Bỏ qua nội dung chính

trangtin

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin
Ngược dòng lịch sử Thứ Năm, 19/01/2023, 20:35

Phụ nữ Biên Hoà - Đồng Nai trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968

Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là một trong những chiến dịch quân sự có quy mô lớn nhất, có vai trò và hệ quả mang tính bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Trong thắng lợi của cuộc Tổng tiến công này, trên địa bàn Biên Hoà - Đồng Nai, các tầng lớp phụ nữ đã có công đóng góp vô cùng quan trọng, từ công tác chuẩn bị hậu cần, tiếp tế lương thực phục vụ đấu tranh vũ trang, công tác trinh sát, che giấu cán bộ, cứu thương

Sau ba năm tham chiến trực tiếp, quân đội Mỹ đã ngăn chặn sự sụp đổ của chế độ Sài Gòn trong tay quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, nhưng chẳng những không thể bình định được miền Nam mà còn bị sa ly trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, bên cạnh đó còn bị dư luận nước Mỹ phản đối gay gắt.

Tháng 7 năm 1967, Khu ủy miền Đông Nam bộ giải thể để sắp xếp lại thành 5 phân khu, nhằm thực hiện 5 mũi tiến công vào Sài Gòn. Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện nay và vùng Bà Rịa được tổ chức thành 3 đơn vị tỉnh là: Bà Rịa - Long Khánh, Phân khu 4 và Tnh ủy Biên Hoà (U1) trực thuộc Trung ương Cục min Nam.

Tháng 12 năm 1967, Bộ Chính trị BCH Trung ương Đng Lao động Việt Nam đã họp hội nghị, đề ra nhiệm vụ cp thiết là thực hiện tổng công kích, tổng khởi nghĩa trên toàn min Nam để giành thắng lợi quyết định.

Để chuẩn bị cho Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, tổ chức đã điu động đồng chí Mười Nghĩa - Hội trưởng Hội Phụ nữ tỉnh về hoạt động Long Thành - Bà Rịa; đồng chí Ba Chi – Tnh Hội phó kiêm Hội trưởng Hội Phụ nữ huyện Long Thành được điu v Th Đức (thuộc Phân khu 4)...

Trước ngày Tổng tiến công, lực lượng phụ nữ tại các địa phương như: phụ nữ U1, Phân khu 4, Bà Rịa - Long Khánh và các huyện: Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Định Quán, Long Thành – Nhơn Trạch… đã tham gia tích cực vào việc chuẩn bị, đảm bảo các mặt, phục vụ cho Tng tiến công nổi dậy của lực lượng vũ trang và nhân dân. Hàng trăm tấn gạo, lương thực, thực phẩm, thuốc men, vũ khí và những đồ dùng thiết yếu khác được các mẹ, các chị quyên góp, vận chuyển đến nơi quy định, đảm bảo cho bộ đội chiến đấu. Bên cạnh đó, tại cácthuộc các huyện trên, lực lượng phụ nữ ta đã xây dựng các cơ sở đào hầm bí mật để nuôi giấu cán bộ, làm nhiệm vụ quân sự, vừa hướng dẫn bộ đội nghiên cứu xây dựng trận địa pháo kích vào sân bay Biên Hòa.

Chiu ngày 30/01/1968, một cuộc họp chi bộ, hội nghị quân nhân được tổ chức, đồng chí Ngọc Liên đã đọc mật lệnh của Bộ chỉ huy: “Núi Trường Sơn chuyển mình, sông Cửu Long dậy sóng, th cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh. Không gì quý hơn độc lập tự do”. 19 giờ tối ngày 30/01/1968, đúng giờ G, tổ mũi nhọn khai hỏa B.40, đánh vào bên trong trung tâm. Nhờ phối hợp chặt chẽ, 15 phút sau, ta đã chiếm được toàn bộ chi khu. Lá cờ Mặt trận tung bay trên nóc Dinh Quận trưởng. Ta kêu gọi đng bào đứng lên giành chính quyn, đánh trng mõ, kéo đi biu tình. Đng bào kéo tt c bàn ghế ra chất đầy đường làm chướng ngại vật. Các mẹ, các chị chạy ra dẫn đường, đưa bánh trái, nước uống tiếp tế cho chiến sĩ. Địch phản kích, cho xe tăng và bộ binh tiếp viện. Ta bắn cháy 5 xe tăng, 17 xe quân sự, loại 300 tên địch và toàn bộ bọn ác ôn.

Ngày 31/01/1968, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân Tỉnh ủy Biên Hoà U1, Phân khu 4 và Bà Rịa - Long Khánh bắt đu. Tại U1, rạng sáng ngày 01/02/1968, quân ta nổ súng tiến công vào các căn cứ: sân bay Biên Hòa, Quân đoàn 3 ngụy, Tổng kho Long Bình, Chi khu Công Thanh... phối hợp với các mũi vũ trang, nhân dân các xã đã nổi dậy làm chủ, treo cờ, rải truyn đơn khắp nơi. Trên mặt trận Vĩnh Cu, ngày 02/02/1968, địch phản kích hòng giải tỏa chi khu Công Thanh. Chúng tăng cường xe tăng và máy bay, bao vây địa bàn, bắn róc két và thả bom xăng xuống làm cháy trên 400 căn nhà dân. Đối phó với địch, Ban chỉ huy và bộ đội ta đã tìm cách đưa dân ra ngoài, cho dân di tản. Để nắm tình hình của địch, kịp thời thông tin cho bộ đội ta, các má, các cô đã kiên quyết ở lại trận địa, cùng với các chị vận động một số phụ nữ đóng góp gạo và tập trung nấu cơm tiếp tế cho anh em… Cũng trong trận này, nhiều má và các cô đã hy sinh. Tại mặt trận Trảng Bom, đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Liên, huyện đội phó được phân công làm Phó Chính trị viên kiêm Bí thư Đảng ủy mặt trận. Trong đt tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, chị Ngọc Liên đã tham gia 40 trận lớn nhỏ, được tặng thưởng nhiu Huân chương Chiến công, Quân công các loại

Bên cạnh đó, phục vụ cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, chị em xã Long Phước đã tham gia 4 đợt đi dân công tải đạn. Đợt 1 có 8 nữ/12 người; đợt 2 có 5 nữ/8 người; đợt 3 có 8 nữ/11 người và đợt 4 có 7 nữ/10 người. Thanh niên tham gia dân công tải đạn đã thành lập đoàn Nguyễn Văn Trỗi. Trong 4 đợt, có tất cả 28 lượt phụ n tham gia. Tại xã Phú Hội, các mẹ, các chị đã phục vụ hậu cn cho lực lượng 240 và du kích xã tiến công chi khu Nhơn Trạch; vận động được 5 tên lính sư đoàn 18 đem 5 khẩu súng ra hàng...

Trên hướng Bà Rịa - Long Khánh, rạng sáng ngày 01/02/1968, lực lượng vũ trang tỉnh, huyện đã đng loạt tiến công vào các mục tiêu: Ty cảnh sát, khu cư xá c vn Mỹ, chi khu. Tại thị xã Long Khánh, kết hợp với lực lượng vũ trang Thị ủy Long Khánh đã kp thời chỉ đạo các cơ s mật. Ở huyện Định Quán, ngày 01/02/1968, ta đã tiêu diệt chi khu Túc Trưng. Phối hợp với lực lượng vũ trang, hơn 6.000 qun chúng mà phn đông là phụ nữ đã xuống đường phá giao thông trên lộ 1, 15, 2, 23, 44, 52, kềm chân địch, tạo điều kin cho mặt trận chính đánh địch. Từ ngày 01/02 đến giữa tháng 3 năm 1968, đợt 1 của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân diễn ra trên chiến trường miền Nam cũng như tỉnh Biên Hòa (đảm bảo yếu tố bí mật, bất ngờ) đã kết thúc.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã có tác dụng thúc đy qun chúng nhân dân vùng lên, bà con Công giáo di cư vùng Hố Nai, Gia Kiệm cũng có những chuyển biến tốt. Được cán bộ phụ nữ vận động, chị em giác ngộ đã ủng hộ tiền bạc, thuốc men tiếp tế cho cách mạng. Qua đợt tiến công và nổi dậy, chị Mười Nghĩa đã về tổ chức lại Ban Chấp hành Hội Phụ nữ Phân khu 4 (bao gm các huyện: Long Thành, Nhơn Trạch, Thủ Đức, Duyên Hải). Ban Chấp hành Hội Phụ nữ là hạt nhân lãnh đạo chị em tham gia đấu tranh, đánh địch bằng mọi hình thức.

Đt 2 ca cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 din ra vào tháng 5/1968. Quân và dân xã Túc Trưng quyết tâm đánh hạ đồn Túc Trưng, nhưng do địch phòng bị và lực lượng ta ít, nên ta đã bị tổn thất khá lớn. Sau cuộc Tổng tiến công, một số cán bộ nữ và cơ sở đã hy sinh, nhưng nhiều chị em khác đã đứng vững và trưởng thành trong thử thách chiến đấu, nhiều nữ cán bộ được phát triển trong lực lượng thanh niên, phụ nữ thị xã. Trong nội ô, lực lượng nữ du kích và nữ tự vệ mật ở các mũi đều phát triển.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968  thắng lợi vẻ vang đã tạo tiếng vang và tầm ảnh hưởng lớn cả trong nước và quốc tế. Điều đó nói lên sự lãnh đạo tài tình của Đảng, sự quyết tâm của toàn quân và toàn dân ta, tuyệt đối tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng. Trong đó, sự đóng góp của lực lượng phụ nữ tỉnh nhà là rất lớn. Họ là những người phụ nữ Việt Nam “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”, đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, dn thân vào chiến trường ác liệt, tham gia chiến đấu và phục vụ công tác chiến đấu, là chỗ dựa vững chắc không thể thiếu trong chặng đường đu tranh gian khổ của quân và dân ta cho đến ngày độc lập... Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thật đẹp và xứng đáng được trân trọng và tri ân. Phụ nữ Biên Hoà – Đồng Nai nói riêng, phụ nữ Việt Nam nói chung mãi mãi là những tấm gương sáng cho lớp lớp thế hệ hôm nay và mai sau học tập, noi theo.

 

Nguyễn Mai

 

 

 

 

 

 


Số lượt người xem: 6506 Bản inQuay lại

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày