Bỏ qua nội dung chính

30thang4

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin > 30thang4 > Bài đăng > Hai mẹ con vẽ sơ đồ cho trận đánh bót Cây Khô
Hai mẹ con vẽ sơ đồ cho trận đánh bót Cây Khô
ĐỨC VIỆT. Hai mẹ con vẽ sơ đồ cho trận đánh bót Cây Khô / Đức Việt // Đồng Nai. - 2002. - Ngày 29 tháng 6. - Tr.6

 
   Năm 1974, Tiểu đoàn 9 thuộc trung đoàn đặc công 113 được giao nhiệm vụ xây dựng căn cứ ở núi Bùng Binh thuộc ấp Ông Hường, xã Thiện Tân (huyện Vĩnh Cửu) để làm bàn đạp tấn công vào sân bay Biên Hoà, tổng kho Long Bình và các bến cảng, kho tàng của địch. Đối với bộ đội đặc công, đây là công việc quan trọng phải thực hiện trong nghệ thuật chỉ huy tác chiến để góp phần làm tiêu hao sinh lực địch. Sở dĩ chọn núi Bùng Binh để xây dựng căn cứ vì đây là vùng núi có nhiều rừng thưa, chỉ cách sân bay Biên Hoà hơn 3km đường chim bay, hơn nữa nhân dân ở hai ấp Ông Hường và Thiện Tân đều một lòng một dạ cưu mang, đùm bọc, chở che cho cách mạng. Tuy nhiên vào thời điểm ấy ở khu vực này, kể từ sau khi ký kết hiệp định Paris (1973), Mỹ - nguỵ đã liên tục xua quân xuống lấn ra vùng giải phóng.
Chúng tăng cường xây dựng ở đây một hệ thống đồn, bót dày đặc để kiểm soát tỉnh lộ 24 và giữ ấp chiến lược số 7 Ông Hường. Trong đó bót Cây Khô là một trong những bót lớn với 3 tiều đoàn bảo an số 57, 58 và 462 trấn giữ. Có thể nói, từ khi lập bót Cây Khô, địch đã liên tục gây khó khăn cho phong trào cách mạng ở địa phương và hoạt động của tiều đoàn 9 đặc công. Do vậy muốn đứng chân an toàn ở núi Bùng Binh và hỗ trợ cho phong trào cách mạng ở địa phương phát triển, tiểu đoàn 9 phải xoá sổ cho được bót Cây Khô. Để chuẩn bị đánh đồn trinh sát tiểu đoàn 9 đã tìm cách móc ráp cơ sở cách mạng tại chổ hỗ trợ. Ba Thanh (Dương Thị Thanh) ở ấp Thiện Tân là một trong những “địa chi” mà trinh sát tiểu đoàn 9 tìm đến. Bà Ba Thanh có quê gốc ở Thường Lang, quận Tân Uyên (nay là huyện Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương) tham gia cách mạng từ năm 1950. Năm 1971 bà là bí thư chi bộ B (loại chi bộ hoạt động bí mật trong vùng địch) xã Thiện Tân. Đang hoạt động hợp pháp nên bà Ba Thanh trở thành một cơ sở phục vụ khá đắc lực cho tiểu đoàn 9 đặc công. Nhờ đó, ngay từ những ngày đầu chân ướt, chân ráo đến núi Bùng Binh xây dựng căn cứ, tiều đoàn 9 đã được bà Ba cùng bà con ấp Thiện Tân, Ông Hường cưu mang, đùm bọc, lo toan từ cân gạo đến từng viên thuốc mà bọn tình báo, mật thám lẫn chỉ điểm tại chỗ đều không hay biết.
Thấy việc xây dựng căn cứ đã tương đối đi vào thế ổn định, Ban chỉ huy tiều đoàn 9 đặc công liền xin lệnh của trên đánh bót Cây Khô để hỗ trợ cho nhân dân nổi dậy phá thế kiềm kẹp. Bà Ba - một phụ nữ quê mùa chưa hề học qua trường lớp đào tạo nào, nhưng với lòng căm thù giặc sâu sắc đã mạnh dạn nhận nhiệm vụ vẽ sơ đồ hệ thống bót Cây Khô. Bà giao cho đứa con trai trên Nguyễn Ngọc Liêm, là học sinh mới 16 tuổi bị địch đưa vào lực lượng phòng vệ dân sự tham gia canh gác bót Cây Khô, thực hiện nhiệm vụ vẽ sơ đồ bót Cây Khô với đầy đủ chi tiết về vị trí nơi đặt sung, nơi bố trí quân canh phòng, nơi nghỉ của bọn ác ôn v.v…
Nhận được bản vẽ sơ đồ chi tiết bót Cây Khô, Ban chỉ huy tiểu đoàn 9 có cơ sở thông qua phương án trận đánh. Giờ G, nổ sung được ấn định vào đêm 12-7-1974. Bất ngờ sáng ngày 10-7-1974, bà Ba Thanh gặp đồng chí Nguyễn Thế Tám tiều đoàn phó tiểu đoàn 9 để hỏi: “Ngày nào sẽ đánh ?”. Chuyện bí mật quân sự, đồng chí Tám không thể tiết lộ. Nhưng qua trao đổi, đồng chí Tám biết được anh Liêm con bà Ba Thanh đang còn kẹt trong bót. Nếu cứ triển khai trận đánh đúng như ngày, giờ đã định thì e rằng đứa con trai duy nhất của bà Ba sẽ không tránh khỏi thương vong. Như hiểu được tâm trạng của người cán bộ chỉ huy bà Ba Thanh nhỏ nhẹ nói: “Chuyện quan trọng các anh cứ làm. Nếu không có cách nào khác thì tôi bằng lòng hy sinh thằng Liêm …”. Lúc này đối với tiều đoàn phó Nguyễn Thế Tám, trận diệt bót Cây Khô là điều quan trọng nhất, nhưng trước tình cảm của những người đồng chí với nhau, nhất là giữa Đảng với dân, Nguyễn Thế Tám không kiềm được xúc động. “Tôi sẽ xin lệnh của trung đoàn cho hoãn lại ngày đánh”. Nghe đồng chí Tám nói vậy, bà Ba Thanh không đồng ý. “Chỉ vì chuyện của tui mà đơn vị bỏ lỡ thời cơ. Các anh cứ đánh. Việc tui để tui liệu…”. Mặc cho sự kiên quyết của bà Ba Thanh, đồng chí Tám vẫn khẩn trương báo cáo về trên xin lui lại ngày đánh để bà Ba có thời gian làm đơn chạy chọt nhờ tên xã trưởng Lê Văn Đao xin cho anh Liêm về nhà khám bệnh. 3 ngày sau phải mất 25 ngàn đồng (tiền lúc đó) lo lót cho tên xã trưởng Thiện Tân, Liêm mới được cho về nhà đi khám bệnh. Đúng 0 giờ 10 phút ngày 15 – 7 – 1974, trận đánh bót Cây Khô của tiểu đoàn 9 đặc công bắt đầu. Sau mấy phút tập kích ngoạn mục, lực lượng đặc công đã tiêu diệt gọn một đại đội ác ôn trong bót Cây Khô, thu toàn bộ vũ khí. Sau đòn trừng trị đích đáng này bọn địch ở các đòn bót khác trên tỉnh lộ 24 không còn dám ngông nghênh, hống hách như trước. Thừa thắng xông lên, đến cuối tháng 12 – 1974 đặc công Tiểu đoàn 9, trung đoàn 113 đã liên tục tổ chức gần 30 trận đánh khác ở Rạch Tôm, Tân Phú, Đại An v.v.. Đặc biệt là những mục tiêu chiến lược mà trung đoàn giao cho tiểu đoàn tổ chức trận đánh vào kho bom Bình Ý. Hốc Bà Thức cũng đã hoàn thành một cách xuất sắc nhằm mở màn cho chiến dịch mùa xuân đại thắng năm 1975.

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.