Bỏ qua nội dung chính

trangtin

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin
Nhân vật 2022 Thứ Năm, 04/08/2022, 21:15

Nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Võ Chí Công người chiến sĩ cách mạng kiên cường, nhà lãnh đạo xuất sắc Đảng (7/8/1912 – 7/8/2022)

Đồng chí Võ Chí Công (tên khai sinh: là Võ Toàn) sinh ngày 7-8-1912 tại xã Tam Xuân, huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (nay là xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam), là người chiến sĩ cách mạng kiên cường, tận trung với nước, tận hiếu với dân, đã có những đóng góp lớn lao cho Đảng, cho đất nước.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước, sớm giác ngộ cách mạng và hoạt động phong trào thanh niên ở cơ sở từ năm 1930 – 1931; tháng 5-1935, đồng chí được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương (nay là Đảng cộng sản Việt Nam). Trong suốt những năm hoạt động cách mạng thời kỳ tiền khởi nghĩa, đồng chí liên tục bám dân, trực tiếp lãnh đạo các cấp bộ đảng địa phương, xây dựng và phát triển lực lượng quần chúng rộng khắp. Nhờ đó, hàng loạt cơ sở cách mạng và các tổ chức, đoàn thể yêu nước ra đời, tập hợp được đông đảo lực lượng nhân dân tham gia, tạo nên những phong trào cách mạng sôi nổi trong thời kỳ Mặt trận dân chủ trên địa bàn các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẳng, Quảng Ngãi và nhiều tỉnh khác ở miền Trung.

Năm 1940, đồng chí trực tiếp đảm nhiệm cương vị Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam – Đà Nẵng, một địa bàn địch thường xuyên khủng bổ, đánh phá ác liệt, nhưng với tinh thần không quản hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, đồng chí thường xuyên đi sâu, đi sát cơ sở, kịp thời chỉ đạo phong trào cách mạng. Cuối năm 1943, đồng chí bị mật thám Pháp bắt và đưa đi đày tại Buôn Ma Thuột với mức án 25 năm cầm cố. sau khi Nhật đảo chính Pháp (ngày 9-3-1945), đồng chí được trả tự do trở về quê nhà và tham gia Ủy ban khởi nghĩa, lãnh đạo nhân dân giành chính quyền nhanh gọn ở Quảng Nam – Đà Nẵng. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đồng chí Võ Chí Công được phân công đảm trách nhiệm vụ mới, là một trong những người lãnh đạo chủ chốt của Liên khu ủy 5, lãnh đạo nhân dân Liên khu 5 kháng chiến chống Pháp. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và Quân khu 5, nhân dân các tỉnh duyên hải miền Trung đã kiên cường chiến đấu, chia lửa với chiến trường chính Điện Biên Phủ, góp phần vào thắng lợi chung của cả nước, buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Trong quá trình hoạt động cách mạng Võ Chí Công luôn tin tưởng vào sức mạnh của quần chúng, dựa vào quần chúng. Hình ảnh Năm Công gần gũi, thân thiết, giản dị và chân tình trong những lần xuống khảo sát tình hình đánh Mỹ, nghiên cứu vành đai diệt Mỹ, động viên mọi người quyết tâm đánh Mỹ, giữ vững phương châm “hai chân, ba mũi giáp công” vẫn còn in đậm trong lòng đồng bào, chiến sỹ Khu 5.

Mùa hè năm 1959, sau khi Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II, trở lại Liên khu 5 giữ chức Bí thư Liên khu ủy, đồng chí Võ Chí Công đã cùng tập thể cấp ủy chỉ đạo phong trào nổi dậy của quần chúng diệt ác phá kìm, xóa bỏ ngụy quyền địch, lập chính quyền tự quản của nhân dân. Được quần chúng hưởng ứng, phong trào phát triển mạnh mẽ và quyết liệt diễn ra ở nhiều nơi, nổi bật nhất là cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi cuối tháng 8-1959 đã làm thay đổi tình hình và giải quyết tư tưởng, tạo niềm tin vào sự chỉ đạo của cấp trên. Bằng những kinh nghiệm chỉ đạo phá ấp giành dân ở Khu 5, trong thời gian ở Trung ương Cục, đồng chí Võ chí Công đã xuống tận nơi khảo sát tình hình, uốn nắn phong trào đồng khởi Bến Tre và trực tiếp chỉ đạo Hội nghị tổng kết phong trào đồng khởi phá ấp giành dân ở Nam Bộ. Đây là lĩnh vực đồng chí Võ Chí Công có rất nhiều kinh nghiệp và khi ở lại Khu 5 đồng chí đã lãnh đạo Đảng bộ cùng quân dân trong khu tranh thủ thời cơ liên tục tấn công địch, phá ấp phá kìm giải phóng nông thôn, đồng bằng và miền núi. Đây là thời kỳ sôi động nhất ở Khu 5, địch bị thất bại nghiêm trọng, co lại ở quân lỵ, thị xã. Ta dành được những thắng lợi to lớn, giải phóng một vùng rộng lớn đông dân. Phong trào cách mạng của quần chúng rất sôi nổi.

Vào những ngày tháng cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, đồng chí Võ Chí Công luôn đưa ra những chủ trương chỉ đạo sát đúng và kịp thời. Ngay sau khi địch rút quân chạy khỏi Kon Tum và Pleiku, chưa có một cán bộ địa phương vào thị xã, đồng chí Võ Chí Công đã có mặt gặp gỡ và động viên nhân dân. Tại đây đã có nhận định rất sáng suốt và kịp thời báo cáo về Trung ương: “Địch đã rút khỏi ba tỉnh Tây Nguyên, tình thế mới đã xuất hiện, xin Trung ương cho quân vào đánh giải phóng Đà Nẵng”. Thấy rõ thời cơ mới xuất hiện, đồng chí Võ Chí Công đề nghị Trung ương cho phép dùng các lực lượng vào giải phóng Đà Nẵng, các tỉnh duyên hải miền Trung, làm thay đổi cục diện chiến trường, tạo đà thắng lợi cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Những ngày tháng đầy gian khổ và oanh liệt đó, đồng bào, chiến sĩ, cán bộ ở miền Nam, nhất là ở Khu 5 còn ghi nhớ mãi hình ảnh anh Năm Công luôn có mặt ở những địa bàn trọng yếu, ác liệt nhất chiến trường, bám sát thực tiễn, vận dụng sáng tạo kinh nghiệm, đường lối chiến tranh nhân dân, cùng tập thể Trung ương Cục miền Nam, Khu ủy Khu 5 trực tiếp chỉ đạo đoàn kết, tập hợp, động viên mọi lực lượng trong Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, lãnh đạo quân và dân miền Nam vượt qua muôn vàn hy sinh, gian khổ, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

 Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đồng chí Võ Chí Công được giao nhiều trọng trách ở Trung ương như: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ); Ủy viên Bộ CHính trị - Thường trực Ban Bí thư; Ủy viên Bộ Chính trị - Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí luôn trăn trở về con đường đi lên của cách mạng, sớm thể hiện sự tìm tòi đổi mới tư duy về kinh tế, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, trân trọng, ủng hộ những sáng suốt của cán bộ, nhân dân và các địa phương, cùng tập thể Trung ương lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thực hiện công cuộc đổi mới, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, phá thế bị bao vây, cấm vận, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới, xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc.

Là một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí luôn thể hiện phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, trung thành tuyệt đối với mục tiêu, lý tưởng cách mạng, làm hết sức mình để giữ gìn, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, gắn bó máu thịt giữa Đảng và nhân dân, luôn gần gũi, sống giản dị, khiêm tốn, đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của nhân dân lên hàng đầu, được đồng chí, đồng bào quý mến tin cậy, được bàn bè quốc tế trân trọng. Trong gia đình đồng chí là người chồng, người cha, người ông mẫu mực, nghiêm khắc nhưng rất đỗi nhân từ và độ lượng.

Với gần 100 tuổi đời, 76 năm tuổi Đảng, đồng chí Võ Chí Công đã phấn đấu trọn đời mình và có những cống hiến to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Ông đã đương đầu với mọi thử thách, gian nguy kể cả trong tù đày, ông vẫn một lòng trung kiên, không sợ hy sinh gian khổ, sáng suốt cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đưa con thuyền cách mạng vượt qua bao thác ghềnh để giành được thắng lợi vẻ vang cho đất nước. Cuộc đời của ông luôn là tấm gương sáng ngời để mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp thế hệ trẻ Việt Nam học tập và noi theo.

 

Mai Mai

 

 

 

 

 


Số lượt người xem: 2083 Bản inQuay lại

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày