Bỏ qua nội dung chính

trangtin

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin
Chào Mừng ĐHĐB Đảng Bộ Đồng Nai Lần Thứ X Thứ Ba, 18/08/2015, 14:55

SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN THỐNG NHẤT

Huyện Thống Nhất chính thức thành lập vào tháng 10 năm 1973. Địa giới huyện nhiều lần thay đổi. Trong kháng chiến chống Pháp, địa bàn huyện thuộc hai huyện Vĩnh Cửu (từ Hố Nai lên Trảng Bom đến Dầu Giây) và Long Khánh (Hưng lộc lên Gia Kiệm, Gia Tân). Trong kháng chiến chống Mỹ, địa bàn huyện Thống Nhất theo phân chia của chính quyền Sài Gòn thuộc 3 quận Đức Tu (kể cả Hố Nai, Trảng Bom), và quận Kiệm Tân (từ Gia Kiệm đến Gia Tân) và Long Khánh. Nhân dân huyện Thống nhất có truyền thống yêu nước đoàn kết và theo Đảng đấu tranh không ngừng chống áp bức bất công, chống ngoại xâm để giành lại độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc.

Cách mạng tháng Tám 1945, thật sự là ngày hội lớn ở Trảng Bom, Cây Gáo, Dầu Giây, Hưng Lộc, Võ Dõng. Từ lớp người nông dân bần cùng làm cao su, sống trong chế dộ công tra nghiệt ngã dưới sự cai quản của những chủ đồn điền, thực chất là những lãnh chúa và bọn tay sai, công nhân các sở đã đứng lên làm chủ mảnh đất và làm chủ cuộc sống. Một trang sử mới được bắt đầu từ những vũng bùn nô lệ, công nhân vươn lên mảnh đất tự do, công nhân cao su đến với Cách mạng hồn nhiên và bằng mọi cách họ quyết ra sức gìn giữ những thành quả mà Cách mạng mang lại cho họ.

Trong kháng chiến chống pháp, địch xây dựng điểm yếu khu Trảng Bom để bảo vệ giao thông đường sắt, quốc lộ I, quốc lộ 20 và các cơ sở kinh tế (các cơ sở cao su); đồng thời lấy đây làm bàn đạp đánh vào các vùng căn cứ du kích của huyện Vĩnh Cửu như Tân Định, Đại An, đánh vào chiến khu Đ.

Năm 1861, thực dân Pháp đánh chiếm Biên Hòa. Nhân dân Biên Hòa đã tham gia kháng chiến, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân Trương Định chống Pháp. Vùng Bàu Cá (Trảng Bom 2) được xây dựng thành một căn cứ tiếp tế, đảm bảo hậu cần cho nghĩa quân. Bàu Cá cùng các căn cứ khác ở Biên Hòa như Giao Loan (Rừng Lá), Long Kiên, Long Xuyên ( tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)… tạo thành một hệ thống căn cứ chống Pháp có hiệu quả. Đến năm 1865, căn cứ Bàu Cá bị thực dân Pháp đánh chiếm.

Trong kháng chiến 9 năm (1945 – 1954), nhân dân huyện Thống Nhất, nòng cốt là đồng bào dân tộc, công nhân cao su ở các sở Trảng Bom, Dầu Giây, Cây Gáo đã thoát ly tham gia kháng chiến, xây dựng căn cứ, ủng hộ nuôi quân… phong trào phá hoại giao thông, phá hoại kinh tế gây nhiều thiệt hại cho thực dân, tư bản ở địa phương. Nhân dân Thống Nhất đã đóng góp nhân lực, vật lực tạo điều kiện cho bồ đội làm nên những chiến thắng vang dội có ý nghĩa to lớn như Bàu Cá (14-7-1947), La Ngà (1-3-1948), Trảng Bom (20-7-1951). Một bộ phận nhân dân, công nhân tản về các vùng căn cứ kháng chiến tham gia tích cực lực lượng sản xuất, bảo vệ căn cứ, làm tròn nghĩa vụ, nhiệm vụ công nhân đối với công cuộc kháng chiến.

Ngày 20-7-1954, hiệp định Giơnevơ được ký kết, đó là một thất bại của thực dân Pháp, buộc chúng phải chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Thế nhưng với âm mưu xâm lược lâu dài đất nước ta, đế quốc Mỹ thay chân Pháp phá hoại hiệp định, áp đặt chủ nghĩa thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam. Đế quốc Mỹ và thực dân Pháp đã cố sức nhào nặn, tô vẽ cho một chính phủ quốc gia bù nhìn ở miền Nam Việt Nam. Chúng chuẩn bị một “chiến dịch di cư” dân ở miền Bắc, chủ yếu là giáo dân công giáo vào miền Nam để tạo hậu thuẫn chính trị cho chính quyền tay sai, đồng thời tạo sự bất ổn định cho chính quyền cách mạng ở miền Bắc.

            Trong kháng chiến chống Mỹ, ban di cư vận, huyện ủy Trảng Bom, Thống Nhất kiên trì đường lối vận động quần chúng, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, đã thực hiện thắng lợi công tác vận động, tập hợp đồng bào dân tộc, người có đạo công giáo. Vùng Gia Kiệm, Bùi Chu, Thanh Hóa, Bắc Hòa tổ chức được nhiều cơ sở cách mạng, đưa được phong trào đấu tranh quần chúng đi lên. Đảng bộ, quân dân huyện Thống Nhất đã bám trụ địa bàn, xây dựng các của khẩu, bảo vệ hành lang vận chuyển cách mạng, tạo điều kiện cho chủ lực tiến công vào các căn cứ, kho tàng lớn diệt sinh lực và phương tiện chiến tranh của địch, góp phần diệt chiến đoàn 52 sư đoàn 18 ngụy, cắt đứt ngã ba Dầu Giây, tạo điều kiện giải phóng thị xã Long Khánh tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Ngày 29-4-1975, toàn huyện Thống Nhất đã được giải phóng. Kẻ địch xem đây là “huyện hậu phương” của chúng, một huyện mà cách mạng không thể trụ lại và chiến đấu. Thế nhưng Đảng bộ và quân dân Thống Nhất vẫn kiên trì bám dân, bám đất, trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ Đảng bộ xây dựng cơ sở từ không đến có, từ ít đến nhiều, phát triển từng bước phòng trào cách mạng địa phương, mở rộng mạng lưới cơ sở và trong các khu vực dân di cư công giáo. Và đỉnh cao của phong trào cách mạng huyện Thống Nhất đã diễn ra ác liệt, gian khổ trong 113 ngày liên tục tiến công và phát động quần chúng (6-1 đến 29-4-1975).

Cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước là cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ nhất trong lịch sử. Mang ý nghĩa thời đại sâu sắc, làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ và là bước mở đầu cho thất bại chủ nghĩa thực dân mới. Địa bàn huyện Thống Nhất là nơi diễn ra tranh chấp, giành giật quyết liệt giữa ta và địch. Trong hai cuộc kháng chiến, đảng bộ và quân dân huyện Thống Nhất có những nỗ lực to lớn tạo nên những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử. Thắng lợi của Đảng bộ và quân dân huyện Thống Nhất gắn liền với thắng lợi của toàn dân miền Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. thắng lợi đó bắt nguồn từ đường lối triến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện lâu dài của Đảng.

 

 

                                                                                                                        Nguyễn Thị Yên

 

 

 

 


Số lượt người xem: 1784 Bản inQuay lại
Xem theo ngày Xem theo ngày