Bỏ qua nội dung chính

trangtin

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin
Phần IV: Thế giới viết về Bác Thứ Ba, 07/06/2011, 15:20

100 năm nhớ người đi tìm đường cứu nước

Ngày 5-6-2011 sẽ đúng 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Với 100 năm trôi qua, lịch sử VN đã có những sự thay đổi hết sức lớn lao, trở thành một quốc gia độc lập, có vị thế trên toàn cầu với tiền đồ sáng rạn. Tất cả đã bắt nuốn từ cái mốc lịch sử ngày 5-6-1911...

NGƯỜI ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, NHÀ VĂN HOÁ LỚN

"Chỉ có ít nhân vật lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoại khi còn sống và rõ ràng cụ Hồ Chí Minh là một trong số đó. Người sẽ được ghi nhớ không phải chỉ là người giải phóng cho tổ quốc và nhân dân bị đô hộ mà còn là một nhà hiền triết vĩ đại đã mang lại một viễn cảnh và hy vọng mới cho những người đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này."

(Trích phát biểu của TS Ahmed - Giám đốc UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong kỳ họp Đại Hội đồng UNESCO tại Paris 11-1987, công nhận Hồ Chí Minh là "Người anh cùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa lớn")

 

Lịch sử Việt Nam, nhân dân Việt Nam luôn luôn ghi nhớ ngày trọng đại ấy, ngày mà người thanh niên Nguyễn Tất Thành khi mới 21 tuổi bước chân xuống con tàu Amiral Latouche Trésville trên Bến Nhà Rồng để đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Hành trình ấy kéo dài đến 30 năm gian khổ, qua nhiều nước, với nhiều hoạt động sôi nổi của một nhà cách mạng dấn thân, tìm cho được con đường để đưa dân tộc Việt Nam ra khỏi ách nô lệ, để ngày 8-2-1941 Bác Hồ đặt chân đến Pắc Bó (Cao Bằng) trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, bắt đầu một cuộc trường chính mới của cả dân tộc. Cuộc trường chinh này kéo dài thêm gần 35 năm nữa. Trong lịch sử dân tộc ta có vị lãnh tụ nào có cuộc hành trình, cuộc đấu tranh dài lâu và thành công vang dội như Hồ Chí Minh, làm nên một thời đại Hồ Chí Minh trong lịch sử dân tộc.

5-6-1911 là ngày lịch sử. Là nguồn cảm hứng để thi sĩ Chế Lan Viên viết nên bài thơ nổi tiếng Người đi tìm hình của nước: Đêm mơ nước ngày thấy hình của nước/ Cây cỏ trong chiêm bao xanh sắc biếc quê nhà/ Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì tổ quốc/ Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa...

30 năm ấy, hình bóng của đất nước luôn trong tâm trí người.

Nhớ lại lịch sử, bối cảnh khi Bác Hồ quyết định bước chân lên tàu Trésville, đất nước ta chìm trong tang thương khi mà triều đình nhà Nguyễn đang ở thời kỳ suy vong bạc nhược nhất. Những cuộc nổi dậy kháng chiến hưởng ứng lời kêu gọi Cần Vương của vua Hàm Nghi (1885) như của Phan Định Phùng, Hoàng Hoa Thám... cũng đang ở thời kỳ thoái trào. Phong trào Đông Du, Duy Tân của các nhà chí sĩ yêu nước tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh tuy có những đóng góp nhất định trong việc nâng cao dân trí, thổi lên ngọn lửa yêu nước của dân tộc nhưng đó chỉ là những phong trào dễ bị dập tắt từ chính quyền thực dân đang rất quyết tâm khai thác thuộc địa. Trong bối cảnh lịch sử sau chiến tranh thế giới lần thứ 1, cục diện thế giới có những thay đổi căn bản và Người đã thấy điều đó và đi tìm con đường riêng của mình hòng dẫn dắt dân tộc ra khỏi ách nô lệ.

Cuộc tìm đường đó không đơn giản và đó cũng là cả quá anh nhận thức, nhận đường. Sau một thời gian ở Hoa Kỳ, Anh, cuối năm 1917 Người trở lại nước Pháp. Giai đoạn ở Pháp (1917-1921) là giai đoạn quan trọng, là thời kỳ hoạt động sôi nổi của người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc. 19-6-1919, thay mặt Hội Những người An Nam yêu nước, Nguyễn Tất Thành đã mang đến hội nghị hòa bình Versailles bản Yêu sách của nhân dân An Nam yêu cầu các nước đồng minh áp dụng các lý tưởng Tổng thống Wilson cho các lãnh thổ thuộc địa của Pháp ở Đông Nam Á Cuối cùng "lý tưởng Willson" cũng chỉ là ảo mộng với các nước thuộc địa. Chỉ đến khi Người đọc được Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lenin (7-1920) đã làm thay đổi nhận thức và lựa chọn được con đường cứu nước cho dân tộc. Người khẳng định: Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản. Người gia nhập quốc tế III và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.

Sự kiện đó đánh dấu bước đường nhận thức và hành động của Người - từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản. Từ khi đến với Lenin, đến với Cách mạng tháng Mười, Hồ Chí Minh như đã tìm được vũ khí tư tưởng để giải phóng dân tộc, để đến ngày 3-2-1930, một chính đảng của giai cấp vô sản ra đời, lãnh đạo toàn dân trong công cuộc giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp.

Giai đoạn 1930-1945 là thời kỳ hoạt động rất khó khăn của Đảng và của lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhưng với vũ khí tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lenin, tinh thần yêu nước nồng nàn, Cách mạng Tháng Tám đã thành công. Người lựa chọn con đường Cách mạng Tháng Mười Nga, con đường cách mạng vô sản, nhưng ngay từ đầu Hồ Chí Minh đã chỉ rõ cần phải vận dụng một cách sáng tạo phù hợp với cách mạng Việt Nam. Chính vì vậy Đảng ta đã lãnh đạo được toàn dân đánh thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, xây dựng nên nước Việt Nam độc lập tự do như ngày hôm nay.

Quá trình cách mạng ấy đã làm nên một thời đại mang tên Hồ Chí Minh, làm vẻ vang cho lịch sử dân tộc “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bực, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành"  ước vọng ấy của Bác Hồ là nền tảng của tư tưởng Hồ Chí Minh.

Nguồn Đất Việt. – 2011. –Số Xuân Tân Mão. – Tr. 5


Số lượt người xem: 5726 Bản inQuay lại
Xem theo ngày Xem theo ngày