Bỏ qua nội dung chính

Anh Hùng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Anh Hùng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
Anh Hùng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam Thứ Năm, 18/12/2014, 08:30

NGƯỜI NỮ TƯỚNG QUÂN GIẢI PHÓNG

Bà Nguyễn Thị Định, thường gọi là chị Ba Định, với cái tên thân thuộc. Bà sinh năm 1920, ở xã Lương Hoà, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, mảnh đất giàu truyền thống cách mạng. Thời còn nhỏ khi nghe người anh ruột đọc thơ đến đoạn Lục Vân Tiên và Nguyệt Nga bị bọn ác ôn hãm hại, cô bé Định đã không cầm được nước mắt khóc nức nở.

 

Lên 10 tuổi, bà đã chứng kiến cảnh địch tra tấn dã man anh trai của mình vì tội đã treo lá c đỏ búa liềm ở ngã ba sông Hương Điền. Năm 1936, khi bà ở tuổi 16, nhận nhiệm vụ giao liên, đi rải truyền đơn cộng sản. Vốn thông minh, lại xinh đẹp nổi tiếng cả vùng Bến Tre, nên không ít đấng tu mi nam tử ngấp nghé xin hỏi. Bà đã nói với mẹ: “Nếu con lấy chồng, anh ta cũng phải là ngưi cách mạng, con mới ưng”. Và bà đã lấy anh Bích, một người cộng sản chân chính lúc 18 tuổi, đó cũng là năm bà vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Sinh con được ba ngày, mật thám ập đến bắt chồng bà đi đày Côn Đảo cho đến ngày chết. Cháu mới sinh chưa kịp đặt tên. Một lần duy nhất bà được bế con đi thăm chồng trong tù, nghe tiếng chồng dặn dò, bà đặt tên con là On.

Năm bà 20 tuổi, bọn Việt gian bắt bà đưa đi đày ở vùng Bà Rá rừng sâu nước độc. Con mới được 7 tháng, chồng đang ở ngoài Côn Đảo lại bặt tăm hơi. Nợ nước thù nhà nung nấu. Trong những ngày Cách mạng Tháng Tám, bà là một trong những ngưi giương cao lá cờ khởi nghĩa tại thị xã Bến Tre.

Năm 1946, bà được cử trong phái đoàn Nam Bộ ra miền Bắc báo cáo với Bác Hồ và Chính phủ về tình hình sau Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và xin chi viện vũ khí cho Nam Bộ. Bà đã khóc khi nghe Bác nói: “Lòng già Hồ, lòng nhân dân miền Bắc lúc nào cũng ở bên cạnh đồng bào miền Nam ruột thịt”. Sau một thời gian làm việc ở Thủ đô Hà Nội bà “một mình nhận súng, tiền và tài liệu của Trung ương mang về Nam Bộ”. Trên đưng về lênh đênh trên con thuyền vượt biển, bà chỉ huy chiếc thuyền trọng tải 12 tấn, vượt qua vòng vây phong tỏa của tàu chiến Pháp, chở vũ khí an toàn vào tận tỉnh Bến Tre quê hương. Bà là một trong những ngưi đầu tiên mở “Con đường mòn Hồ Chí Minh trên biển”.

Trong 9 năm trường kỳ kháng chiến chng thực dân Pháp ở Bến Tre, bà nếm đủ mùi gian khổ, nhiều lần suýt chết, nhưng mỗi lần nhớ đến hình ảnh Bác Hồ kính yêu, bà lại can đảm vượt qua mọi thử thách gian lao. Một cô gái quê Bến Tre thông minh, xinh đẹp, mà lại phải trải qua lửa đạn, tù đầy của kẻ thù. Năm 1960, bà Ba Định đã trở thành một Bí thư Tỉnh ủy xuất sắc, phất cao ngọn cờ đồng khởi lịch sử tại tỉnh Bến Tre.

Năm 1959, Ngô Đình Diệm lê máy chém khắp nơi sát hại những người tham gia kháng chiến. Địch bắt mọi nhà dân ở Bến Tre phải may sẵn cờ ba sọc để trưng bày bộ mặt quốc gia, phải có mõ để báo động Việt cộng, dây để trói Việt cộng, gậy để tra tấn Việt cộng, đuốc để tìm cho ra Việt cộng. Nhưng khi bà Ba Định lãnh đạo đồng khởi Bến Tre thì những thứ địch bắt dân phải có, nay quay trở lại vi địch, uy hiếp lại kẻ thù. Là Bí thư Tỉnh uỷ bà Ba Định làm việc như một người chiến sĩ, đứng đầu đội quân tóc dài trực diện đối mặt vi kẻ thù giành giật từng tấc đất quê hương. Từ 1965-1975, bà Ba Định trở thành Phó Tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam; nữ tướng đầu tiên của quân đội ta. Những ngày trong rừng sâu Tây Ninh, dưới mưa bom bão đạn của giặc Mỹ, Bộ Tư lệnh Quân giải phóng dưới sự lãnh đạo của tướng Ba Định đã nghiên cứu, chỉ đạo những chiến dịch tấn công truy quét địch từ nông thôn Nam Bộ đến vùng ven đô thành và nội thành Sài Gòn. Bà Ba Định đã chủ trì cuộc họp toàn miền chỉ đạo chiến tranh du kích vào giữa năm 1968, khi cuộc Tổng tấn công Mậu Thân đang trên đà thắng ln. Là nữ tướng quân đội, Nguyễn Thị Định luôn thương yêu chăm lo đến miếng cơm, tấm áo của mỗi chiến sĩ quân giải phóng, mỗi chiến sĩ du kích. Thông minh, chung thuỷ, trung hậu, nghĩa tình - đó là những phẩm chất cơ bản của người nữ tưng quân đội giải phóng.

Trong lịch sử quân đội các quốc gia thi hiện đại chưa có một nữ tướng nào tài giỏi, xuất sắc như Phó Tư lệnh, nữ tưng Nguyễn Thị Định của chúng ta.

Sau ngày đất nước thng nhất, bà Nguyễn Thị Định ra Bắc làm việc ở Trung ương. Từ năm 1976, bà được bầu làm uỷ viên Trung ương Đảng. Năm 1980, bà giữ chức vụ Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Phó Chủ tịch Liên đoàn Phụ nữ dân chủ thế gii, sau đó làm Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.

Suốt cả cuộc đi mình, không bao gi bà Nguyễn Thị Định quên phút giây đầu tiên được gặp Bác Hồ vào tháng 5-1946 ấy, khi bà cùng các đồng chí La Văn Thỉnh, Trần Hữu Hiệp được Xứ ủy Nam Bộ cử ra Hà Nội gặp Bác Hồ báo cáo và xin vũ khí. Bác Hồ tự đến thăm đoàn tại nhà ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Người hỏi thăm tình hình Nam Bộ, hỏi chuyện từng người và căn dặn bà Định: “Cô ở ngoài này học tập một thi gian rồi lại về tiếp tục kháng chiến với bà con. Người cách mạng phải học suốt đi, học lý luận, học quần chúng, học thực tế. Người không học thì như đi ban đêm không có đèn, không có gậy, dễ vấp té”.

Hôm đoàn của bà Định đến chúc mừng thọ Bác Hồ, Người cảm ơn mọi ngưòi và nói: “Bác lấy làm đau khổ vì trong Nam chưa được hưởng thái bình... Lòng già Hồ, lòng nhân dân miền Bắc lúc nào cũng ở bên cạnh đồng bào miền Nam ruột thịt, cả nước ta đồng lòng đánh đuổi giặc Pháp, nhất định chúng ta sẽ thắng lợi, sẽ có ngày đoàn tụ Nam Bắc một nhà”.

Bà Định rất xúc động. Sau này khi đã tr thành người nữ tướng quân đội giải phóng, bà còn được nghe biết bao câu chuyện cảm động về tình cảm, tấm lòng của Bác Hồ đối vi đồng bào miền Nam. Gặp bà từ năm 1946, vậy mà hai chục năm sau, khi tiếp các đoàn cán bộ, anh hùng dũng sĩ miền Nam, nhất là các đoàn đại biểu phụ nữ Nam Bộ, bao giờ Bác cũng hỏi thăm chị Định, chị út Tịch... Thỉnh thoảng, bà cũng nhận được quà của Bác Hồ từ Hà Nội gửi vào, như huy hiệu có hình Bác hay những chiếc lược làm bằng xác máy bay Mỹ.

Nhân ngày sinh nhật lần thứ 79 của Bác, bà Định có gửi tặng Bác Hồ một chiếc khăn rằn mà các cô gái Nam Bộ hay mang trên cổ. Nhận được quà, Bác ướm thử khăn vào cổ và nói: “Phụ nữ thường hiếu thảo và tình nghĩa thế đó”. Ngưi nhìn dòng chữ thêu chỉ đỏ: “Kính dâng Bác Hồ — 19-5-1969”, nói vui: “Chắc cô Định chẳng thêu đẹp như thế này?”. Từ Bến Tre, đọc được tin này trên báo Nhân dân, bà Ba Định và các chị em xúc động ứa nước mắt.

Và bà Nguyễn Thị Định không ng đó cũng là lần cuối cùng bà được gửi mừng sinh nhật Bác Hồ. Trong những ngày tang lễ Bác, Đoàn chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ (người chưa một lần được gặp Bác) dẫn đầu ra Thủ đô Hà Nội để viếng Bác. Tại sân bay Gia Lâm, nhà báo Trình Quang Phú, cán bộ Ban công tác miền Nam của Trung ương gặp một cán bộ thành viên trong đoàn vừa bước xuống máy bay. Người đó đã chuyển cho nhà báo lời nhắn của nữ tướng quân Nguyễn Thị Định là hãy viết về tang lễ của Bác gửi vào Nam để cho bà đọc. Còn tại chiến khu miền Đông vào những ngày ấy, người ta thấy hình ảnh chị Ba Định đi sau vòng hoa mang dòng chữ “Bộ chỉ huy lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam kính viếng Bác”. Người phụ nữ mặc áo bà ba đen, cổ quàng chiếc khăn rằn từng chỉ huy hàng trăm trận đánh, lẫm liệt, oai phong, từng làm quân thù khiếp đảm là thế mà hôm ấy, trong gi phút đau thương mất mát của toàn Đảng, toàn dân đã tuôn trào dòng lệ khi đứng trước anh linh của vị lãnh tụ kính yêu. Chỉ 6 năm sau đó, bà cùng vi toàn quân tiến hành chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước như sinh thi Bác Hồ hằng mong ước “Bắc — Nam sum họp, xuân nào vui hơn” trong mùa xuân Đại thắng 1975 lịch sử.

 

Kim Dung, Chí Thắng, Hải Anh

 


Số lượt người xem: 3154 Bản inQuay lại
Xem theo ngày Xem theo ngày