Bỏ qua nội dung chính

trangtin

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin
Những Nhà Giáo Tiêu Biểu Việt Nam Thứ Sáu, 21/11/2014, 09:45

THẦY LÊ THƯỚC (1891 -1975)

Thầy Lê Thước sinh ra ở làng Trung Lễ, xã Ngu Lâm, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ông xuất thân trong một dòng họ có nhiều người nổi tiếng về văn học lẫn võ nghiệp như Lê Văn Huân, Lê Minh, Lê Nghệ, Lê Võ, Lê Trực... Mặt khác vùng Đức Thọ cũng là cái nôi tri thức, là đất học của đất Hà Tĩnh. Sinh ra trong cái nôi văn hoá, cái nôi cách mạng, Lê Thước sớm được tạo điều kiện để học hành. Ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường ông đã chứng minh được tài năng xuất sắc của mình. Năm 27 tuổi ông đỗ đầu kỳ thi Hương và được mời làm quan. Tuy nhiên Lê Thước đã từ chối quan trường để tiếp tục dấn thân vào sự học. Năm 30 tuổi ông tốt nghiệp ban văn học trường Cao đẳng Sư phạm với bản luận văn “Việc học chữ Hán ở Việt Nam”.

Bài luận này được đánh giá cao và được tạp chí Revue Indochinoise chọn để đăng tải.

Sau khi tốt nghiệp Lê Thưc bắt đầu cuộc đời thầy giáo của mình. Lúc đầu ông dạy ở trường Cao đẳng tiểu học Vinh. đây ông dạy tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Hán và nhiều khi ông còn dạy cả các môn khoa học xã hội khác như địa lý, lịch sử. Học trò của ông ở trường này về sau trở thành những nhà văn hoá lớn như: Đặng Thai Mai, Tôn Quang Phiệt, Nguyễn Xiểu, Nguyễn Đức Khởi... Sau đó ít lâu ông được cử làm Hiệu trưởng trường Cao đẳng tiểu học Vinh, làm Thanh tra các trường sơ học, tiểu học ở Nghệ An. Sau đó vì ông có mối liên hệ mật thiết với các trí thức tiến bộ nên chính quyền bảo hộ đã đưa ông ra dạy ở trường Albert Sarraut, dạy tiếng Việt cho học trò Tây ở trường Ly céc. Sau đó Lê Thước lại được chuyển đi dạy ở Lạng Sơn rồi lại vào Thanh Hoá... Sau nhiều năm chìm nổi, thuyên chuyển, cuối cùng thực dân Pháp đã buộc ông thôi việc trước thời hạn. Khi đó ông mới 52 tuổi.

Theo li kể của học trò thầy Lê Thước (cũng là những trí thức có uy tín trong và ngoài nưc) thì thầy Lê Thước đã để lại cho họ những ấn tượng rất sâu sắc và họ cũng công nhận những ảnh hưởng của ông đối với sự nghiệp của họ. Học giả Hà Huy Giáp cho rằng thầy Lê Thước đã truyền cho học trò tư tưởng phản đế qua các bài học văn, sử... Học giả Trần Hậu Toàn thì khẳng định rằng thầy Lê Thước đã khơi dậy lòng yêu nước và trách nhiệm đối với Tổ quốc... Theo lẽ thường của giáo dục phong kiến thì việc học chỉ có học chứ không có thực hành. Cho đến sau Cách mạng tháng Tám thì vấn đề học và hành mới được quan tâm kết hợp. Thế nhưng, từ những năm 30, thầy Lê Thước đã vận dụng được mối quan hệ đó. Ông đã hướng dẫn học sinh tham quan các di tích lịch sử, t chức cho học sinh lao động sản xuất để học sinh có điều kiện thu thập kiến thức thực tế. Có lẽ việc thầy Lê Thước quan tâm đến việc học và hành là một điểm mi trong phong trào giáo dục thời bấy giờ.

Thầy Lê Thước không chỉ làm thầy trong phạm vi nhà trường mà ông còn là một người thầy mẫu mực trong cuộc sng thường ngày. Vì vậy ông rất được nhân dân kính trọng, được giới tri thức nể phục. Gia đình ông đã gặp rất nhiều mất mát trong cuộc chiến nhưng ông vẫn xác định tư tưởng hy sinh vì cách mạng, vì đất nước.

Bên cạnh tư cách là một thầy giáo, Lê Thưc còn là một nhà văn hoá, một nhà nghiên cứu, nhà hoạt động xã hội năng nổ. Tập sách đầu tiên của ông là cuốn: Truyện cụ Nguyễn Du (viết chung với Phan Sỹ Bàng). Cun sách mang lại tiếng tăm cho ông là: Sự nghiệp và thơ văn của Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ. Ngưi ta cho rằng cuốn sách này đã vượt lên khỏi dạng sách nghiên cứu. Ngoài ra ông còn có rất nhiều bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành... Nói chung, cuộc đời của thầy Lê Thưc đã để lại cho đời nhiều thành tựu. Những thế hệ học trò của thầy lại tiếp tục phát huy tư tưởng của thầy để làm rạng danh sự nghiệp giáo dục Việt Nam.

Nguyễn Xuân


Số lượt người xem: 1251 Bản inQuay lại

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày