Bỏ qua nội dung chính

trangtin

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin
Ngược dòng lịch sử Thứ Tư, 07/06/2023, 20:25

Giai cấp công nhân Đồng Nai - vai trò và sứ mệnh

Xuất thân từ giai cấp nông dân, giai cấp công nhân Đồng Nai một bộ phận của dân tộc và giai cấp công nhân Việt Nam chính thức ra đời khi thực dân Pháp thực hiện công cuộc khai thác thuộc địa ở địa phương những năm đầu thế kỷ XX.

Đồng Nai là vùng đất được hình thành hơn 320 năm, nơi cộng cư của nhiều thành phần dân tộc. Nhân dân Đồng Nai trong quá trình khai hoang, mở đất, lập làng đã hình thành nên truyền thống đoàn kết trong lao động, khắc phục khó khăn, vượt qua nhiều trở lực thiên nhiên, xây dựng nên vùng đất trù phú, sầm uất vào bậc nhất, nhì Nam bộ.

Đồng Nai xưa ni tiếng là vùng đất hiền hòa, cây trái xanh tươi, sản vật phong phú, với nhiều ngành nghề thủ công phát triển: Nghề khai thác, chế tác đá, nghề gốm, nghề rèn đúc, nghề trồng mía và chế biến đường, nấu rượu, dệt vải. Những người thợ làm nghề ban đầu chủ yếu là những người nông dân, sử dụng thời gian nông nhàn để sản xuất có thêm thu nhập. Xã hội càng phát triển, nghề nông và nghề thủ công từng bước tách ra, những người nông dân từng bước trở thành những người thợ thủ công từ trước khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam.

 

 

Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta. Sau khi thiết lập bộ máy cai trị, tư bản Pháp đã tiến hành đầu tư mở mang đường sá và một số cơ sở công nghiệp, nông nghiệp để khai thác. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ 1 (năm 1918), thực dân Pháp bắt đầu công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam để có thể thu lợi nhuận nhằm bù đắp những chi phí chiến tranh. Biên Hòa bấy giờ là một trong những điểm được tư bản thực dân lưu ý bởi tài nguyên thiên nhiên khá phong phú. Nhà máy BIF, xe lửa Dĩ An ra đời, những cơ sở công nghiệp đầu tiên ở Biên Hòa hình thành, cộng với những công ty cao su được tư bản hình thành có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình ra đời của một giai cấp mới ở Biên Hòa - Đồng Nai: đó là Giai cấp công nhân.

Ngay từ khi ra đời, giai cấp công nhân ở Đồng Nai đã được truyền thụ tinh thần yêu nước của dân tộc, kết hợp với ý thức giai cấp đấu tranh chống lại sự áp bức, bóc lột của tư bản thực dân. Về hình thức, những cuộc đấu tranh đó thường có quy mô nhỏ, lẻ, nhiều cuộc có quy mô lớn (như đấu tranh của công nhân Cam Tiêm 1926) nhưng do tự phát, lãnh đạo thiếu chặt chẽ, phương pháp tiến hành không liên tục. Từ năm 1929, khi tổ chức Đảng thành lập (chi bộ Phú Riềng), nhất là khi Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức hình thành (3/02/1930), chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá, các tổ chức cơ sở của Đảng được thành lập (trong đó có tổ chức Công hội đỏ), giai cấp công nhân ở Đồng Nai từng bước được tập hợp và tiến hành những cuộc đấu tranh có tổ chức, chỉ huy thống nhất và từng bước nâng lên tự giác.

Trải qua các phong trào đấu tranh cho quyền lợi dân tộc và giai cấp, giai cấp công nhân ở Đồng Nai ngày càng ý thức về sứ mạng lịch sử của mình. Cùng với giai cấp nông dân, giai cấp công nhân ở Đồng Nai là lực lượng nòng cốt để thực hiện khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương, đứng lên làm chủ các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền. Cách mạng tháng Tám 1945 là biểu hiện của tinh thần tự lực tự cường của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam, là sự kiện không chỉ mở ra một bước ngoặt của dân tộc, mà còn là bước ngoặt lớn đối với giai cấp công nhân ở Đồng Nai. Từ người nô lệ, bị áp bức bóc lột trở thành người công dân tự do của một nước độc lập tự do.

Trong 9 năm kháng chiến, giai cấp công nhân ở Đồng Nai dù ở trong vùng địch tạm chiếm, vùng căn cứ vẫn luôn là lực lượng quan trọng, nguồn nhân lực cho cách mạng, nguồn cung cấp lương thực hậu cần và là những chiến sĩ thực sự trên các mặt trận chiến đấu, phá hoại sản xuất của địch, lao động sản xuất xây dựng, bảo vệ căn cứ... Không ít những chiến công của bộ đội Biên Hòa, của Khu 7 gắn liền với công tác phục vụ của giai cấp công nhân ở Đồng Nai như La Ngà (1948), Trảng Bom (1951). Nhiều công nhân cao su, những người thợ giỏi của Biên Hòa đã lên đường tập kết ra miền Bắc góp công sức xây dựng hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Rồi trong 21 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954-1975), cùng với giai cấp công nhân toàn miền Nam, miền Đông Nam bộ, giai cấp công nhân ở Đồng Nai lại tiếp tục cuộc chiến đấu mới vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Trong cuộc đấu tranh đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, tổ chức công đoàn giải phóng, giai cấp công nhân ở địa phương đã liên tục đấu tranh kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh dân sinh dân chủ, đấu tranh vũ trang góp phần làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn, chính sách thâm độc của kẻ thù.

Trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược, giai cấp công nhân ở Biên Hòa - Đồng Nai là lực lượng chính để xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, xây dựng căn cứ địa, cung cấp hậu cần, đội ngũ giao liên, lực lượng đấu tranh chính trị, binh vận góp phần làm nên những chiến công có ý nghĩa lịch sử. Trong đó, thực hiện cuộc nổi dậy giải phóng hoàn toàn Khu Kỹ nghệ Biên Hòa - khu công nghiệp lớn nhất ở miền Nam và toàn bộ đồn điền cao su, góp phần vào thắng lợi của chiến dịch mùa Xuân năm 1975.

Sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và tổ chức công đoàn, giai cấp công nhân ở Đồng Nai không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng, góp phần to lớn trong việc khôi phục kinh tế, ổn định đời sống xã hội.

Trải qua hơn 30 năm đấu tranh giành độc lập và giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ Biên Hòa - Đồng Nai, giai cấp công nhân ở Đồng Nai thể hiện rất rõ tính tự giác cao, phát huy truyền thống dân tộc, sáng tạo, vượt qua những khó khăn trở lực trên con đường phát triển. Từ khi có Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI với đưng lối đổi mới toàn diện, giai cấp công nhân Đồng Nai phát trin nhanh vsố lượng, đa dạng về thành phn xuất thân và có mặt trong nhiều hình thức sở hữu, góp phần to lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế ở tnh nhà.

Đặc biệt qua hơn 35 năm đổi mới, cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế, giai cấp công nhân Đồng Nai đã có những chuyển biến quan trọng, tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu, chất lượng được nâng lên, hình thành ngày càng đông đảo bộ phận công nhân trí thức; tiếp tục phát huy vai trò là giai cấp lãnh đạo cách mạng, là lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

Tỉnh Đồng Nai hiện có 32 khu công nghiệp đang hoạt động, thu hút khoảng 1,2 triệu công nhân, trong đó, hơn 60% người từ địa phương khác đến cư trú, làm việc tại địa phương. Do đó, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân lao động luôn được cấp ủy, chính quyền, tổ chức công đoàn và chủ doanh nghiệp chú trọng. UBND tỉnh Đồng Nai ban hành bộ tiêu chí “Khu nhà trọ văn hóa” tại các khu nhà trọ của công nhân và người lao động trên địa bàn tỉnh; các cấp các ngành trong tỉnh có kế hoạch về tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, chăm lo nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch hoạt động trên các lĩnh vực phụ trách, tập trung tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, chiếu phim, phát động phong trào “Công nhân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, “Hội thao công nhân lao động”, các phong trào “Nghe công nhân hát, hát công nhân nghe”; tổ chức các hội thi, liên hoan văn nghệ trong công nhân, viên chức và người lao động; tổ chức liên hoan các đội nhóm, nhóm tuyên truyền ca khúc cách mạng, liên hoan các khu nhà trọ văn hóa, trò chơi dân gian… Liên đoàn Lao động tỉnh chủ trì tổ chức “Ngày hội văn hóa công nhân”, chương trình “Tết sum vầy”, “Tết lao động”, “Ngày hội tư vấn và giải đáp pháp luật lao động”, “Tuần lễ văn hóa công nhân Đồng Nai”; hoạt động “Tháng công nhân”, “Tháng hành động An toàn vệ sinh lao động”...

Trong những năm qua, chất lượng đào tạo nghề, trình độ học vấn, chuyên môn cho công nhân ở Đồng Nai được nâng lên. Các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công đoàn, các chính sách, pháp luật cho cán bộ công đoàn bán chuyên trách ở cơ sở; công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị cho công nhân lao động và cán bộ công đoàn các cấp được tổ chức thường xuyên. Hàng năm, các cấp công đoàn đã giới thiệu khoảng 2 nghìn cán bộ, đoàn viên ưu tú cho các cấp ủy Đảng xem xét, kết nạp. Đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 4 nghìn đảng viên là công nhân lao động được đứng vào hàng ngũ của Đảng.

 

 

Hưởng ứng tháng công nhân năm 2023, khái quát chặng đường lịch sử của giai cấp công nhân Đồng Nai nhằm khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của giai cấp công nhân tỉnh nhà trong tiến trình đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân ra khỏi kiếp đời nô lệ, giành lại độc lập tự do, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, góp phần xây dựng Đồng Nai nói riêng, đất nước Việt Nam nói chung vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”./.

 

Đinh Nhài

 

 

 

 

 

 


Số lượt người xem: 3060 Bản inQuay lại

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày