Bỏ qua nội dung chính

Anh Hùng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Anh Hùng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam > Danh mục
TƯỚNG LƯỠNG QUỐC NGUYỄN SƠN

 

Thuở nhỏ ông học ở Hà Nội. Năm 1926, chàng thanh niên 18 tuổi họ Vũ xuất dương sang Trung Quốc, tham dự lớp huấn luyện cán bộ cách mạng ở Quảng Châu do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tổ chức. Sau một thời gian, ông và nhiều thanh niên Việt Nam khác được gửi vào học tại Trưng quân sự Hoàng Phố, cùng một khóa vi Trần Tư Chính (Bàng Thống), Nguyễn Tư Hồng (Chung Phong). Ra trường, ông ở trong hàng ngũ quân đội cách mạng Trung Quốc. Sau khi cuộc khi nghĩa Quảng Châu thất bại, Nguyễn Sơn tìm đường sang Thái Lan hoạt động. Một thi gian sau, ông lại trở về Trung Quốc, ông hoạt động cho Đảng Cộng sản Trung Quốc tại khu căn cứ Đông Giang. Dấu chân ông đã để lại trong cuộc Vạn lý trường chinh. Trong thời gian Trung Quốc trước chiến tranh thế giới thứ hai với nhiệt tình tuổi trẻ và ý chí cách mạng, Nguyễn Sơn tham gia các hoạt động cách mạng, huấn luyện chính trị, quân sự, làm công tác tuyên truyền, hoạt động văn hóa văn nghệ trong Bát lộ quân Quân giải phóng Trung Quốc, từng giữ chức uỷ viên Chính phủ công nông Xô viết Trung Quốc.

Sau Cách mạng Tháng Tám, ông về Việt Nam, được giao nhiệm vụ Chủ tịch uỷ ban Kháng chiến miền Nam Trung Bộ. Tháng 5-1946, với chức vụ ấy, ông cùng với Bộ trưởng Bộ Nội vụ hồi đó là đồng chí Võ Nguyên Giáp đi thị sát ở mặt trận Đèo Cả. Tháng 1-1947, ông được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục quân huấn Bộ Quốc phòng, sau đó giữ chức vụ Tư lệnh kiêm Chính ủy Chiến khu V, Tư lệnh kiêm Khu trưởng Liên khu IV. Tháng 1 năm 1948, ông được phong quân hàm Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Khoảng năm 1951, ông sang phục vụ lại trong hàng ngũ Quân giải phóng nhân dân Trung Quc, làm việc ở Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng Trung Hoa với các chức vụ: Cục trưởng Cục điều lệnh, Giám đốc tòa soạn tạp chí Huấn luyện chiến đấu... Năm 1955, ông được Chính phủ Trung Quốc phong quân hàm thiếu tướng. Như vậy, ông tr thành vị tướng của hai nước Việt Nam và Trung Quốc thi hiện đại. Sau đó vì bệnh nặng, ông trở về Việt Nam và mất năm 1956, tại Hà Nội.

Chuyện phong tướng cho Nguyễn Sơn cũng khá thú vị. Ngày 20-1-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh s 111/SL phong hàm Thiếu tướng cho Nguyễn Sơn. Vấn đề phong các tướng sĩ đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra tại cuộc họp Hội đồng Chính phủ hôm 19-1-1946 tại Việt Bắc. Các tướng sĩ được phong hàm lần này gồm có: Võ Nguyên Giáp - Đại tướng Tổng chỉ huy quân đội Quốc gia; Nguyễn Bình - Trung tướng, Chỉ huy quân sự miền Nam; Nguyễn Sơn và một vị nữa phong Thiếu tướng, còn lại từ đại tá trở xuống rất nhiều. Sau khi ký sắc lệnh phong hàm Thiếu tưng cho Nguyễn Sơn, Chủ tịch Hồ Chí Minh ủy nhiệm cho Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến hành chính Liên khu IV làm lễ thụ phong nhưng không hiểu vì sao, Nguyễn Sơn chần chừ không chịu nhận quân hàm tướng. Tin đó đã lên tận Việt Bắc.

Bác Hồ nhận được tin ấy, Người suy nghĩ một lát và chợt hiểu ra tất cả. Bác lấy tấm thiếp nhỏ Người vẫn dùng, viết:

Tặng Sơn đệ:

Đảm dục đại

Tâm dục tế

Trí dục viên

 Hành dục phương.

12 câu nói này, Bác lấy từ câu nói của Tôn Tư Mạo đời Đường: “Đảm dục đại nhi tâm dục tiểu, Trí dục viên nhi hạnh dục phương. Niệm niệm hữu như lâm địch nhật, Tâm tâm thường tự quá kiều thì”. Dịch là: “Cái mật thì phải muốn lớn gan rộng rãi; cái tâm địa mình thì phải mun cho nhỏ nhặt, chín chắn; cái trí thì phải cho tròn trịa mềm mỏng; cái nết thì phải cho vuông vức ngay thẳng cương cát, (ấy là cái phép làm người). Khi suy tưởng thì phải suy tưởng như là ngày ti trước quân giặc vậy; cái lòng thì phải lo sợ như lúc đi ngang qua cầu vậy”.

Bác Hồ bỏ cả đoạn sau, chỉ lấy 12 chữ đầu thay chữ “tiểu” bằng chữ “tế’. Bằng cách thay chữ “tế’ ngưi nhận được tấm thiếp am hiểu chữ Nho hiểu được rằng “cái tâm của mình phải thật cho khéo léo, tế nhị, chín chắn hơn nữa, gấp nhiều lần so với người xưa đã dạy...”.

Bác Hồ trao tấm thiếp cho bác sĩ Phạm Ngọc Thạch và cử bác sĩ làm phái viên của Chính phủ lặn lội từ Việt Bc đi vào tận khu IV chủ trì lễ trao quân hàm cho Nguyễn Sơn.

Khi nhận được tấm danh thiếp với 12 chữ đề tặng của Bác Hồ gửi cho, Nguyễn Sơn bỗng hiểu ra tất cả. Vốn tính ngang tàng, tù giam, sống chết đã từng trải qua, ông chần chừ chưa mun nhận chức, bởi vì không muốn để cán bộ trong Liên khu “cùng cấp” chủ trì lễ thụ phong chứ không phải coi khinh phép nước. Hồ Chủ tịch đã hiểu rõ tâm can ông, tính cách của ông. Bác đã không lấy tư cách là Chủ tịch nước để gửi ông 12 chữ quý giá ấy mà gửi cho người em tên là Sơn, mới nghe đã thấy chân tình. Bác tỏ ý khen ngợi Nguyễn Sơn đã có nhiều cng hiến hy sinh, làm được nhiều việc lớn như 12 chữ của Tôn Tư Mạo, nhưng Người vẫn khuyên răn ông phải làm việc tốt hơn nữa: Và việc Hồ Chủ tịch cử bác sĩ Phạm Ngọc Thạch - đặc phái viên của Chính Phủ vào Khu IV chủ trì lễ tấn phong là một bằng chứng Bác Hồ rất ưu ái giữ “thể diện” cho ông, Nguyễn Sơn đã phải thốt lên:

-      Ông Cụ này khiếp thật!

Ngay lập tức, ông chỉ thị cho cán bộ trong Liên khu Bộ chuẩn bị đón đặc phái viên, nhận thụ phong.

Khi ông qua đời (1956), trong điếu văn do Hoàng Anh - đại diện Bộ Quốc phòng đọc, còn gọi tên ông là Hồng Thuỷ.

Hơn 11 năm sau ngày mất của Thiếu tướng Nguyễn Sơn (21-12-1967), nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Bác Hồ đã tiếp bà Hằng Huân và cháu Thanh Hà, v và con gái của Thiếu tướng Nguyễn Sơn. Người ân cần hỏi thăm tình nh ăn ở, sinh hoạt của gia đình và động viên bà Hằng Huân cố gắng dạy dỗ con gái ngoan ngoãn tiến bộ.

 

Kim Dung, Chí Thắng, Hải Anh

 

NGƯỜI NỮ TƯỚNG QUÂN GIẢI PHÓNG

 

Lên 10 tuổi, bà đã chứng kiến cảnh địch tra tấn dã man anh trai của mình vì tội đã treo lá c đỏ búa liềm ở ngã ba sông Hương Điền. Năm 1936, khi bà ở tuổi 16, nhận nhiệm vụ giao liên, đi rải truyền đơn cộng sản. Vốn thông minh, lại xinh đẹp nổi tiếng cả vùng Bến Tre, nên không ít đấng tu mi nam tử ngấp nghé xin hỏi. Bà đã nói với mẹ: “Nếu con lấy chồng, anh ta cũng phải là ngưi cách mạng, con mới ưng”. Và bà đã lấy anh Bích, một người cộng sản chân chính lúc 18 tuổi, đó cũng là năm bà vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Sinh con được ba ngày, mật thám ập đến bắt chồng bà đi đày Côn Đảo cho đến ngày chết. Cháu mới sinh chưa kịp đặt tên. Một lần duy nhất bà được bế con đi thăm chồng trong tù, nghe tiếng chồng dặn dò, bà đặt tên con là On.

Năm bà 20 tuổi, bọn Việt gian bắt bà đưa đi đày ở vùng Bà Rá rừng sâu nước độc. Con mới được 7 tháng, chồng đang ở ngoài Côn Đảo lại bặt tăm hơi. Nợ nước thù nhà nung nấu. Trong những ngày Cách mạng Tháng Tám, bà là một trong những ngưi giương cao lá cờ khởi nghĩa tại thị xã Bến Tre.

Năm 1946, bà được cử trong phái đoàn Nam Bộ ra miền Bắc báo cáo với Bác Hồ và Chính phủ về tình hình sau Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và xin chi viện vũ khí cho Nam Bộ. Bà đã khóc khi nghe Bác nói: “Lòng già Hồ, lòng nhân dân miền Bắc lúc nào cũng ở bên cạnh đồng bào miền Nam ruột thịt”. Sau một thời gian làm việc ở Thủ đô Hà Nội bà “một mình nhận súng, tiền và tài liệu của Trung ương mang về Nam Bộ”. Trên đưng về lênh đênh trên con thuyền vượt biển, bà chỉ huy chiếc thuyền trọng tải 12 tấn, vượt qua vòng vây phong tỏa của tàu chiến Pháp, chở vũ khí an toàn vào tận tỉnh Bến Tre quê hương. Bà là một trong những ngưi đầu tiên mở “Con đường mòn Hồ Chí Minh trên biển”.

Trong 9 năm trường kỳ kháng chiến chng thực dân Pháp ở Bến Tre, bà nếm đủ mùi gian khổ, nhiều lần suýt chết, nhưng mỗi lần nhớ đến hình ảnh Bác Hồ kính yêu, bà lại can đảm vượt qua mọi thử thách gian lao. Một cô gái quê Bến Tre thông minh, xinh đẹp, mà lại phải trải qua lửa đạn, tù đầy của kẻ thù. Năm 1960, bà Ba Định đã trở thành một Bí thư Tỉnh ủy xuất sắc, phất cao ngọn cờ đồng khởi lịch sử tại tỉnh Bến Tre.

Năm 1959, Ngô Đình Diệm lê máy chém khắp nơi sát hại những người tham gia kháng chiến. Địch bắt mọi nhà dân ở Bến Tre phải may sẵn cờ ba sọc để trưng bày bộ mặt quốc gia, phải có mõ để báo động Việt cộng, dây để trói Việt cộng, gậy để tra tấn Việt cộng, đuốc để tìm cho ra Việt cộng. Nhưng khi bà Ba Định lãnh đạo đồng khởi Bến Tre thì những thứ địch bắt dân phải có, nay quay trở lại vi địch, uy hiếp lại kẻ thù. Là Bí thư Tỉnh uỷ bà Ba Định làm việc như một người chiến sĩ, đứng đầu đội quân tóc dài trực diện đối mặt vi kẻ thù giành giật từng tấc đất quê hương. Từ 1965-1975, bà Ba Định trở thành Phó Tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam; nữ tướng đầu tiên của quân đội ta. Những ngày trong rừng sâu Tây Ninh, dưới mưa bom bão đạn của giặc Mỹ, Bộ Tư lệnh Quân giải phóng dưới sự lãnh đạo của tướng Ba Định đã nghiên cứu, chỉ đạo những chiến dịch tấn công truy quét địch từ nông thôn Nam Bộ đến vùng ven đô thành và nội thành Sài Gòn. Bà Ba Định đã chủ trì cuộc họp toàn miền chỉ đạo chiến tranh du kích vào giữa năm 1968, khi cuộc Tổng tấn công Mậu Thân đang trên đà thắng ln. Là nữ tướng quân đội, Nguyễn Thị Định luôn thương yêu chăm lo đến miếng cơm, tấm áo của mỗi chiến sĩ quân giải phóng, mỗi chiến sĩ du kích. Thông minh, chung thuỷ, trung hậu, nghĩa tình - đó là những phẩm chất cơ bản của người nữ tưng quân đội giải phóng.

Trong lịch sử quân đội các quốc gia thi hiện đại chưa có một nữ tướng nào tài giỏi, xuất sắc như Phó Tư lệnh, nữ tưng Nguyễn Thị Định của chúng ta.

Sau ngày đất nước thng nhất, bà Nguyễn Thị Định ra Bắc làm việc ở Trung ương. Từ năm 1976, bà được bầu làm uỷ viên Trung ương Đảng. Năm 1980, bà giữ chức vụ Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Phó Chủ tịch Liên đoàn Phụ nữ dân chủ thế gii, sau đó làm Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.

Suốt cả cuộc đi mình, không bao gi bà Nguyễn Thị Định quên phút giây đầu tiên được gặp Bác Hồ vào tháng 5-1946 ấy, khi bà cùng các đồng chí La Văn Thỉnh, Trần Hữu Hiệp được Xứ ủy Nam Bộ cử ra Hà Nội gặp Bác Hồ báo cáo và xin vũ khí. Bác Hồ tự đến thăm đoàn tại nhà ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Người hỏi thăm tình hình Nam Bộ, hỏi chuyện từng người và căn dặn bà Định: “Cô ở ngoài này học tập một thi gian rồi lại về tiếp tục kháng chiến với bà con. Người cách mạng phải học suốt đi, học lý luận, học quần chúng, học thực tế. Người không học thì như đi ban đêm không có đèn, không có gậy, dễ vấp té”.

Hôm đoàn của bà Định đến chúc mừng thọ Bác Hồ, Người cảm ơn mọi ngưòi và nói: “Bác lấy làm đau khổ vì trong Nam chưa được hưởng thái bình... Lòng già Hồ, lòng nhân dân miền Bắc lúc nào cũng ở bên cạnh đồng bào miền Nam ruột thịt, cả nước ta đồng lòng đánh đuổi giặc Pháp, nhất định chúng ta sẽ thắng lợi, sẽ có ngày đoàn tụ Nam Bắc một nhà”.

Bà Định rất xúc động. Sau này khi đã tr thành người nữ tướng quân đội giải phóng, bà còn được nghe biết bao câu chuyện cảm động về tình cảm, tấm lòng của Bác Hồ đối vi đồng bào miền Nam. Gặp bà từ năm 1946, vậy mà hai chục năm sau, khi tiếp các đoàn cán bộ, anh hùng dũng sĩ miền Nam, nhất là các đoàn đại biểu phụ nữ Nam Bộ, bao giờ Bác cũng hỏi thăm chị Định, chị út Tịch... Thỉnh thoảng, bà cũng nhận được quà của Bác Hồ từ Hà Nội gửi vào, như huy hiệu có hình Bác hay những chiếc lược làm bằng xác máy bay Mỹ.

Nhân ngày sinh nhật lần thứ 79 của Bác, bà Định có gửi tặng Bác Hồ một chiếc khăn rằn mà các cô gái Nam Bộ hay mang trên cổ. Nhận được quà, Bác ướm thử khăn vào cổ và nói: “Phụ nữ thường hiếu thảo và tình nghĩa thế đó”. Ngưi nhìn dòng chữ thêu chỉ đỏ: “Kính dâng Bác Hồ — 19-5-1969”, nói vui: “Chắc cô Định chẳng thêu đẹp như thế này?”. Từ Bến Tre, đọc được tin này trên báo Nhân dân, bà Ba Định và các chị em xúc động ứa nước mắt.

Và bà Nguyễn Thị Định không ng đó cũng là lần cuối cùng bà được gửi mừng sinh nhật Bác Hồ. Trong những ngày tang lễ Bác, Đoàn chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ (người chưa một lần được gặp Bác) dẫn đầu ra Thủ đô Hà Nội để viếng Bác. Tại sân bay Gia Lâm, nhà báo Trình Quang Phú, cán bộ Ban công tác miền Nam của Trung ương gặp một cán bộ thành viên trong đoàn vừa bước xuống máy bay. Người đó đã chuyển cho nhà báo lời nhắn của nữ tướng quân Nguyễn Thị Định là hãy viết về tang lễ của Bác gửi vào Nam để cho bà đọc. Còn tại chiến khu miền Đông vào những ngày ấy, người ta thấy hình ảnh chị Ba Định đi sau vòng hoa mang dòng chữ “Bộ chỉ huy lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam kính viếng Bác”. Người phụ nữ mặc áo bà ba đen, cổ quàng chiếc khăn rằn từng chỉ huy hàng trăm trận đánh, lẫm liệt, oai phong, từng làm quân thù khiếp đảm là thế mà hôm ấy, trong gi phút đau thương mất mát của toàn Đảng, toàn dân đã tuôn trào dòng lệ khi đứng trước anh linh của vị lãnh tụ kính yêu. Chỉ 6 năm sau đó, bà cùng vi toàn quân tiến hành chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước như sinh thi Bác Hồ hằng mong ước “Bắc — Nam sum họp, xuân nào vui hơn” trong mùa xuân Đại thắng 1975 lịch sử.

 

Kim Dung, Chí Thắng, Hải Anh

 

NGƯỜI CHỈ HUY HAI CUỘC DUYỆT BINH LỊCH SỬ

 

Từ ngày theo học trường này, ông chính thức mang tên là Đàm Quang Trung. Sau khi tốt nghiệp về nước, ông tích cực tham gia vào việc tổ chức Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, trở thành một trong số 34 cán bộ chiến sĩ đầu tiên đội quân do Bác Hồ thành lập, lãnh đạo. Ngày 22-12-1944, Đàm Quang Trung cùng anh em trong đội tuyên thệ dưới lá cờ trong khu rừng Nguyên Bình: Suốt đời vì nhân dân phục vụ, vì Tổ quốc hy sinh, đánh trăm trận trăm thắng.

Sau tháng 12-1944, ông được tổ chức phân công phụ trách đội vệ binh chiến khu Tân Trào. Trong khí thế trào dâng cách mạng, Quân đội nhân dân Việt Nam không ngừng lớn mạnh và trưởng thành, ông được cử giữ chức vụ Đại đoàn trưởng Đại đoàn 312, được phong lần lượt quân hàm thiếu tướng, trung tướng rồi thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Là đại biểu Quốc hội nhiều khoá, uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Khi Bác Hồ từ nước ngoài trở về nước hoạt động, anh trai Đàm Quang Trung là Đàm Minh Viễn, người được giao bảo vệ Bác, kể chuyện là Đàm Quang Trung rất khao khát được gặp Bác Hồ. Một hôm, anh Viễn bảo ông:

Anh đã thưa với Bác về chú. Được biết chú có nhiều cố gắng, Bác rất hài lòng. Rất có thể chú sẽ được gặp Bác.

Và niềm vui đã đến. Mùa thu năm 1941, Đàm Quang Trung được Bác gọi đến gặp Người. Ông đi cùng với bốn anh em ở bản Nà Nghiềng là Chu Ái Nam, Chu Đốc, Phạm Văn Quý, Đàm Quốc Chủng đến gặp Bác tại nơi ở của Người trong một lán tranh bên suối. Gặp Bác, mấy anh em không nói nên lời. Người chỉ tay vào chiếc ghế và bảo:

- Các chú ngồi xuống đi. Bác cháu ta nói chuyện.

Bác hỏi thăm tình hình sức khỏe, công việc của từng người. Khi ông báo cáo với Bác mình là Đàm Ngọc Lưu, Bác bảo:

- Chú đấy hả, đã bị mật thám bắt giam rồi phải không?

- Thưa Bác, vâng ạ. Cháu bị chúng bắt giam 8 tháng...

- Đã làm cách mạng thì phải chấp nhận tất cả và không được  nản chí. Bác mời các chú đến đây để thảo luận về nhiệm vụ cách mạng. Bác sẽ giao nhiệm vụ cho các chú. Các chú có vui không?

- Thưa Bác, chúng cháu chỉ mong được làm cách mạng.

Bác giao nhiệm vụ cho Đàm Quang Trung và các anh em bản Nà Nghiềng có mặt hôm đó:

- Bác thay mặt Trung ương cử các chú đi học. Học xong các chú trở về lãnh trách nhiệm nặng nề hơn. Học những gì rồi các chú sẽ rõ. Bác đã giao nhiệm vụ ấy cho các đồng chí phụ trách rồi.

Đó là lần được gặp Bác đầu tiên trong cuộc đi của ông. Cùng đi học với ông lần đó còn có các anh Hoàng Văn Thái, Vũ Lập, Hoàng Minh Thảo, Nam Long... sau này đều trở thành các vị tưng tài giỏi của quân đội ta. Ông còn nhớ mãi li Ngưi căn dặn trưc khi lên đường sang Trung Quốc học ở Trường quân sự Hoàng Ph.

- Muốn đánh đuổi được thực dân Pháp, phát xít Nhật ra khỏi đất nưc, giành độc lập thì mình phải có quân đội. Có quân đội rồi còn phải có vũ khí, lương thực. Phải có những người cầm quân giỏi. Các chú đi học lần này là học quân sự, để trở thành những người cầm quân giỏi, những chỉ huy của quân đội.

Sau này, mỗi khi nhớ lại, ông càng hiểu thấu tầm nhìn chiến lược của Bác đã sớm nghĩ đào tạo các tướng lĩnh cho quân đội, ngay trong hoàn cảnh hoạt động bí mật.

Nhưng khi sang Trung Quốc, Đàm Quang Trung không được học quân sự. Anh phụ trách giao cho ông học in li-tô. Ông tỏ vẻ rất buồn. Nhân có anh Phạm Văn Đồng sang, ông mạnh dạn đề đạt nguyện vọng học quân sự và xin anh Đồng báo cáo với Bác. Người đồng ý cho ông sang học quân sự và còn dặn thêm:

- Chú Quang Trung phải học tập sử dụng thành thạo tất cả loại vũ khí hiện có của các nước trong phe Đồng minh, của cả đốì phương nữa. Sẽ đến lúc mình phải sử dụng tới.

Năm 1944-1945, Đàm Quang Trung là chỉ huy đội vệ binh làm nhiệm vụ bảo vệ Trung ương và Bác Hồ. Có đêm, thấy Bác làm việc khuya mà cơn sốt vẫn chưa dứt, ông bưc vào lán của Người và nói:

- Thưa Bác, đã khuya rồi Bác lại đang sốt, xin Bác đi nghỉ.

Bác nhìn ông âu yếm bảo:

- Đến phiên chú gác à? Bác sợ sốt mà nằm là nó lấn tới. Phải hoạt động, làm việc, vã được mồ hôi sẽ nhẹ người, rất tốt.

Tháng 7 năm 1944, ông được giao nhiệm vụ chăm sóc những phi công Mỹ nhảy dù xuống căn cứ của ta bị ta bắt được. Bác căn dặn:

- Ta tuy còn thiếu thn, nhưng các chú cố gắng cho họ (tức phi công Mỹ) ăn uống tương đối, cư xử tử tế, nhân đạo, để họ hiểu ta.

Nhóm nhân viên tình báo quân sự Mỹ gồm 5 người nhảy dù xuống Việt Bắc đều được Bác Hồ tiếp và giao nhiệm vụ. Đàm Quang Trung được chỉ định làm Đại đội trưởng đại đội Việt - Mỹ. Ông thưa với Bác nếu thiếu tá Thô-mát làm tham mưu trưởng thì đại đội trưởng gọi là cấp gì. Bác nghiêm nét mặt bảo:

- Chú phải lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt, dù tá hay tướng đã là một chiến sĩ cách mạng cũng đều phải lo phục vụ nhân dân cho thật tốt.

Lần đó, biết ông không có màn cá nhân, Bác đã lấy chiếc màn xanh và chiếc đồng hồ quả quýt đưa cho ông và bảo:

Bác tặng chú để dùng. Phải giữ gìn cho tốt. Có màn chống muỗi bảo vệ sức khỏe mới chỉ huy đại đội được. Còn cái đồng hồ để chú biết gi giấc. Trong quân sự, kỷ luật phải nghiêm, hiệp đồng phải chặt chẽ đến từng giây mi có thể đánh thắng được. Bây gi chú là đại đội trưởng, sau này các chú trở thành những chỉ huy cao hơn, vì vậy phải rèn luyện từ bây giờ.

Thượng tướng Đàm Quan Trung là một trong những vị tưng có vinh dự chỉ huy hai cuộc duyệt binh lịch sử: Ngày Tuyên ngôn độc lập 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình và ngày 1-1-1955 trong buổi lễ mít tinh lớn đón mừng Trung ương và Bác Hồ trở về Thủ đô Hà Nội sau 9 năm kháng chiến trường kỳ chống Pháp thắng lợi. Khi làm Đại đoàn trưởng Đại đoàn 312, ông được hai lần thay mặt cán bộ chiến sĩ Đại đoàn đón tiếp Bác Hồ đến thăm Đại đoàn. Tháng 10-1957, ông được cử làm trưởng đoàn học sinh trường quân sự Frun-de (ở Thủ đô Mát-xcơ-va) tham gia Đoàn Chủ tịch cuộc mít tinh trọng thể chào mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh sang dự lễ 40 năm Cách mạng XHCN Tháng Mười vĩ đại.

Vào dịp Tết năm 1961, thay mặt quân và dân Việt Bắc, Thượng tướng Đàm Quang Trung được vinh dự đón Bác Hồ trở lại hang Pác Bó nơi Người sống và làm việc hai mươi năm về trước. Về thăm hang núi lần này, Bác Hồ cảm tác đọc bn câu thơ:

Hai mươi năm trước ở hang này

Đảng vạch con đường đánh Nhật, Tây.

Lãnh đạo toàn dân ta chiến đấu,

Giang sơn gấm vóc có ngày nay.

 

                                                Kim Dung, Chí Thắng, Hải Anh