Bỏ qua nội dung chính

Thăng Long Hà Nội

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin > Thăng Long Hà Nội > Danh mục
Từ Lộ Thiền Sư
Từ Lộ là tên thật, còn pháp danh của ông là Từ Đạo Hạnh, là nhà văn, Thiền sư nổi tiếng thời Lý. Chưa thấy tài liệu nào ghi về ngày sinh của Từ Lộ, chỉ biết ông sống vào thời Lý Nhân Tông (1072-1128) và qua đời năm 1117. Ông người hương Yên Lãng, tục gọi làng Láng, một làng rất cổ ở ven Thành Thăng Long xưa. Thời Lê sơ, Yên Lãng thuộc huyện Vĩnh Thuận, phủ Phụng Thiên, Kinh thành Thăng Long, ngày nay thuộc quận Đống Đa, Hà Nội.

Sách “Việt điện u linh” của Lý Tế Xuyên (đời Trần) cho biết, đời Lý Thánh Tông (l054-1072) ở hương Yên Lãng có người con gái là Tằng Thị Loan lấy đạo sĩ Từ Vinh, sinh ra Từ Đạo Hạnh. Ngôi chùa Láng của hương Yên Lãng đẹp và cổ kính giữa vườn rừng thâm nghiêm, có cây thông già gần ngàn năm tuổi, từ xưa đã nổi tiếng là đệ nhất tùng lâm ở cố đô Thăng Long. Chùa được lập từ đời Lý Thần Tông (l128-l138), trên nền cũ nhà ông bà Từ Vinh, Tằng Thị Loan. Đặc biệt, trong chùa có pho tượng Từ Đạo Hạnh, không tạc bằng gỗ hay đá, mà đan bằng mây, bên ngoài bó sơn ta, thật đẹp và hiếm thấy trong các chùa khác ở xứ Bắc...
 
Truyền thuyết xuất thân và sự thực của gia thế họ Từ ở Yên Lãng nhiều khi được truyền tụng trong đời sống rất lạ lùng. Nhất là những chuyện truyền tụng về Tăng quan đô án Từ Vinh bị pháp sư Đại Điên giết chết và con trai ông là Thiền sư Từ Đạo Hạnh tu luyện đạo pháp trả thù cho cha. Điều đó không lấy làm lạ, vì thời nhà Lý người ta rất chuộng đạo Phật. Các vua Lý đều chăm việc làm chùa, đúc chuông, tô tượng; nhiều nhà tăng sư được cử làm chức Quốc sư, được ra vào chốn triều đường, thamg dự các việc triều chính. Vương triều Lý còn mở khoa thi Bạch liên hoa để kén chọn những vị sư hay các tín đồ có đạo học cao để bổ dụng. Từ Vinh là người đỗ khoa thi ấy và được bổ chức Tăng quan đô án ở Kinh thành. Sau, ông lấy bà Tằng Thị Loan ở làng Láng, về sống ở đó và sinh được Từ Lộ. Từ Lộ thông minh, khi còn bé đã có chí khác thường, ban ngày thì cùng bạn chơi trò đá cầu, múa kiếm, tối đến đóng chặt cửa phòng, chong đèn nghiên cứu sách vở suốt đêm. Từ Lộ có bản tính hào hiệp, nghĩ sâu các lẽ, những hành động, lời nói thì không ai đoán trước được. Loại trừ lớp áo truyền thuyết về Từ Vinh hay dùng tà thuật làm việc không hay, bị pháp sư Đại Điên dùng pháp thuật giết chết, rồi Từ Lộ tu luyện thành đạo về báo thù… ta thấy có một Tư Lộ với pháp danh là Từ Đạo Hạnh tu ờ chùa Thiên Phúc, trên núi Phật Tích (ở Quốc Oai, Hà Nội ngày nay). Loại trừ những truềyn tụng về phép tu của Từ Đạo Hạnh gần với phái Mật Tông, tinh thông đạo pháp để rửa thù báo oán, rồi hoá Thánh… ta biết ông là thiền sư thuộc thế hệ thứ 12 của dòng Thiền Nam Phương. Học giả Phan Huy Chú có viết trong sách: “Lịch triều hiến chương loại chí”: “Chùa Phật Tích ở xã Thụy Khuê, huyện Yên Sơn, có tên nữa là Sài Sơn, lại gọi là Cổ Sài, cảnh núi rất đẹp. Chân núi có hồ, trên núi có hang sâu, là chỗ Từ Đạo trút xác ở đây. Tại vách đá còn có dấu vết đầu và gót chân. Trong núi có viện Bồ Đà, am Hương Hải đều là Từ Đạo Hạnh làm ra. Nay là chùa Phật Tích”. để lại những dấu ấn như vậy ở một ngôi chùa nơi vùng núi Sài Sơn, chứng tỏ Từ Đạo Hạnh phải chuyên sâu việc thiền đạo đến ngần nào. Và, Từ Lộ cũng là một văn nhân danh tiếng của thời đại ông, còn để lại cho đời 4 bài thơ, “đều là những tác phẩm giải bày những triết lý đạo Thiền” (Từ điển văn học Việt Nam, tập II, NXB Khoa học xã hội - 1984). Đó là các bài Vấn Kiều Trí Huyền (Hỏi Kiều Trí Huyền), Thất châu (Mất hạt châu), Hữu không (Có và không) và Thị tịch cáo đại chúng (Sắp mất hỏi mọi người).
 
Chúng tôi muốn lưu ý với bạn đọc rằng, trên tiến trình văn học nước ta, giai đoạn văn học thời Lý là giai đoạn rất đặc biệt, bởi đó làthời xuất hiện rất nhiều các văn nhân là những nhà sư và nhà chính trị. Vậy nên, những tác phẩm văn chương thời Lý còn lại với hậu thế cũng phản ánh khá rõ tâm hồn và ý thức xã hội đương thời. Xin đơn cử một đặc điểm mà chúng tôi mạnh dạn cho là duy nhất có thời Lý: Về thơ, chủ yếu là thơ thiền (như thơ của Định Hương, Thiền Lão, Mãn Giác...); còn về văn, chủ yếu ghi lại những việc lớn trong đời sống, xã hội của đất nước hay của một vùng quê (như văn của Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Lý Nhân Tông...). Thơ của Từ Lộ cũng là thơ thiền của thời Lý. Bài ''Hỏi Kiều Trí Huyền'', có lẽ ông viết khi chưa đắc đạo, nên lời thơ bộc lộ nỗi băn khoăn đau khổ cùng lòng mong mỏi của một người đi kiếm tìm chân lý, bài Hỏi Kiều Trí Huyền (dịch nghĩa):

Lăn lóc giữa cõi trần mà chưa nhận rõ vàng (thau),
Chẳng biết chốn nào là chân tâm.
Mong người rủ lòng chỉ cho biết cách
Thấy, rõ chân tâm đỡ khổ công tìm.
(Theo sách Thơ văn đời Lý,NXB Văn hóa thông tin-1998).
Qua bài thơ, biết Từ Lộ đã phảitrăn trở, day dứt nhiều ngày ''giữacõi trần'', để tìm tới chân lý ở cõingười. Và đến bài ''Mất hạt châu'', thì ông đã nhận biết được chân lý. Nhưng, ông lại thấy buồn cho người đời không mấy ai đạt tới cái chân lý ngay giữa đời. Bài ''Mất hạt châu'' (dịch nghĩa):
Mặt trời mặt trăng kế nhau mọc nơi đầu núi
Cõi đời này người người đều đánh mất ngọc của mình,
Như anh nhà giàu có con ngựa quý
Lại không cưỡi, mà chỉ đi chân không.
(Theo sách đã dẫn ở trên).
Có một nhà nghiên cứu đã đưara những con số thống kê rằng, từcác học giả xưa như Lê Quý Đôn(l726-l784), tiếp nữa là rất nhiềunhà sưu tầm nghiên cứu các đờisau, cho đến nay mớitìm thấy được126 bài thơ hoặc văn đời Lý. Từ Lộ để lại 4 bài thơ đến hôm nay là rất quý hiếm. Hơn thế, trong số đó, bài ''Có và không'' là một bài thơ thật hay trong kho tàng thơ ca dân tộc ta (phiên âm):
Tác hữu trần sa hữu,
không nhất thiết không.
Hữu, không như thủy nguyệt,
Vật trước hữu không không.
Bài ''Có và không'' của Từ Lộviết chín trăm năm trước, là thơthiền, nhưng rất trữ tình, hìnhtượng lớn lao, xúc cảm sâu xa lạthường. Đã không ít người dịch ''Có và không'' ra quốc văn, ở đây chúng tôi dùng bản dịch ra thể lục bát tương truyền là của Huyền Quang (1254-1334), Thiền sư, cũng là nhà thơ danh tiếng đời Trần:
Có thì có tự mảy may,
Không thì cả thế gian này cũngkhông.
Vầng trăng vằng vặc in sông,
Chắc gì có có, không không mơmàng.
(Theo sách đã dẫn ở trên).
Còn có truyền thuyết, khi trút bỏ xác trần, Từ Lộ đầu thai thành vua Lý Thần Tông. Có lẽ vì thế mà ở chùa Láng thờ cả Từ Đạo Hạnh và Lý Thần Tông, là hai kiếp sống tại thế của Từ Lộ? Lại có chuyện lưu truyền trong dân gian vùng Sài Sơn, Thiền sư Từ Đạo Hạnh do có những hiểu biết uyên bác về nho, y, lý, số nên thường làm thuốc trị bệnh cứu người. Ông còn thích múa, hát và thường dạy dân diễn trò múa rối, nên dân chúng gọi ông là ''Thầy''. Rồi ngôi chùa cùng ngọn núi mà Từ Lộ tu trì, tĩnh tọa cũng có tên là chùa Thầy, núi Thầy. Từ Lộ sống giữa cuộc đời, giữa những con người trong dân gian, đó là lẽ đời thực giản dị. Từ Lộ đã lăn lóc giữa trần đời, như ông viết trong thơ, đó là lẽ đời thường tình. Và cuối cùng, tới cõi, ông cũng có bài thơ ''Sắp mất bảo mọi người'' (dịch nghĩa):
Mùa thu về không báo chim nhạn
cùng về,
Đáng cười người đời cứ nảy sinh
buồn thương (trước cái chết
Khuyên các môn đồ chớ ta quyến luyến
Thầy xưa đã bao lần hóa thân thành thầy nay.
(Theo sách đã dẫn ở trên).
Bài thơ ''Sắp mất bảo mọingười'' là một sự thực cuộc đời TừLộ, đã được ông viết thành thơ. Thơ của một người sắp từ giã mọi người, ngoái lại nhìn cõi thế, nên thơ ấy điềm nhiên, bình thản và cũng sâu sắc vô cùng. Chính bởi vậy, ngót ngàn năm qua, thơ thiền của Từ Lộ vẫn sống trong đời sống tinh thần người Việt Nam ta!

 

Theo tạp chí Hà Nội ngàn năm số 79 tháng 4/2010

Thái sư Á vương Đào Cam Mộc - “Sinh vi Lý tướng, tử vi Lê thần”
Trong số những người góp công đưa Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, nhà sư Vạn Hạnh và Thái sư Á vương Đào Cam Mộc được xếp ở vị trí đệ nhất khai quốc công thần. Nếu nhà sư Vạn Hạnh là người nêu ý tưởng thì Thái sư Đào Cam Mộc là người tổ chức và trực tiếp chỉ huy việc đổi ngôi không đổ máu và diễn ra nhanh chóng.

 
Đệ nhất khai quốc công thần
 
Triều Tiền Lê, vào đời vua Long Đĩnh (1006 – 1009) bắt đầu mục nát. Vua làm việc càn dỡ, thích dâm đãng, tàn bạo. Trong nước lòng dân oán thán, bên ngoài giặc Tống rình rập xâm lấn. Lúc bấy giờ, uy tín của quan Thân vệ Lý Công Uẩn ngày càng cao cả trong và ngoài triều. Nhà sư Vạn Hạnh có lần nói với Lý Công Uẩn: “Mới rồi tôi thấy chữ bùa sấm kỳ lạ, biết họ Lý cường thịnh, tất dấy lên cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ người họ Lý rất nhiều, nhưng không ai bằng Thân vệ là người khoan thứ nhân từ được lòng dân lại đang nắm binh quyền trong tay, đứng đầu muôn dân, chẳng phải Thân vệ thì ai đương nổi nữa”. Đó là ý tưởng táo bạo và hợp thời của nhà sư Vạn Hạnh… Tuy nhiên, để thực hiện thành công ý tưởng đó và góp phần xây dựng triều Lý hưng thịnh cần có sự trợ giúp đắc lực của quan Chi hậu Đào Cam Mộc.
Theo sử sách, Đào Cam Mộc quê ở xã Định Tiến, huyện Yên Định (Thanh Hóa). Sau khi cha mất, ông được mẹ đưa về quê ngoại làng Nam Thạch, xã Yên Trung nuôi dưỡng. Từ nhỏ Cam Mộc tỏ rõ thông minh, khoẻ mạnh. Khi vua Lê Đại Hành về Thanh Hóa tuần du trên sông Mã (đoạn chảy qua Yên Trung, nay sông Mã đã đổi dòng) thuyền bị mắc cạn. Đào Cam Mộc đã dùng sức khoẻ và mưu mẹo đưa được đoàn thuyền vượt qua bãi cạn. Từ đó ông được Vua Lê tin dùng và dần thăng chức Chi hậu…
Tháng 7, ngày Tân Hợi, năm Kỷ Dậu (1009), vua Lê Ngọa Triều băng hà, thái tử còn bé. Lý Công Uẩn cùng với Hữu điện tiền chỉ huy sứ là Nguyễn Đê mỗi người đem 500 quân Tùy Long vào làm túc vệ. Theo sác Đại Việt Sử ký toàn thư, khi ấy Chi hậu Đào Cam Mộc nhân lúc vắng nói với Lý Công Uẩn rằng: “Bấy nay, chúa thượng ngu tối và bạo ngược, làm nhiều việc bất nghĩa, nên trời không cho hưởng thọ mà con nối thì thơ ấu, không thể kham nổi việc lớn đầy khó khăn, trăm sự đều phiền nhiễu, thần linh không ưa, dân chúng nháo nhác tìm chân chúa. Vậy, sao Thân vệ không nhân cơ hội này mà nghĩ mưu cao, quyết đoán sáng suốt, xa thì xem dấu cũ của vua Thang, vua Vũ, gần thì xem việc của họ Đinh, họ Lê… trên thuận lòng trời, dưới hợp lòng người chứ khư khư giữ chút tiết hạnh bề tôi nhỏ nhoi hay không?”
Lý Công Uẩn sợ Đào Cam Mộc có mưu khác nên dọa bắt nạp cho bá quan. Đào Cam Mộc không sợ mà nói tiếp: “Tôi thấy việc trời và người như thế cho nên mới dám nói ra. Nay ông muốn tố cáo tôi thì tôi cũng xin thưa rằng tôi đâu sợ chết!”, Lý Công Uẩn nói: “Tôi đâu nỡ tố cáo ông, chẳng qua vì sợ lời nói của ông mà tiết lộ ra thì chúng ta đều phải chết nên mới răn như thế đó thôi”.
Đào Cam Mộc biết rõ việc đã cần kíp lắm rồi, để nữa sợ sinh biến, liền trình bày với các bậc quan lại trong triều, ai ai cũng đề bằng lòng cả. Ngay ngày hôm ấy, họ họp lại và dìu Lý Công Uẩn lên chánh điện lập làm Thiên tử, mở ra triều đại nhà Lý kéo dài 216 năm (1009 – 1225).
Ngoài công lớn trong việc đưa Lý Công Uẩn lên ngôi, Đào Cam Mộc còn có công giúp Lý Công Uẩn xây dựng cơ nghiệp nhà Lý buổi ban đầu. Vì vậy, ông đã được Lý Thái Tổ phong tước là Nghĩa tín hầu, sau này thăng đến chức Thái sư và gả công chúa đầu là An Quốc cho ông. Khi triều chính tạm ổn định, tháng 2 năm Thuận Thiên thứ nhất (1010) nhà vua cùng phò mã Đào Cam Mộc đi kinh lí các tỉnh miền ngoài để tìm đất định đô lâu bền. Và quyết định dời đô về Thăng Long của Lý Thái Tổ cũng có một phần đóng góp ý tưởng và công sức của Đào Cam Mộc.
Sớm khôi phục các đền thờ Đào Cam Mộc
Sau 6 năm phò Lý Thái Tổ ổn định triều chính, Thái sư Đào Cam Mộc đã tạ thế tại tư dinh nay thuộc đất Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội) năm Thuận Thiên thứ 6 (1015). Để ghi nhớ công ơn vị khai quốc công thần, Lý Thái Tổ đã truy phong cho ông chức vị cao nhất là Á Vương, cho xây đền thờ Thái sư Á Vương Đào Cam Mộc ngay tại tư dinh và ban tặng câu đối: “Lý triều định đô vương tứ phúc/ Đào trạng văn quan Quốc ân thân”. Tuy nhiên, ngôi đền thờ ông đã bị thực dân Pháp phá năm 1953. Từ nhiều năm nay, các nhà khoa học kiến nghị UBND TP Hà Nội sớm khôi phục lại đền thờ Thái sư Á Vương Đào Cam Mộc trên nền đất cũ tại khu di tích Cổ Loa.
Cùng với đền thờ tại tư dinh trên đất Cổ Loa, Thái sư Á Vương Đào Cam Mộc cũng được lập đền thờ tại nhiều nơi. Ông là một trong 3 vị võ quan (Đào Cam Mộc, Lý Thường Kiệt, Lê Phụng Hiểu) được thờ ở Võ chỉ thuộc đền thờ Lý Bát Đế (Đền Đô, thuộc xã Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh). Tại quê hương, huyện Yên Định (Thanh Hóa), ông được dân thờ ở 3 nơi là chùa Hưng Phúc (xã Đinh Tiến, quê nội), nghè làng Nam Thạch (xã Yên Trung, nơi có đền thờ chính) và nghè làng Bùi Hạ (xã Yên Phú). Cả 3 nơi thờ phụng này đều đã bị phá bỏ hoặc đổ nát cách đây hơn nửa thế kỷ. Đặc biệt, dù bị phá bỏ, nhưng câu đại tự tại nghè làng Nam Thạch: “Sinh vi Lý tướng, tử vi Lê thần” (Sinh làm tướng nhà Lý, chết làm thần nhà Lê) vẫn được dân gian lưu truyền đến ngày nay. Các triều đại sau này đều đánh giá cao công lao của Đào Cam Mộc đối với đất nước và phong ông là Thượng thượng đẳng tối linh phúc thần. Điều này được ghi trong một số sắc phong còn lại được lưu giữ tại xã Yên Trung, huyện Yên Định, Thanh Hóa.
Trích tạp chí Hà Nội mới số xuân Canh Dần 2010
Hoàng Tăng Bí, “nhà yêu nước nhiệt thành, vị túc nho uyên thâm…”
Phó bảng Hoàng Tăng Bí (1883-1939), quê ở Đông Ngạc, phủ Hoài Đức, nay là xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Cùng với Phan Chu Trinh, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Dương Bá Trạc, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Hữu Tiến… cụ Hoàng Tăng Bí đã góp phần quan trọng vào việc sáng lập Trường Đông Kinh Nghĩa Thục (ĐKNT) và tổ chức hoạt động phong trào Duy tân ở Hà Nội đầu thế kỷ XX. Nhà Tổ của chi họ cụ Hoàng Tăng Bí hiện còn ở xóm 3, xã Đông Ngạc.

 
 
 

Ngôi nhà 2 tầng màu trắng (thứ 3 từ phải sang) là Trường Đông Kinh Nghĩa Thục,
nơi cụ Hoàng Tăng Bí tham gia giảng dạy.
“Cái nôi” khoa bảng
Cụ Phó bảng cất tiếng khóc chào đời trên đất Đông Ngạc có truyền thống hiếu học. Gia tộc Hoàng ở đây có nhiều người đỗ đại khoa. Cụ Hoàng Đình Hân (1715-1789) nguyên ở làng Đông Bình, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, làm quan tới chức Đặc tiến Kim tử Vinh lộc Đại phu, Thừa chính sứ xứ Tuyên Quang, kiêm thị Đông cung Thủ phiên Viện Thái y, được phong tước Gia Diễn hầu. Hoàng Nguyễn Thự là con trưởng của cụ, sinh năm 1749 tại phường Đông Các, huyện Thọ Xương, lấy con gái yêu của thầy dạy là Giải nguyên Phạm Gia Huệ ở Đông Ngạc. Từ đó, đất Đông Ngạc trở thành quê hương của một chi họ Hoàng và họ Hoàng đã góp phần làm rạng danh đất khoa bảng. Cụ Hoàng Nguyễn Thự, được coi là tổ họ Hoàng Đông Ngạc, để lại hai tác phẩm thơ Di thảo tập thượng và Di thảo tập hạ, thể hiện lòng yêu nước, yêu quê hương sâu sắc. Năm 1787, cụ đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Đinh Mùi - khoa thi cuối cùng của triều Lê, sang triều Tây Sơn giữ chức Hiệp trấn Lạng Sơn (1797-1801) và mất khi đang “diệt giặc cỏ”. Theo lời truyền lại, người gia bộc là Hoàng Trọng Đạo đã đưa thi hài cụ về an táng ở Đông Ngạc, nhà thờ tổ họ Hoàng cũng thờ bậc trung nghĩa ấy.
Nối nghiệp cha, con trai thứ ba của cụ là Hoàng Tế Mỹ (1795-1849) đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ (Hoàng giáp) khoa Bính Tuất (1826), giữ chức Hữu Tham tri Bộ binh, khi mất được truy phong Thượng thư Bộ lễ. Ngôi nhà của tổ tiên để lại, cụ đã tu sửa khang trang để thờ cúng, cổng vào còn bức đại tự “Đông Hoàng Tổ miếu”.
Con trai thứ ba của cụ Hoàng Tế Mỹ là Hoàng Tướng Hiệp (1835-1885) đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Ất Sửu (1865), làm Án sát Lạng Sơn rồi Tuần phủ Tuyên Quang (1877), sung Tham tán Quân vụ Đại thần. Hoàng Tăng Bí là đời thứ 5 của gia tộc họ Hoàng ở Đông Ngạc, tính từ cụ tổ Hoàng Nguyễn Thự.
Dạy quốc ngữ, mở công ty
Sinh trưởng trong gia tộc hiếu học và yêu nước, Hoàng Tăng Bí sớm đi theo tiếng gọi cứu dân, cứu nước. Năm 1906, cụ đỗ Cử nhân cũng là lúc ngọn gió canh tân từ Nhật Bản, Trung Quốc thổi vào Hà thành. Những tân văn, tân thư của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu - bạn “đồng văn đồng chủng” - bay sang đất nước Việt đau thương sau bao cuộc khởi nghĩa thất bại - đã cổ vũ, thúc giục sĩ phu yêu nước tìm đến con đường duy tân. Đầu năm 1907, Trường ĐKNT thành lập tại số 4 Hàng Đào - nhà cụ cử Lương Văn Can để khai trí cho dân, mở lớp dạy học không lấy tiền, tổ chức diễn thuyết, cổ động trong nhân dân. Trường do cụ Lương Văn Can làm Thục trưởng, cụ Nguyễn Quyền làm Giám học và tổ chức thành các ban Trước tác, Giáo dục, Tài chính, Cổ động. Cụ Hoàng Tăng Bí tham gia Ban Giáo dục, dạy Hán văn và tham gia cả Ban Cổ động.
Nhiệt tâm dạy chữ quốc ngữ, xóa nạn mù chữ cho mọi người dân từ ngõ phố đến thôn quê, chỉ trong một thời gian ngắn, Trường ĐKNT đã mở được bốn phân hiệu ở cả Hà Đông và Sơn Tây. Riêng phân hiệu ở quê hương Chèm Vẽ của Hoàng Tăng Bí thì cụ trực tiếp chỉ đạo và do Tú tài Nguyễn Hữu Tiến, Thủ khoa Nguyễn Châu Đỉnh, hai anh em Phan Tuấn Phong, Phan Trọng Kiên tổ chức.
Giảng dạy khắp các vùng Chèm Vẽ, Hà Đông, cụ Hoàng còn đi diễn thuyết, cổ động duy tân, học vấn đi đôi với thực nghiệp, kinh doanh, mở mang công thương, làm cho dân giàu nước mạnh. Những diễn giả Phan Chu Trinh, Nguyễn Quyền, Hoàng Tăng Bí, Dương Bá Trạc được công chúng hâm mộ và nổi tiếng về tài diễn thuyết đi vào lòng người. Vì vậy thơ khuyết danh mới có câu: “Buổi diễn thuyết người đông như hội/Kỳ bình văn khách đến như mưa”.

Làm gương cho dân chúng và cũng là để gây quỹ hoạt động cho nhà trường, các sĩ phu đã hùn vốn làm ăn. Cụ Hoàng Tăng Bí mở Công ty Đông Thành Xương ở tư gia của ông ngoại - cụ Nguyễn Trọng Hiệp, Kinh lược sứ triều Nguyễn và là thầy dạy vua Thành Thái - trên phố Hàng Gai, chuyên buôn bán hàng nội và mở xưởng dệt xuyến hoa, làm trà ướp, in tài liệu… Diễn ca “Nam thiên phong vận” ca ngợi: “Xã Đông Ngạc Hoàng quân Tăng Bí/Tánh thông minh tuổi trẻ khác thường/Tướng môn dòng dõi họ Hoàng/Á môn giá cũng xem thường nhẹ không/Đêm ngày dốc một lòng vì nước/Đông Thành Xương đứng trước ra buôn… Cho hay những bậc tài danh/Vì giang sơn phải dấn mình bước ra”.
Hoạt động yêu nước của ĐKNT khiến thực dân cảnh giác. Vụ đầu độc lính Pháp trong Thành Hà Nội năm 1908 làm chúng thẳng tay đàn áp. ĐKNT, “cái lò phiến loạn ở Bắc Kỳ”, cùng các công ty của sĩ phu hoạt động cho trường phải đóng cửa. Tháng 10-1908, Nguyễn Quyền, Lê Đại, Vũ Hoành bị kết án khổ sai chung thân; Hoàng Tăng Bí bị kết án 5 năm khổ sai đưa đi Côn Đảo. Nhờ có nhạc phụ là Thượng thư Bộ Học Cao Xuân Dục can thiệp và bảo lãnh, sau một năm ở Hỏa Lò, cụ bị đưa đi quản thúc tại Huế 15 năm.
Truyền ngọn lửa yêu nước cho thế hệ sau và tiếp tục hoạt động văn hóa
Trong thời gian ở Huế, biến cái rủi thành cái may, cụ Hoàng dùi mài kinh sử đi thi và đỗ Phó bảng năm 1910. Ba vở tuồng ra đời sau đó: Hoa Tiên (1923), Nghĩa nặng tình sâu (1925), Thù chồng nợ nước (1927), nhà Nho dùng nghệ thuật tuồng mang tính ước lệ, bi thiết để thể hiện bao nỗi hoài vọng, bi phẫn chăng?
Sau 15 năm bị quản thúc, năm 1929, Hoàng Tăng Bí như chim bay về tổ ấm quê hương, gia đình ở Hà Nội… Nhiệt thành yêu nước chín trong tâm, muốn truyền dạy cho con em, cụ trở lại với nghề dạy học xưa, dạy Việt văn ở Trường Gia Long. Biết đây là yếu nhân của ĐKNT, Tây cấm. Cụ cộng tác với báo Trung Bắc tân văn, viết nhiều bài sâu sắc về đạo đức, nhân cách của người cầm bút trong thời đại Âu hóa với quan niệm tiến bộ của người trọng Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Ngoài ra, cụ còn dịch văn học Pháp như Paul et Virginie của Bernadin de Saint Pierre, Le Comte de Monte Cristo của A.Dumas. Đặc biệt, cụ đã nghiên cứu và viết cuốn Lược khảo lịch sử Trung Quốc, lấy bút danh Tiểu Mai, mong người nước Nam soi vào gương thành bại của họ để cứu nước.
Chí khí và lòng yêu nước của Hoàng Tăng Bí ảnh hưởng lớn đến con cái. “Tôi được cụ rèn rũa cẩn thận về học vấn, về chí hướng làm người. Tôi sớm có tư tưởng yêu nước, có ý tưởng chống đối chế độ thực dân Pháp. Đấy là kết quả của những năm tháng tôi được học tập, được giáo dục một cách trực tiếp từ thân phụ tôi” - GS Hoàng Minh Giám đã viết những dòng trân trọng đầy cảm phục, kính yêu về người cha, người thầy của mình trong hồi ký của ông. Trong khi cụ Hoàng Tăng Bí còn bị quản thúc thì ông Hoàng Minh Giám đã hoạt động trong phong trào yêu nước và dân chủ của thanh niên, viết cho báo Tiếng chuông rè của Nguyễn An Ninh, Người nhà quê của Nguyễn Khánh Toàn, Nước Nam mới của Phan Văn Trường.

Trở về Hà Nội năm 1929, cụ Hoàng Tăng Bí còn là trụ cột vững chắc cho tư tưởng và hành động của ông Hoàng Minh Giám khi quyết định mở trường tư thục Thăng Long năm 1935. Trong lễ kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập trường, Giáo sư Hoàng Minh Giám đã viết: “Trong thâm tâm của anh em chúng tôi, cái danh từ nền tư thục gợi nhớ đến Đông Kinh Nghĩa Thục… Chúng tôi thầm nghĩ Trường Thăng Long phải xứng đáng là một nghĩa thục theo gương Đông Kinh Nghĩa Thục nhưng phải khôn khéo để có thể tồn tại lâu dài”. Các giáo sư Võ Nguyên Giáp, Phan Thanh, Đặng Thai Mai, Hoàng Minh Giám… đã đào luyện hàng nghìn học trò yêu nước đi theo con đường cách mạng.
Cụ Hoàng Tăng Bí bình yên về với tổ tiên ở quê hương Đông Ngạc ngày 7-2-1939 (âm lịch). Nhà báo Phạm Huy Lục viết trên tờ Nước Nam mới: “Tôi xin kính cẩn nghiêng mình trước con người thực sự đúng là trong sạch, nhà yêu nước nhiệt thành, vị túc nho uyên thâm là cụ Hoàng Tăng Bí”.
Cụ Phó bảng Hoàng Tăng Bí là một nhà văn hóa của Hà Nội đầu thế kỷ XX, một lãnh tụ của ĐKNT đã có nhiều đóng góp cho phong trào yêu nước với những hoạt động canh tân, đổi mới văn hóa trên cơ sở gìn giữ văn hóa dân tộc. Thiết nghĩ, một đường phố được mang tên cụ sẽ là sự thể hiện cần thiết lòng tri ân của thành phố với bậc tiền nhân.
Nguồn tin: 1000 năm Thăng Long Hà Nội
Ỷ Lan (?-1117)
Ỷ Lan tên thật là Lê Thị Yên (hoặc Lê Thị Mệnh), người làng Thổ Lỗi (hay còn gọi là làng Sủi) sau là làng Siêu Loại (xã Dương Xá, huyện Gia Lâm). Nhà nghèo, mẹ mất sớm, bố lấy vợ bé, Ỷ Lan phải hái dâu chăn tằm, thân phận khổ như cô Tấm trong truyện cổ tích.

Một lần, vua Lý Thánh Tông về chùa Dâu cầu tự, gặp cô đang hái dâu. Vua hỏi chuyện thấy Ỷ Lan đối đáp thông minh nên đưa về triều và phong làm Nguyên phi. Ỷ Lan là người ham học hỏi, có tài quản lý nội chính trong cung. Vua đi đánh Chiêm thành giao lại quyền nhiếp chính cho bà. Gặp năm mất mùa, đói kém, nhưng nhờ kế sách trị nước đúng đắn bà đã làm yên lòng dân. Nhớ ơn bà, nhiều nơi lập đền thờ sống và gọi bà là Quan Âm nữ. Vua đánh lâu không thắng, giao cho Lý Thường Kiệt chỉ huy, quay về đến nửa đường nghe tin Ỷ Lan giữ vững yên hậu phương, vua hổ thẹn trở lại chiến trường và quyết đánh thắng giặc mới về. Vua mất, bà là Hoàng thái hậu nhiếp chính, cùng Lý Thường Kiệt – tể tướng Đại Việt đánh thắng quân xâm lược Tống năm 1077.
 
            Bà khuyến khích nghề nông, mở mang đạo Phật, được dân tin yêu, cảm phục, nổi danh là bà thái hậu hiền thục trong sử sách. Bà thọ khoảng 70 tuổi, khi mất được hỏa táng, dâng thụy là Long Nhâm Hoàng thái hậu, mai táng ở Thọ Lăng phủ Thiên Đức. Đền chính thờ bà ở Dương Xá thường được gọi là đền Bà Tấm.
 
Vũ Trọng Phụng (1912-1939)
Vũ Trọng Phụng sinh ra ở Mỹ Hào (Hải Hưng cũ) nhưng sống và gắn bó cả cuộc đời ngắn ngủi với Hà Nội.

Ông mồ côi cha từ khi mới 7 tháng tuổi. Năm lên 16 tuổi ông đã phải bỏ học để đi làm kiếm sống đỡ mẹ. Ông đánh máy cho hãng buôn GôĐa, nhà in Viễn Đông, rồi chuyển hẳn sang viết văn từ năm 1930. Ông viết nhiều cho báo: Nhật Tân, Công dân, Ngọ Báo, Tiểu thuyết thứ Ba, Tiểu thuyết thứ Bốn, Tao Đàn, Tương Lai… Ông còn ký tên Thiên Hư. Tác phẩm xuất bản đầu tiên của ông là bi kịch "Không một tiếng vang", nhưng tác phẩm khiến ông nổi danh là các phóng sự đặc sắc: Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy tây, Cơm thầy cơm cô, Lục xì…
 
Từ năm 1935 ông cho in báo nhiều kỳ rồi xuất bản thành sách một loạt tiểu thuyết và truyện dài như Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê, Làm đĩ…
 
Vũ Trọng Phụng đả kích cay độc cái xã hội tư sản bịp bợm, đua đòi văn minh rởm, đầy lố lăng, phơi trần bộ mặt xã hội nửa thực dân nửa phong kiến đương thời với những tên tư sản hãnh tiến, đểu cáng, dâm dật cũng như chính sách bần cùng hóa người lao động và người nông dân. Tuy nhiên bên cạnh giá trị hiện thực phê phán, tác phẩm của ông đôi lúc cũng sa vào tự nhiên chủ nghĩa. Năm 28 tuổi đời ông đã có 10 tuổi văn và đã để lại một sự nghiệp đáng kể. Ông là cây tiểu thuyết và phóng sự mang tính hoạt kê, có phong cách nghệ thuật độc đáo trong làng văn Việt Nam.
Trần Thị Dung (?-1259)
Bà vốn là vợ vua Lý Huệ Tông, là mẹ hai công chúa Thuận Thiên và Chiêu Hoàng. Sau khi nhà Lý truyền ngôi cho nhà Trần, bà là bạn đời của Thái sư Trần Thủ Độ.

Cuối năm 1257, quân Mông Cổ vào xâm lược nước ta, do lực lượng của ta còn yếu, triều đình phải rút khỏi Thăng Long. Bà đứng ra chỉ huy việc sơ tán toàn bộ hoàng gia, vợ con tướng sĩ bằng đường thủy xuống vùng Hoàng Giang (Phủ Lý); điều động dân kinh thành di chuyển kho vũ khí, quân lương chỉ dăm hôm đã xong, đồng thời khuyên dân dời nhà tạm lánh. Khi giặc vào Thăng Long chỉ còn là một tòa thành rỗng, không có lương thực, không có dân. Chúng bị động hoang mang, thừa cơ quân dân ta mở cuộc phản công tại Đông Bộ Đầu (1-1258) và giành đại thắng. Trong chiến công lớn lao này có phần đóng góp quan trọng của bà Trần Thị Dung – Linh Từ quốc mẫu.
Trần Quốc Tuấn (1231 - 1300)
Ông là con An Sinh vương Trần Liễu, gọi vua Trần Thái Tông là chú ruột. Họ Trần quê ở Tự Mặc (Nam Hà), nhưng ông lại sinh ra ở Thăng Long. Từ nhỏ Trần Quốc Tuấn đã rất chăm học, lại ham tập luyện võ nghệ và có lòng yêu nước thương dân.

Năm 1258, quân Nguyên sang xâm lược lần thứ nhất ông chỉ huy một cánh quân chặn giặc ở biên giới. Hai lần đánh quân Nguyên Mông sau (1258, 1288) ông là Quốc công Tiết chế, tổng chỉ huy cuộc kháng chiến.
 
Với tri thức quân sự uyên bác, tài binh lược sáng tạo, lòng yêu Tổ quốc thiết tha, quý quân sĩ như con, ông đã điều binh, khiển tướng phá tan giặc Nguyên Mông và giành toàn thắng. Ông là tác giả bản hùng văn “Hịch tướng sĩ” làm nức lòng quân sĩ và hai pho sách quân sự giá trị: Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư.
 
Sau chiến tranh, ông tiếp tục chăm lo quốc phòng, không mưu lợi riêng. Vua Trần phong ông là Hưng Đạo Đại Vương. Trần Hưng Đạo được coi là anh hùng bậc nhất trong lịch sử dân tộc. Ông là một trong 10 vị tướng nổi tiếng trên thế giới.
Trần Quang Khải (1241-1294)
Là con thứ vua Trần Thái Tông, mẹ là hoàng hậu Thuận Thiên họ Lý, ông sinh ra ở kinh thành. Thuở nhỏ, Trần Quang Khải đã tỏ ra là một cậu bé ham học, lại được nhà giáo, nhà sử học Lê Văn Hưu rèn cặp nên về sau ông là người hiểu rộng, biết nhiều, lại thông thạo nhiều ngôn ngữ của các dân tộc khác.

Ông thường được gọi vào tiếp sứ thần các nước, đàm đạo văn chương. Năm 1258, ông được vua phong làm Chiêu Minh đại vương, cũng là lúc quân Mông vào xâm lược nước ta. Năm 1261, ông được phong làm Thái úy, sau đó vào quản đất Nghệ An. Năm 1278 vua Thánh Tông nhường ngôi cho con là Nhân Tông. Hoàng đế Mông Cổ lấy cớ không xin mệnh sai sứ sang trách cứ. Trần Quang Khải vâng lệnh vua tiếp sứ vừa mền mỏng trong đàm phán, vừa kiên quyết trong bảo vệ chủ quyền đất nước nhưng chiến tranh vẫn nổ ra, ông chỉ huy nhiều trận đánh, nổi tiếng nhất là trận tập kích lớn ở bến Chương Dương trên sông Hồng (1285) tiêu diệt căn cứ quan trọng của địch, mở đường giải phóng Thăng Long.
 
Sáu tháng sau khi rút khỏi kinh thành, nay vua quan nhà Trần tưng bừng trở lại, ông đã làm bài thơ “Tụng giá hoàn kinh sư” còn truyền đến nay. Ông là nhà ngoại giao tài ba, vị tướng lỗi lạc và còn là một nhà thơ, tác giả của Lạc Đạo thi tập.
 
Trần Quang Khải (1241-1294)
Là con thứ vua Trần Thái Tông, mẹ là hoàng hậu Thuận Thiên họ Lý, ông sinh ra ở kinh thành. Thuở nhỏ, Trần Quang Khải đã tỏ ra là một cậu bé ham học, lại được nhà giáo, nhà sử học Lê Văn Hưu rèn cặp nên về sau ông là người hiểu rộng, biết nhiều, lại thông thạo nhiều ngôn ngữ của các dân tộc khác.

Ông thường được gọi vào tiếp sứ thần các nước, đàm đạo văn chương. Năm 1258, ông được vua phong làm Chiêu Minh đại vương, cũng là lúc quân Mông vào xâm lược nước ta. Năm 1261, ông được phong làm Thái úy, sau đó vào quản đất Nghệ An. Năm 1278 vua Thánh Tông nhường ngôi cho con là Nhân Tông. Hoàng đế Mông Cổ lấy cớ không xin mệnh sai sứ sang trách cứ. Trần Quang Khải vâng lệnh vua tiếp sứ vừa mền mỏng trong đàm phán, vừa kiên quyết trong bảo vệ chủ quyền đất nước nhưng chiến tranh vẫn nổ ra, ông chỉ huy nhiều trận đánh, nổi tiếng nhất là trận tập kích lớn ở bến Chương Dương trên sông Hồng (1285) tiêu diệt căn cứ quan trọng của địch, mở đường giải phóng Thăng Long.
 
Sáu tháng sau khi rút khỏi kinh thành, nay vua quan nhà Trần tưng bừng trở lại, ông đã làm bài thơ “Tụng giá hoàn kinh sư” còn truyền đến nay. Ông là nhà ngoại giao tài ba, vị tướng lỗi lạc và còn là một nhà thơ, tác giả của Lạc Đạo thi tập.
 
Phạm Tu (486-545)
Phạm Tu sinh ra ở làng Quang Liệt (nay là Thanh Liệt - Thanh Trì). Ông là vị tướng tài có công bậc nhất trong việc giúp Lý Bí đuổi giặc Lương, lập nhà nước Vạn Xuân vào thế kỷ thứ 6.

 Phạm Tu là một đô vật giỏi. Năm 541, bất bình trước ách thống trị tàn ác của nhà Lương, ông đã tập hợp trai làng chống lại. Năm sau, Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa, ông đem quân gia nhập ngay và đi tiên phong đánh thành Long Biên, trị sở của bọn đô hộ. Tên thứ sử tham bạo phải xéo chạy. Đất nước giải phóng, ông xây lũy bên sông Tô để phòng vệ. Nhà Lương hai lần phản kích đều bị ông chặn đánh từ biên ải.
 
Tháng Giêng năm 544, Lý Bí lên ngôi, Phạm Tu được cử thống lĩnh binh quyền, dẹp các cát cứ địa phương, nên được vua ban tước Phụ Man tướng quân. Bởi vậy nhân dân còn gọi ông là Lý Phục Man. Trong lần quân Lương sang xâm lược lần thứ ba, ông hy sinh anh dũng trong một trận đánh ác liệt ở ngay cạnh dòng sông Tô quê hương.
 
         Các triều sau sắc phong ông là Hộ quốc tế dân, Anh uy vĩ độ (có nghĩa là "Giúp nước cứu dân, anh hùng hào kiệt").
1 - 10 Tiếp theo