Bỏ qua nội dung chính

30thang4

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin > 30thang4 > Bài đăng > Chuyện về những người chiến sĩ áo trắng
Chuyện về những người chiến sĩ áo trắng
VÂN ANH. Chuyện về những người chiến sĩ áo trắng / Vân Anh // Hà Nội mới.- 2005.- Ngày 29 tháng 4.- Tr.4.

Đã tròn 30 năm kề từ ngày đến nước thống nhất. Để có ngày “Bắc Nam sum họp một nhà ấy”, hơn 20 năm cả nước đã phải dốc toàn tâm toàn lực, cả xương máu, mồ hôi mà nước mắt. Trong sự cống hiến chung đó, có đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ y tế - những người đã chăm lo hết mình cho sức khoẻ của bộ đội.
Chúng tôi đã gặp Đại tá bác sĩ Đỗ Trọng Hải, nguyên Phó phòng Quân y Quân đoàn 4 - một trong những Quân đoàn có mặt đầu tiên ở Sài Gòn vào ngày 30-4-1975. Trong trí nhớ của người lính già, bao kỷ niệm về những ngày phục vụ cuộc tiến công và nổi dậy Mùa xuân năm 1975 vẫn còn nguyên vẹn...
Đầu năm 1970, chiến sự diễn ra ác liệt, tình hình sức khỏe của bộ đội ta bị giảm sút hơn so với trước do phải hành quân, chiến đấu liên tục không có thời gian nghỉ ngơi, củng cố lực lượng. Thêm nữa, từ năm 1968 đến 1969, địch tổ chức nhiều đợt phản kích vào các căn cứ, kho tàng của ta, các cửa khẩu bị phong tỏa nên việc mua lương thực, thực phẩm khó khăn. Nhiều lúc cơm không đủ, bộ đội ta phải ăn rau rừng, lá tàu bay, măng muối thay bữa. Nhiều đơn vị có đến 90% chiến sĩ không có màn, 60% không có ni lon, nên bị sốt rét rất nhiều. Trong khi đó, thuốc men thiếu thốn, các cán bộ quân y đã phải khắc phục bằng cách trồng cây sả quanh các cửa hầm để tránh muỗi cho bộ đội. Nhưng từ cuối năm 1970 đến tháng 1-1973, do chúng ta đã giải phóng được phần lớn khu vực giáp ranh Cam-pu-chia, tạo ra một vùng căn cứ rộng lớn, liên hoàn, việc tạo nguồn lương thực, thực phẩm tại chỗ có nhiều thuận lợi. Quân ta được ăn no và bữa ăn có chất lượng nên tỉ lệ quân số khỏe đều đạt 94-97%, từ đó củng cố được lực lượng, chuẩn bị cho chiến dịch Đông Xuân 1974-1975. Đại tá - bác sĩ Đỗ Trọng Hải không giấu nổi xúc động khi nhắc lại những kỷ niệm ngày ở chiến trường, làm việc dưới bom đạn để kịp thời cấp cứu thương binh. Phòng mổ là hầm, bàn mổ là những tấm gỗ rừng được kê cao, kíp mổ thực hiện phẫu thuật dưới ánh đèn điện của đinamô xe đạp, và có cả một tiểu đội thay nhau đạp bánh xe cho đinamô phát điện. Trong trận đánh Xuân Lộc - cửa ngõ chính để tiến vào Sài Gòn, có thời điểm chiến sĩ bị thương nhiều, các chiến sĩ quân Quân đoàn 4 đã bằng mọi cách mở “con đường máu” đưa họ về vùng an toàn để cứu chữa. Trong chiến dịch Đông Xuân 1974-1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Trung đoàn 14 thuộc Sư đoàn 3, Quân đoàn 4 là một trong những đơn vi tiên phong trong công tác bảo đảm quân y. Cùng với hoạt động về quân sự, công tác hậu cần nói chung và công tác quân y nói riêng được Trung đoàn đặc biệt chú trọng củng cố. Theo  bác sĩ Trần Ngọc Hưng - nguyên Chủ nhiệm Quân y Trung đoàn 14, “trước khi vào chiến dịch, quân y Trung đoàn được bổ sung lực lượng, dụng cụ, thuốc  men, bông băng cá nhân, thực hành các thao tác kỹ thuật ngoại khoa. Đồng thời, Trung đoàn có đề ra các biện pháp phòng, chống sốt rét”. Rạng sáng ngày 9-4-1975, Trung đoàn nổ súng  tiến công hướng Đông Bắc Xuân Lộc, đội phẫu thuật của Trung đoàn tập trung cách trận địa khoảng 90 phút cáng bộ. Tại đội phẫu thuật có thể nghe rõ tiếng xe tăng và tiếng súng bộ binh. Nơi đặt đội phẫu thuật, đất rất cứng nên hầm mổ và hầm thương binh chỉ đào sâu được khoảng 1m, quân ta phải dùng cây chuối chất dày lên nóc hầm và xung quanh. Trận tiến công Xuân Lộc là trận đánh khó khăn nhất trong chiến dịch Đông Xuân 1974-1975. Đội phẫu thuật phải mổ suốt ngày đêm trong tiếng gầm rú của máy bay, tiếng nổ đinh tai nhức óc của các trận đấu pháo giữa ta và địch. Sau 6 ngày, Trung đoàn 14 được lệnh tiến về hướng Đông Nam để chặn đánh các đơn vị phản kích vòng ngoài của địch. Quân y các tiểu đoàn được điều động áp sát hỏa tuyến để kịp thời cứu chữa những thương binh mình đầy thương tích, máu trộn với cát đầu tóc quần áo xám khói thuốc súng. Sau khi giải phóng Xuân Lộc, Trung đoàn đã khẩn trướng củng cố đơn vị, tiếp tục nhận nhiệm vụ mới. Cuối năm 1974, Trung đoàn 14 với lực lượng quân y nằm trong đội hình Sư đoàn 7 tiến về Sài Gòn. Trưa ngày 30-4-1975, cán bộ chiến sĩ quân y cùng cả Sư đoàn đã tiến vào ngay trước cửa Dinh Độc Lập sau khi vượt qua các tuyến phòng thủ của địch. Họ đã sống những giây phút thiêng liêng, thời điểm mà non sông thu về một mối, Bắc Nam sum họp một nhà. Và những cống hiến của họ sẽ mãi mãi được lịch sử, các thế hệ sau ghi nhớ với lòng biết ơn.

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.