngủ, họ chia nhau người vào nhà tắm, người vào nhà cầu, bật đèn học tiếp. Thoạt đầu, các giám thị rất ngạc nhiên: nhà cầu đóng cửa hàng giờ mà không có ai ra, nhà tắm đóng cửa mà không có tiếng xốì nước. Sau đó nhiều người phát hiện được mưu mẹo của Lễ và các bạn anh nhưng rồi nể họ là những học sinh ham học nên phần đông giám thị bỏ qua. Cũng trong thời kỳ Lễ học Trung học đệ nhị cấp Pê-trus Ký, có nhiều hoạt động chng thực dân Pháp nổ ra như hoạt động của cụ Phan Bội Châu, phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, các cuộc bãi công, bãi thị do Đảng Cộng sản Đông Dương tổ chức, khởi nghĩa Yên Bái. Các sự kiện đó khơi sâu lòng yêu nước trong giới học sinh. Tuy nhiên, hầu hết đều bị thực dân đàn áp dã man và bị thất bại. Một trong những nguyên nhân thất bại là vấn đề vũ khí: lực lượng cách mạng không có vũ khí trong khi quân đội thuộc địa được trang bị đến tận răng. Mun thắng kẻ thù, ngoài những người lo về chính trị, phải có người lo về quân sự, về khoa học, về vũ khí. Cho nên, Lễ đã sớm xác định hướng đi cho mình là học giỏi, nhất là các môn khoa học tự nhiên để sau này nghiên cứu về vũ khí giúp cho công cuộc giải phóng dân tộc.

Năm 1933, chàng thanh niên 20 tuổi Phạm Quang Lễ đã đỗ xut sắc hai bằng tú tài: Tú tài Tây và Tú tài bản xứ.

Tháng 9 năm 1935, nhận được học bổng du học bên Pháp của Hội ái hữu trường Xatxơlu Lôba, Phạm Quang Lễ có cơ hội để thực hiện hoài bão của mình. Suốt 11 năm học tập tại Pháp, anh miệt mài nghiên cứu tại Trường đại học Soocbon, Viện Khí động học, Học viện Thng kê, Trường cao đẳng kỹ thuật Điện… Sau giờ học, anh thường đến các thư viện để tra cứu sách liên quan đến chế tạo vũ khí. Anh cũng tìm đến những hiệu sách cũ để tìm những quyển sách về đề tài này...

Trong lĩnh vực vũ khí quân sự, Đức là nước đạt nhiều thành tựu. Để đọc thẳng sách về vũ khí bằng tiếng Đức, Phạm Quang Lễ đã tự học thứ tiếng này. Trong ba ngày, anh học hết những nguyên tắc cơ bản của văn phạm và bắt đầu đọc sách... Ngoài nghiên cứu về sản xuất vũ khí, Lễ còn tìm hiểu thêm môn khoa học quản lý. Anh cũng nhận thấy phải giữ bí mật cho những công việc của anh. Vì thế, anh đã tìm đọc những sách nói về công tác phản gián. Anh cần biết các điệp viên thường làm những gì khi điều tra đối tượng của họ, để anh giữ mình... Anh làm việc kín đáo đến mức: công việc anh làm trong mười một năm vẫn không ai hay, trừ một vài người bạn.

Sau khi tốt nghiệp các trường đại học (trong khoảng thời gian 1936-1941), Phạm Quang Lễ đã lần lượt làm việc tại ba công ty chế tạo máy bay của Pháp. Trong thời gian này, ông đã thu thập thêm kiến thức về pháo, súng máy và bom mìn đồng thời quan sát các ụ súng của quân đội Pháp chuẩn bị để ứng chiến với phát xít Đức.

Tháng 9 năm 1946, ông cùng với một số trí thức khác theo Bác Hồ về nước để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chng ngoại xâm của dân tộc ta.

Chỉ 7 ngày sau khi về nước (27/10/1946), Phạm Quang Lễ lập tức được Bác trực tiếp giao nhiệm vụ lên Thái Nguyên, nghiên cứu chế tạo súng chống tăng dựa theo mẫu badôca của Mỹ, với hai viên đạn do Giáo sư Tạ Quang Bửu lúc này là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cung cp. Phải bắt tay vào việc ngay. Nhưng mới chỉ được ít hôm thì lại có điện gấp từ Bộ Quốc phòng gọi về gặp Bác Hồ.

Ngày 5/12/1946, Phạm Quang Lễ tới Bắc bộ phủ. Lòng khấp khởi, chàng kỹ sư trẻ không hiểu Bác mun gặp mình để giao nhiệm vụ gì. Vừa gặp, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng nhưng cũng đầy thân mật bảo: Kháng chiến sắp đến nơi rồi, hôm nay tôi gọi chú lại để trao cho chú nhiệm vụ làm Cục trưởng quân giới. Chú lo vũ khí cho bộ đội diệt giặc. Bác Hồ giao cho ông toàn quyền hành động trong việc chế tạo vũ khí mà không phải thông qua bt kỳ một cấp nào khác.

Rồi Người căn dặn: Việc của chú là việc đại nghĩa, vì thế từ nay Bác đặt tên cho chú là Trần Đại Nghĩa. Dùng bí danh này để giữ bí mật cho chú và để bảo vệ gia đình, bà con chú còn ở trong Nam. Bác giải thích ý nghĩa cái tên: Một là họ Trần, là họ của danh tướng Trần Hưng Đạo. Hai là, Đại Nghĩa là nghĩa lớn để chú nhớ đến nhiệm vụ của mình với nhân dân, với đất nuớc. Đại Nghĩa còn là chữ của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo. Chú có ưng bí danh đó không?.

Thế là từ đấy, cái tên Trần Đại Nghĩa gắn với cuộc đời ông.

Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, Trần Đại Nghĩa với tư cách là một lãnh đạo và một nhà khoa học, đã cùng với các đồng chí của mình và hàng ngàn công nhân kỹ thuật trong cả nước hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình: sản xuất vũ khí cho quân đội Việt Nam. Thành công về quân giới của chúng ta trong hai cuộc kháng chiến chủ yếu là do biết tập trung vào vũ khí phục vụ chiến tranh nhân dân. Những công trình khoa học kỹ thuật chế tạo vũ khí như Bazôka, súng đại bác không giật (SKZ),... thực sự là những kỳ tích của Trần Đại Nghĩa và các cộng sự của ông. Các công trình này đã đóng góp vào việc giải quyết lý thuyết và thực nghiệm các vn đề về cơ khí, hỏa thuật và thuốc phóng để chế tạo thành công súng Bazôka bắn đạn lõm, công cụ chủ yếu chống chiến xa lúc bấy giờ, với sức xuyên thép 150 mm, súng có thể vác vai cơ động, cự ly bắn 50-150 m. Loại vũ khí này mang tính sáng tạo cao, phù hợp với điều kiện vật chất và kỹ thuật của Việt Nam lúc bấy giờ, góp phần quan trọng vào việc tăng cường hỏa lực của bộ binh ta, tạo điều kiện thuận lợi để đánh thắng kẻ thù. Với những đóng góp của ông cho ngành quân giới, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tặng ông danh hiệu Ông Phật làm súng. 

Trần Đại Nghĩa cũng là một nhà nghiên cứu rất có quyết tâm, không sờn lòng trước những khó khăn. Người nghiên cứu phải có một niềm tin mãnh liệt không nản chí trước những thất bại tạm thời, bền bỉ, nhẫn nại đến mức cao nhất, ông luôn nghĩ và làm như vậy.

Vì những đóng góp to lớn đối với quân đội Việt Nam nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung, Trần Đại Nghĩa được kết nạp vào Đảng năm 1949 và được phong quân hàm Thiếu tướng.

Ngày 1/5/1952, Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa được tuyên dương Anh hùng Lao động trong s bảy Anh hùng của Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức tại Việt Bắc. Bác Hồ trong một bài báo ký tên C.B đã viết về ông: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa là một đại trí thức, mang một lòng nhiệt thành về phụng sự Tổ quốc, phục vụ kháng chiến.

Năm 1983, ông nhận nhiệm vụ vận động đội ngũ trí thức trong tất cả các ngành khoa học và công nghệ thành lập Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp hội). Giáo sư Trần Đại Nghĩa trở thành Chủ tịch đầu tiên của Liên hiệp hội, nhiệm kỳ 1983-1988.

Dù ở cương vị nào ông cũng hoàn thành nhiệm vụ. Là một quân nhân, Thiếu tướng Trần Đại Nghĩa luôn dũng cảm, tận tụy. Là một nhà khoa học, Giáo sư, Viện sỹ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô Trần Đại Nghĩa đã nêu tấm gương của một nhà nghiên cứu chân chính, hết lòng vì sự nghiệp khoa học.

Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa qua đời vào hồi 16 giờ 20 phút ngày 9/8/1997, hưởng thọ 85 tuổi.

(Sưu tầm)

 

 

SONG HÀO

 

Phần thưởng được Đảng, Nhà nước trao tặng:

Huân chương Hồ Chí Minh.

Huân chương Quân công hạng Nhất.

Huân chương Kháng chiến hạng Nhất.

Huân chương Kháng chiến chng Mỹ hạng Nhất.

Huân chương Chiến công hạng Nhất.

Huân chương Chiến sỹ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba.

Huân chương Sao vàng.

Huy chương Quân kỳ Quyết thắng.

Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng.

Năm phong quân hàm cấp tướng:

Trung tướng năm 1959; Thượng tướng năm 1974.

Thượng tướng Song Hào tên thật là Nguyễn Văn Khương, sinh ngày 20/8/1917 tại xã Hào Kiệt (nay là xã Liên Minh), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1936 trong Phong trào Mặt trận bình dân. Năm 1937, ông phụ trách tổ chức Ái hữu thợ thêu, Thanh niên dân chủ (sau này là Mặt trận phản đế) tại quê hương.

Tháng 4/1939, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và được cử làm Thư ký Ban Thường trực Liên đoàn Lao động Hà Nội và tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Thành ph Hà Nội.

Đầu năm 1940, ông bị thực dân Pháp bắt giam và kết án 7 năm tù, lưu đày qua các nhà tù Nam Định, Hà Nội, Sơn La, Hòa Bình, Chợ Chu. Năm 1943, ông được chỉ định làm Bí thư chi bộ tại nhà tù Chợ Chu. Tháng 8/1944, ông vượt ngục khỏi nhà tù Chợ Chu về vùng Tuyên Quang, Thái Nguyên hoạt động, được chỉ định làm Chính trị viên đội tuyên truyền Cứu quốc quân hoạt động ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và Thái Nguyên.

Tháng 12/1944, ông được chỉ định làm Bí thư Khu căn cứ Nguyễn Huệ. Tháng 8/1945, ông được cử làm đại biểu đi dự Đại hội quốc dân tại Tân Trào. Sau đó ông phụ trách Cứu quốc quân cướp chính quyền tại hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang.

Sau Cách mạng tháng Tám, ông là Xứ ủy viên Bắc Kỳ của Kỳ bộ Việt Minh, phụ trách liên tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và Thái Nguyên... Tháng 12/1947, ông là Chính ủy Liên khu 10, Khu ủy viên, Bí thư Quân khu ủy. Đến năm 1950, ông là Chính ủy khu Tây Bắc, Bí thư Ban cán sự bộ đội tình nguyện vùng Thượng Lào. Năm 1951, ông là Chính ủy Đại đoàn 308, Bí thư Đại đoàn ủy.

Tháng 5/1955, ông được giao công tác xây dựng quân đội chính quy và được cử làm Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Tổng Quân ủy viên. Năm 1959, ông được phong quân hàm Trung tướng trong đợt phong hàm chính quy đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam (cùng được phong Trung tướng đợt này còn có các tướng Nguyễn Văn Vịnh, Hoàng Văn Thái, Trần Văn Trà).

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần III (năm 1960), lần IV (năm 1976) và lần V (tháng 3/1982) của Đảng, ông được bầu làm ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng. Ông được cử giữ chức ủy viên ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, trưởng Ban kiểm tra Quân ủy Trung ương (khóa III). Được Ban chấp hành Trung ương cử vào Ban Bí thư (khóa IV), phân công làm Chủ nhiệm ủy ban Kiểm tra trung ương.

Tháng 3/1961, ông được cử giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (thay cho tướng Nguyễn Chí Thanh vào Nam), kiêm thứ trưởng Bộ Quốc phòng, phó bí thư Quân ủy Trung ương.

Sau 1975, ông vẫn tiếp tục công tác trong quân đội cho đến tháng 4/1982, ông được phân công giữ chức Bộ trưởng Bộ Thương binh và Xã hội đến tháng 2/1987.

Từ tháng 2/1990 đến tháng 12/1992, ông được chỉ định làm Chủ tịch lâm thời Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Ông đã được bầu làm đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa IV và khóa VI.

Ông qua đời lúc 1 giờ 22 phút ngày 9/1/2004 tại Bệnh viên Trung ương quân đội 108, Hà Nội, hưởng thọ 87 tuổi.

(Sưu tầm)

 

 

PHAN TRỌNG TUỆ

 

Phần thưởng được Đảng Nhà nước trao tặng:

-      Huân chương Sao Vàng (truy tặng 15/10/2007),

-      Huân chương Hồ Chí Minh.

-      Huân chương Quân công hạng Nhất.

-      Huân chương Chiến thắng hạng Nhất.

-      Huân chương Kháng chiến hạng Nhất và nhiều huân, huy chương khác.

Năm phong quân hàm cấp tướng:

Thiếu tướng vào năm 1955.

Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ quê ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) - một vùng đất giàu truyền thng yêu nước. Dòng họ Phan ở Sài Sơn xuất phát từ Thạch Hà, Hà Tĩnh với ông tổ là danh sĩ Phan Huy ích. Phan Huy Ích chuyển từ Hà Tĩnh ra định cư tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội) và sinh ra Phan Huy Chú, nhà bác học, sử học nổi tiếng thời Nguyễn. Tuy nhiên, ông lại sinh ra tại Viên Chăn, Lào. Cụ thân sinh ra ông là Phan Trọng Định, khoảng đầu thế kỷ 20, đã phiêu bạt sang tận Lào, Thái Lan mưu sinh.

Sau khi gây dựng được cơ ngơi tại Viêng Chăn, cụ Định về quê đón cụ bà Trịnh Thị Miễn cùng 2 người con gái là Phan Thị Lạng và Phan Thị Nén sang đoàn tụ. Tại vùng đất mới, 2 cụ sinh thêm ra các ông bà Phan Trọng Tuệ, Phan Trọng Quang, Phan Thị Sáng, Phan Thị Suốt.

Khoảng giữa năm 1930, Viêng Chăn trở thành nơi lưu trú của nhiều chiến sĩ cách mạng sau sự kiện Xô viết Nghệ - Tĩnh bị dìm trong biển máu, phải lẩn trốn sự truy lùng của mật thám Pháp.

Cụ bà Trịnh Thị Miễn, tuy chỉ là người nội trợ, nhưng cũng là người đứng đầu tổ chức ái hữu, đã vận động bà con Việt kiều che chở, đùm bọc những chiến sĩ cách mạng. Được tiếp xúc với sách báo tiến bộ và những người cách mạng, Phan Trọng Tuệ đã tích cực tham gia các hoạt động xã hội như giúp đỡ người nghèo, chống lại sự hà hiếp, áp bức của bọn chức dịch, tay sai...

Năm 1934, Phan Trọng Tuệ trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1935, Phan Trọng Tuệ tham gia lãnh đạo cuộc mít tinh lớn phản đối thực dân Pháp, nên bị bắt giam 4 tháng. Sự việc này, cùng với ảnh hưởng và những việc làm yêu nước của gia đình họ Phan khiến chính quyền sở tại lo ngại, họ bèn trục xuất cả gia đình về quê gốc Sài Sơn để quản thúc cùng với Nguyễn Văn Thọ và Đào Văn Tiễu. Thời gian này, ông cùng các đồng chí của mình đã nhanh chóng khôi phục hoạt động, tổ chức vận động cách mạng ngay tại quê hương. Tháng 8/1936, Tổ Cộng sản Đa Phúcđã được thành lập tại nhà của ông với ba thành viên chủ chốt là Phan Trọng Tuệ, Nguyễn Văn Thọ, Đào Văn Tiễu. Tổ được ra đời nhằm công việc tuyên truyền, vận động cách mạng trong quần chúng nhân dân địa phương và tìm cách bắt liên lạc với Đảng Cộng sản Đông Dương.

Năm 1937, ông trực tiếp phụ trách chi bộ Đảng ở xã Sài Sơn và liên lạc với Thành uỷ Hà Nội. Năm 1940 ông là Bí thư Tỉnh uỷ lâm thời tỉnh Sơn Tây.

Năm 1941: Bí tỉnh ủy Hà Đông, rồi Bí thư liên tỉnh uỷ gồm Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Hà Nam. Cuối năm 1941, ông là Xứ uỷ viên xứ uỷ Bắc kỳ phụ trách công tác binh vận.

Tháng 9/1943, ông bị thực dân Pháp bắt tại Hà Nam và đem giam tại Ha Lò, Hà Nội. Cuối năm này ông bị kết án 27 năm tù và đày đi Côn Đảo cùng với hơn mười tù chính trị nguy hiểm khác trong đó có Trần Văn An, Vũ Xuân Chiêm (sau này là Trung tướng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng). Trong tù ông tiếp tục hoạt động cách mạng, là chi ủy viên khối Hà Nội - Sơn La.

Cách mạng tháng Tám thành công, ông công tác trong Ban trật tự Côn Đảo cho đến ngày 20/9. Ông được y ban Khởi nghĩa Nam Bộ cho thuyền ra đón và trở về cửa Mỹ Thanh thuộc Sóc Trăng trong đêm 22/9 cùng với nhiều tù chính trị khác trong đó có Bác Tôn và Lê Duẩn.

Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp nổ súng gây hấn ở Sài Gòn, các tù chính trị Côn Đảo được phân công đi các tỉnh miền Nam và miền Trung lãnh đạo kháng chiến. Phan Trọng Tuệ được phân công ở lại miền Tây Nam Bộ trên cương vị Thanh tra kháng chiến Hậu Giang, y viên liên tỉnh ủy (gồm 10 tỉnh miền Tây Nam bộ). Ngày 23/8/1947, ông được cử giữ chức Chính trị viên Khu 9.

Từ tháng 12/1948 đến năm 1950, ông làm Chính ủy Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn; Chính ủy Khu VII; Thanh tra Bộ Tư lệnh Nam Bộ. Từ năm 1952 đến năm 1954, ông làm Tư lệnh, sau đó Phó Tư lệnh kiêm Chính ủy Phân liên khu miền Tây Nam Bộ.

Từ tháng 8/1954, ông là Đại tá Phó Trưởng đoàn Liên hiệp đình chiến Nam Bộ rồi quyền Trưởng đoàn Đại biểu Bộ tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam trong y ban liên hiệp đình chiến Trung ương, đồng thời ông cũng giữ vai trò Phó Trưởng đoàn liên hiệp định chiến Trung ương. Năm 1955, ông được thăng quân hàm Thiếu tướng theo sắc lệnh 243-SL ngày 3/11/1955, do Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh kí.

Tháng 3/1957, ông làm Phó Tổng thanh tra Quân đội.

Ngày 19/11/1958, các đơn vị bộ đội quốc phòng đang làm công tác bo vệ nội địa, bảo vệ biên giới, bờ biển, giới tuyến và các lực lượng vũ trang khác chuyên trách công tác bảo vệ nội địa và biên phòng, giao cho ngành công an trực tiếp chỉ đạo, lấy tên là Lực lượng Cảnh vệ, ông được cử phụ trách lực lượng này kiêm Thứ trưởng Bộ Công an. Ngày 3/3/1959, Khi lực lượng Công an vũ trang (tiền thân của lực lượng Biên phòng) được thành lập, ông được cử làm Tư lệnh kiêm Chính ủy đầu tiên của Lực lượng Công an Nhân dân vũ trang cho đến năm 1961.

Năm 1961 đến năm 1980, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải và là Bộ trưởng lâu năm nhất của Bộ này. Thời gian ông làm Bộ trưởng kéo dài suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc và thời kì khôi phục cơ sở giao thông, đường sá cầu cống Bắc Nam sau chiến tranh.

Từ năm 1965 đến năm 1968, ông được cử vào tuyến chiến lược Trường Sơn, làm Tư lệnh kiêm Chính ủy Đoàn 559. Đây cũng là thời điểm bắt đầu mở đường Trường Sơn cho cơ giới nhằm đáp ứng với đòi hỏi của thực tế chiến trường là quân Mĩ ào ạt đổ bộ vào miền Nam Việt Nam.

Năm 1968, trên cương vị Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, ông vào phụ trách và chỉ đạo công tác bảo đảm giao thông trên địa bàn Quân khu IV nhằm phục vụ cho công tác chi viện cho chiến trường miền Nam, đặc biệt là trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân. Bởi vì, địa bàn Quân khu IV là địa bàn tập trung binh lực, vũ khí, đạn dược...chi viện của miền Bắc trước khi vượt Trường Sơn vào Nam cho nên luôn là trọng điểm đánh phá của giặc Mĩ.

Từ năm 1973 đến năm 1976, ông kiêm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thời gian này, ông cùng Phó Thủ tướng Đỗ Mười thay mặt Chính phủ chỉ đạo việc phát triển đường Trường Sơn thành đường chuẩn Quốc gia. Đây là một vấn đề mang tính chiến lược, góp phần quan trọng tạo thế và lực cho sự nghiệp giải phóng miền Nam.

Từ cuối năm 1974 đến 1975, ông làm y viên Thường trực Hội đồng Chi viện giải phóng, miền Nam.

Ông là y viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa III và VI. Đại biểu Quốc hội từ khóa II đến khóa VI.

Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ là một vị Bộ tưởng có tài quản lý và có tầm nhìn chiến lược đối với sự phát triển của Bộ Giao thông Vận tải, nhằm đáp ứng những đòi hỏi và yêu cầu thực tế của tình hình đất nước. Năm 1961, ngay khi được cử làm Bộ trưởng, ông đã chỉ đạo các cán bộ khoa học kĩ thuật của Bộ nghiên cứu, thiết kế, đóng mới loại tàu cỡ nhỏ của Bộ Quc phòng. Đây là một công tác bí mật mang tính chiến lược, vì đó chính là những con tàu không số huyền thoại. Ngành đóng tàu Việt Nam hiện nay là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm rất phát triển, ngành mà chúng ta hoàn toàn có thể tự chủ từ khâu thiết kế đến khâu thi công. Hiếm ai biết được ngay từ năm 1970, chính Bộ trưởng Phan Trọng Tuệ đã chỉ đạo cán bộ của Bộ thực hiện đề tài Về chiến lược cần xây dựng Việt Nam thành một quốc gia hàng hải - với nền kinh tế biển phát triển - một hạm đội mạnh - một đội thương thuyền mạnh. Mun vậy phải xây dựng một nền công nghiệp đóng tàu Việt Nam hiện đại và phát triển, ông luôn quan tâm đến việc xây dựng lực lượng nghiên cứu thiết kế và lực lượng đăng kiểm.

Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ không những yêu khoa học, thích kỹ thuật, mà còn có tư duy khoa học, kỹ thuật rất độc đáo, một con người rt coi trọng trí tuệ và trí thức. Ông luôn luôn quan tâm động viên, khuyến khích các cán bộ khoa học kĩ thuật, tạo điều kiện cho họ hoàn thành nhiệm vụ của mình trong hoàn cảnh đất nước chiến tranh và đồng thời rất biết tiếp thu những đề xuất cũng như những ý tưởng của họ. Ông thường nói: Cán bộ khoa học phải cố làm những gì sản xuất và chiến đấu đang cần với cái gì đang có và sẽ tạo ra với ý chí quyết tâm học hỏi - phàm những việc người khác làm ta cố gắng rồi cũng làm được. Ta đã thắng giặc Mỹ trên mặt trận giao thông vận tải đâu chỉ bằng sức lực mà cả bằng trí tuệ nữa. Trí tuệ Việt Nam có chịu thua kém đâu. Chính tướng Phan Trọng Tuệ là người gợi ý cho các đề tài khoa học như: ca nô không người lái dùng để phá thủy lôi, rồi ý tưởng cho ô tô chạy trực tiếp trên dây cáp thông qua kẽ hở vành lốp ô tô - đây chính là cơ sở cho đề tài khoa học nghiên cứu các biện pháp vượt sông bằng hệ dây đàn hồi.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã dành những lời trân trọng về Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ: Đồng chí Phan Trọng Tuệ, người Cộng sản kiên trung, một vị tướng, một cán bộ cao cấp của Đảng, của Nhà nước có đức độ và tài năng, hết lòng vì nước vì dân. Đồng chí sớm giác ngộ cách mạng, gia nhập Đảng từ năm 1934 lúc mới 17 tuổi, đã 2 lần bị địch bắt, tù đày, tra tấn nhưng đồng chí vẫn giữ vững khí tiết... với tôi, đồng chí là người bạn chiến đấu thủy chung.

(Sưu tầm)

 

NGUYỄN VĂN VỊNH

 

Ngoài ra ông từng giữ các chức vụ: Xứ ủy viên Xứ ủy Nam Bộ, Chủ nhiệm y ban thống nhất Trung ương (hàm Bộ trưởng), y viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa 3.

Phần thưởng được Đảng Nhà nước trao tặng:

-      Huân chương Độc lập hạng Nhất (truy tặng).

-      Huân chương Quân công hạng Ba.

-      Huân chương Chiến thắng (chng Pháp) hạng Nhất.

-      Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba).

-      Huy hiệu Thành đồng Tổ quốc.

Năm phong quân hàm cấp tướng:

Trung tướng năm 1959.

Trung tướng Nguyễn Văn Vịnh sinh 21/2/1918 tại làng Đô Quan, xã Nam Quang, huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Định. Cùng quê, cùng hoàn cảnh gia đình, cùng mồ côi cha từ nhỏ, sng nhờ vào sự tần tảo của mẹ, ông cùng với nhà thơ Nguyễn Văn Cừ là đôi bạn chí thân từ nhỏ.

Năm 1936, ông tham gia phong trào học sinh yêu nước ở huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Định, bị thực dân Pháp bắt giam năm 1937. Sau khi ra tù, năm 1940 ông xung Hải Phòng rồi năm 1941 vào Nam sau đó đăng lính làm đến chức đội. Là một người có tư tưởng yêu nước, tiến bộ, thích thơ văn, ông được các ông Hoàng Văn Thụ (khi đó là trưởng ban binh vận) và ông Trường Chinh trực tiếp t chức tuyên truyền và giác ngộ tham gia Hội quân nhân cứu quốc. Năm 1943, ông bị thực dân Pháp bắt giam lần thứ hai kết án 20 năm tù khổ sai và đày ra Côn Đảo. Cách mạng tháng Tám thành công, ông được đón về đất liền tiếp tục hoạt động tại chiến trường Nam Bộ.

Năm 1946, ông là Tỉnh ủy viên kiêm Phó Chủ tịch y ban kháng chiến tỉnh Mỹ Tho, chỉ huy đội du kích rồi được bầu làm chính trị viên. Từ năm 1946 đến 1950, Chính ủy Bộ Tư lệnh Khu 8, Bí thư Khu ủy, Xứ ủy viên Xứ ủy Nam Bộ chỉ đạo xây dựng căn cứ (trong đó có chiến khu Đồng Tháp Mười), các cơ sở cách mạng, các đội du kích, các trạm quân uy, tổ chức hậu cần và hoạch địch chiến lược chiến thuật. Ông là một trong những người đỡ đầu góp phần khai sinh ra nền điện ảnh khu 8, cội nguồn của điện ảnh cách mạng Việt Nam. Từ năm 1950 đến 1952, Chính ủy Bộ Tư lệnh Phân khu Miền Tây Nam Bộ. Từ năm 1952 đến 1954, Phó Tư lệnh Phân khu miền Đông Nam Bộ. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc theo tinh thần Hội nghị Giơ ne vơ.

Trong hai năm 1955 và 1956, ông là Trưởng Phái đoàn Quân đội Nhân dân Việt Nam bên cạnh y ban Quc tế thi hành Hiệp định Giơ ne vơ tại Sài Gòn. Năm 1957, ông là Phó Chủ nhiệm y ban Kế hoạch Nhà nước. Tháng 6/1957, ông được cử giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm Tổng cục Cán bộ Bộ Quốc phòng, y viên Quân ủy Trung ương. Sau khi ông Nguyn Chánh (Chủ nhiệm Tổng cục Cán bộ mất), ông giữ chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục Cán bộ vào năm 1958. Tháng 8/1959, ông được phong quân hàm Trung tướng giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Từ năm 1960 đến 1969, ông chuyển sang làm Trưởng Ban Thống nhất Trung ương, hàm Bộ trưởng...

Những năm tháng cuối đời, ông bị bệnh hiểm nghèo và được Đảng và Nhà nước đưa sang Cộng hòa Dân chủ Đức chữa bệnh và mất tại đây vào năm 1978.

Ông là một trong những người đầu tiên đề xut và chỉ đạo xây dựng đường Trường Sơn trên bộ và trên biển để chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam; chỉ đạo xây dựng công tác binh, địch vận từ 1960; đề xuất phát động du kích chiến tranh, nhân dân chiến tranh toàn diện và trường kỳ từ 1961; đề xuất chủ trương vừa đánh vừa đàm từ 1965...

(Sưu tầm)

 

 

NGUYÊN BẰNG GIANG

 

Phần thưởng được Đảng, Nhà nước trao tặng:

Huân chương Hồ Chí Minh.

Huân chương Quân công hạng Nhất, Nhì, Ba.

Huân chương Chiến thắng hạng Nhất.

Huân chương Kháng chiến chng Mĩ hạng Nhất... Năm phong quân hàm cấp tướng:

Thiếu tướng năm 1959; Trung tướng 1974.

Trung tướng Nguyễn Bằng Giang là người dân tộc Tày, quê tỉnh Cao Bằng. Tham gia cách mạng từ 1932, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (1935), nhiều lần bị Pháp bắt giam. Tỉnh uỷ viên Cao Bằng, tổ chức đội trừ gian, phụ trách binh vận, uỷ viên thường vụ Liên Tỉnh uỷ Cao - Bắc - Lạng (1941 -1943), tỉnh uỷ viên Cao Bằng phụ trách quân sự, chỉ huy diệt phỉ và tước khí giới tàn quân Pháp (1944 - 45).

Khu phó, khu trưởng Khu I, Khu X (1946 - 1947), tư lệnh Liên khu X, Khu Tây Bắc (1948 - 1954), tham gia các Chiến dịch Biên giới, Tây Bắc, Điện Biên Phủ... (1950 - 1954).

Tư lệnh Quân khu Tây Bắc (1958 - 1964), hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân (1965 - 1966), tư lệnh Quân khu Việt Bắc, kiêm chủ tịch Uỷ ban Hành chính Khu Tự trị Việt Bắc (1967 - 1975). Đại biểu Quốc hội khoá III, IV, V, VI.

(Sưu tầm)

LÊ QUANG ĐẠO

 

Phần thưởng được Đảng, Nhà nước trao tặng:

Huân chương Sao Vàng (truy tặng 2003)

Huân chương Hồ Chí Minh.

Huân chương Quân công hạng Nhất.

Huân chương Kháng chiến hạng Nhất.

Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất.

Huân chương Chiến công hạng Nhất.

Huân chương Chiến sỹ vẻ vang hạng Nhất

Huy chương Quân kỳ Quyết thắng.

Huỵ hiệu 50 năm tuổi Đảng.

Năm phong quân hàm cấp tướng:

Thiếu tướng năm 1959; Trung tướng năm 1974.

 

Trung tướng Lê Quang Đạo tên thật là Nguyễn Đức Nguyện quê tại xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ngoài ra ông còn các bí danh sau đây: Nho Mẩn, Minh, Miện, Đăng, Trần Hoạt...

Năm 1938, ông tham gia phong trào thanh niên dân chủ ở Hà Nội. Năm 1939, ông tham gia phong trào thanh niên Phản đế Đông Dương, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1940.

Từ năm 1940-1942, ông là Bí thư chi bộ xã Đình Bảng, Uỷ viên Ban cán sự phủ Từ Sơn, Uỷ viên Ban Cán sự tỉnh Bắc Ninh, Bí thư Ban Cán sự tỉnh Bắc Ninh, Bí thư Ban Cán sự tỉnh Phúc Yên rồi làm Xứ uỷ viên Xứ uỷ Bắc kỳ.

Từ năm 1943 đến tháng 5/1945, ông là Bí thư Ban Cán sự Hà Nội, Uỷ viên Thường vụ Xứ uỷ Bắc kỳ, phụ trách tờ báo "Quyết thắng" và các lớp huấn luyện Việt minh ở Chiến khu Hoàng Hoa Thám.

 

Tháng 8/1945, ông là Chính trị viên Chi đội Giải phóng quân tỉnh Bắc Giang, tham gia lãnh đạo tổng khởi nghĩa ở Bắc Giang.

Từ Cách mạng tháng Tám năm 1945-1948, ông giữ các chức vụ: Bí thư thành uỷ Hải Phòng, Hà Nội, Phó Bí thư Khu uỷ đặc biệt Hà Nội, Xứ ủy viên Bắc kỳ, Bí thư Liên tỉnh ủy Hà Nội - Hà Đông, ủy viên thường vụ Liên khu ủy Liên khư III, phụ trách công tác tuyên huân.

Năm 1949, ông là Phó trưởng ban Tuyên huấn Trung ương Đảng.

 

Từ năm 1950-1976, ông công tác trong Quân đội Nhân dân Việt Nam và được giao nhiều trọng trách: Cục trưởng Cục Tuyên huân, Phó Chủ nhiệm Chính trị Chiến dịch Điện Biên Phủ, Phó trưởng đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam trong Uỷ ban Liên hiệp đình chiến Việt Pháp, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh, Đường 9 - Nam Lào, Bí thư Đảng uỷ và Chính uỷ Mặt trận giải phóng Quảng Trị.

 

Năm 1960, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, ông được bầu làm Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Uỷ viên Quân uỷ Trung ương. Năm 1976, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, ông được bầu làm Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu làm Bí thư Trung ương Đảng. Năm 1978, ông là Phó Bí thư thành uỷ Hà Nội, Chính uỷ Bộ Chỉ huy quân sự thành phố Hà Nội.

 

Năm 1982, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V ông được bầu làm ủy viên Trung ương Đảng và được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu làm Bí thư Trung ương Đảng, trực tiếp làm Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương.

Từ năm 1983 - 1987, ông giữ các chức vụ: ủy viên Đoàn Chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Trưng ương Đảng phụ trách công tác dân vận của Đảng, Bí thư Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Từ năm 1986, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, ông tiếp tục được bầu làm ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Tháng 6/1987, tại kỳ họp lần thứ nht khoá VIII, ông được bầu làm Chủ tịch Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.

 

Tháng 11/1988, tại Đại hội Mặt trận T quốc Việt Nam lần thứ III đã bầu ông vào Đoàn Chủ tịch Uỷ Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là Bí thư Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Từ tháng 8/1994 đến tháng 7/1999, ông làm Chủ tịch Đoàn chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (khoá IV).

(Sưu tầm)

LÊ HIẾN MAI

 

Ông là một trong các tướng được phong quân hàm trong đợt đầu.

Phần thưởng được Đảng Nhà nước trao tặng:

-      Huân chương Hồ Chí Minh

-      Huân chương Quân công hạng Nhất

-      Huân chương Chiến thắng hạng Nhất

-      Huân chương Kháng chiến hạng Nhất...

Năm phong quân hàm cấp tướng:

Thiếu tướng vào năm 1948; Trung tướng năm 1974.

 

Tướng Lê Hiến Mai tên thật là Dương Quốc Chính; quê xã Trạch Mỹ Lộc, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội), tham gia cách mạng từ năm 1939. Năm 1940, là thư ký Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên phản đế tỉnh Sơn Tây. Từ 1941 đến 1944, bị thực dân Pháp bắt giam và đày đi tù ở nhiều nơi. Tháng 8/1944, ông vượt ngục, tham gia Cứu quốc quân, lấy bí danh Lê Hiến Mai, giữ chức y viên phân khu ủy Phân khu Tuyên - Thái; Phái viên chính trị Giải phóng quân phụ trách Mặt trận Sầm Nưa, Xiêng Khoảng (Lào); Chính trị viên, Bí thư trung đoàn ủy.

Tháng 3/1946, ông giữ chức Chính ủy, kiêm Tham mưu trưởng, Bí thư quân khu ủy Chiến khu 2, kiêm Chính ủy Trường bổ túc quân sự ủy viên hội. Từ tháng 2/1947 đến tháng 9/1949, lần lượt giữ các chức vụ Chính ủy Mặt trận Tây Tiến, Liên khu 1, Bộ Tư lệnh Nam Bộ, kiêm Phân liên khu miền Đông Nam Bộ. 1953, là Tư lệnh, Bí thư quân khu ủy Phân liên khu miền Tây Nam Bộ. Hiệp định Genève, ông tập kết ra Bắc làm Chính ủy, Bí thư đảng ủy Bộ Tư lệnh Pháo binh (1958).

Tháng 7/1960, ông làm Bộ trưởng Bộ Thủy lợi và Điện lực rồi Bộ Nông nghiệp. Tháng 4/1965, là Chính ủy, Bí thư đảng ủy Quân khu 4, y viên Quân ủy Trung ương. Năm 1967, ông làm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, y viên thường trực Quân ủy Trung ương, kiêm Giám đốc Học viện Chính trị Quân sự; từ tháng 6 năm 1971: kiêm Bộ trưng, Bí thư đảng đoàn Bộ Nội vụ (sau đổi là Bộ Thương binh và Xã hội).

Năm 1976, ông làm Bộ trưởng Bộ Thương binh và Xã hội, kiêm Chủ nhiệm y ban Điều tra tội ác chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam. Năm 1982, là Chủ nhiệm y ban Y tế - Xã hội của Quốc hội, kiêm Chủ nhiệm y ban Điều tra tội ác chiến tranh xâm lược. Năm 1990, ông làm Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Trung tướng Lê Hiến Mai mất năm 1992.

 

(Sưu tầm)

 

 

1 - 10 Tiếp theo