Bỏ qua nội dung chính

trangtin

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin
Tết Mậu Thân Một Mốc Son Lịch Sử Thứ Sáu, 09/02/2018, 21:20

CHIẾN DỊCH ĐƯỜNG 9 - KHE SANH TRONG CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN NĂM 1968

Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh còn được gọi là "Chiến dịch Đường 9" hay "Trận Khe Sanh", là một chiến dịch chính yếu trong chiến cục năm 1968 tại Việt Nam. Từ năm 1962, Mỹ và VNCH đã xây một căn cứ không quân - lục quân ở một thung lũng hẻo lánh ở gần khu vực biên giới Việt-Lào, có ý nghĩa chiến lược do nằm gần tuyến vận chuyển Đường mòn Hồ Chí Minh nổi tiếng. Năm 1962, căn cứ này được Lực lượng Mũ Xanh (Green Berets) Hoa Kỳ sử dụng đầu tiên làm nơi xuất phát các phi vụ thám thính đi sâu vào vùng đất Lào. Vị trí chiến lược của Khe Sanh do đó đã gây nhiều trở ngại lớn cho sự tiếp vận từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam. Căn cứ chiến đấu Khe Sanh nằm phía Tây bắc miền Nam Việt Nam, cách biên giới Lào chừng sáu dặm và phía Nam khu quân sự 14 dặm, tạo nên sự đe dọa đối với đường mòn Hồ Chí Minh…

Ngày 6-12-1967, Quân ủy Trung ương chính thức quyết định thành lập Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Mặt trận Đường 9 do Thiếu tướng Trần Quý Hai làm Chính ủy. Nhiệm vụ giao cho Bộ Tư lệnh mặt trận Đường 9 là tổ chức tác chiến hiệp đồng binh chủng tiêu diệt, tiêu hao một bộ phận quân Mỹ - ngụy, thu hút địch ra Đường 9 càng nhiều càng tốt, tạo điều kiện cho các chiến trường khác đánh địch.

Trên đường 9, ta đánh từ Tây sang Đông, bao vây tấn công Khe Sanh, một căn cứ quan trọng của Mỹ, kết hợp vối các hoạt động khác nhằm thực hiện cho được nhiệm vụ đề ra.

Thung lũng Khe Sanh nằm ở vùng rừng núi heo hút phía Tây Quảng Trị, được xác định là một trong những địa bàn chiến lược ở khu vực giáp ranh giới tuyến. Năm 1966, tại khu vực nam vĩ tuyến 17 đến Đường 9 – Khe Sanh, Mỹ đã cho xây dựng tuyến phòng thủ vô hình, lấy tên là hàng rào điện tử McNamara. Khe Sanh được định vị là một trong ba mắt thần của hàng rào điện tử này, nơi Mỹ tập trung xây dựng một tập đoàn cứ điểm, gồm: Chi khu quân sự Hướng Hóa, cụ cứ điểm Làng Vây và Sân bay Tà Cơn. Với tham vọng ngăn chặn quân ta xâm nhập từ miền Bắc vào hoặc từ Lào sang, Mỹ coi đây là bàn đạp để cắt đứt tuyến đường Hồ Chí Minh của ta. Với hệ thống phòng ngự dày đặc và hỏa lực mạnh như vậy, Khe Sanh được Mỹ kỳ vọng là thỏi nam châm hút Quân Giải phóng vào một thế trận “Điện Biên Phủ đảo ngược”, theo đúng kịch bản chiến tranh kiểu Mỹ.

Thực hiện chủ trương đánh cho Mỹ cút, mùa xuân năm 1968, bắt đầu từ ngày Tết, ta chủ trương tiến công đồng loạt vào hầu hết các thành phố, th xã trên toàn miền Nam. Để kéo quân Mỹ ra xa các thành phố, thị xã và làm chúng lầm tưởng mùa xuân 1968 ta vẫn lấy tiến công địch ở rừng núi là chính ta mở Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh, trong đó lấy khu vực Khe Sanh làm khu vực tác chiến chủ yếu.

Trong 2 mùa khô 1965-1966 và 1966-1967, Mỹ thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” mà biện pháp chủ yếu là “tìm diệt” chủ lực ta. Mỹ thường nhanh chóng tập trung lực lượng để tiến công, khi phát hiện lực lượng ta. Để tiêu diệt nhiều địch, ít thương vong, ta thường tạo bất ngờ đánh một số trận. Khi địch tập trung lực lượng đối phó, ta nhanh chóng chuyển sang khu vực khác, nơi chúng có nhiều sơ hở. Nay với nhiệm vụ kéo địch ra ngoài, giam chân địch một thời gian dài trên địa bàn rừng núi, để  tạo điều kiện thuận lợi cho đòn tiến công chủ yếu của ta đánh vào các thành phố, thị xã, bộ đội trên mặt trận Khe Sanh phải trụ lại và tác chiến dài ngày với chúng.

Giờ G đã đến. 17 giờ ngày 20/1/1968, Trung đoàn 66, Sư đoàn 304 bắt đầu hành quân từ vị trí tập kết tiến công chi khu Hướng Hóa, dự định tiêu diệt chi khu ngay trong đêm. Trên đường hành quân, trung đoàn bị B-52 đánh vào đội hình. Vừa khắc phục hậu quả B-52 gây nên, vừa mở đường hành quân, 4 giờ sáng ngày 21-1, trung đoàn quyết định triển khai lực lượng và tiến công ngay để thực hiện đúng thời gian chiến đấu do cấp trên giao. Rạng sáng 22/1, trung đoàn đã làm chủ chi khu Hướng Hóa, bố trí lại đội hình chiến đấu để để đánh viện binh địch. Các ngày 23 và 24 tháng 1, Trung đoàn 24, Sư đoàn 304 được một đại đội xe tăng chi viện đã tiêu diệt xong cụm quân địch ở khu vực Tà Mây. Toàn bộ lực lượng Sư đoàn 304 triển khai sẵn sàng đánh địch hành quân giải tỏa.

Lúc này, quân địch bàng hoàng sửng sốt trước tin tức Chi khu quân sự Hướng Hóa bị mất. Đêm 2-2, Tiểu đoàn 1 của Trung đoàn 48, Sư đoàn 320 phối hợp với bộ đội địa phương lại đánh Chi khu quân sự Cam Lộ, giải thoát khoảng 6.000 dân bị chúng kìm kẹp. Đêm 6-2, Trung đoàn 24 của Sư đoàn 304 được tăng cường thêm một tiểu đoàn củ Sư đoàn 325, một tiểu đoàn pháo, hai đại đội xe tăng, tiêu diệt cứ điểm Làng Vây loại hàng trăm tên, bắt sống hơn 250 tên biệt kích ngụy và 5 tên Mỹ, thu toàn bộ vũ khí. Diệt được 2 vị trí tiền tiêu, bóc vỏ được hết lớp ngoài, quân ta bước vào thời kỳ áp sát bao vây dài ngày cụm cứ điểm Tà Cơn… ngày 15/7/1968, ta hoàn toàn làm chủ Khe Sanh, giải phóng toàn huyện Hướng Hóa.

Trải qua 6 tháng bám trụ và liên tục tiến công địch trên một chiến trường không rộng, quân giải phóng đã kéo được các đơn vị cơ động mạnh, bao gồm toàn bộ sư đoàn kỵ binh, hầu hết lực lượng dự bị của thủy quân lục chiến, đánh cho chúng thiệt hại nặng, tạo điều kiện thuận lợi cho quân ta tiến công vào thành phố, thị xã. Tiến công đánh bại liên tục các lực lượng giải tỏa cho quân chiếm đóng, ta còn buộc địch rút chạy khỏi Khe Sanh, một địa bàn chiến lược quan trọng đối với địch trong việc ngăn chặn lực lượng ta từ miền Bắc vào chi viện cho miền Nam. Cũng như quân đội Pháp trước đây, quân Mỹ chịu thua ta khi chúng có số lượng quân lớn nhất, nhưng đã bị quân giải phóng đánh bại.

Trong nỗ lực bảo vệ Khe Sanh bằng mọi giá, Mỹ đã thực hiện liên tiếp các đợt ném bom rải thảm với hơn 100.000 tấn bom, cày nát 32km2 chiến trường với mức độ ác liệt và tàn khốc chưa từng có…

Giữa lúc Khe Sanh trở thành tâm điểm chú ý của nước Mỹ thì các đô thị trên toàn miền Nam đồng loạt nổ súng, giành thắng lợi to lớn. Mặt trận Khe Sanh đã hoàn thành nhiệm vụ làm cho kẻ địch phải phân tán lực lượng và bị bất ngờ về hướng tiến công chiến lược chủ yếu của ta trong mùa Xuân 1968…

Với chiến công đánh đồng loạt nhiều thành phố và thị xã, cùng với chiến công đánh bại địch ở Đường 9 - Khe Sanh, ta đã làm thất bại chiến lược “tìm diệt” của Mỹ, buộc chúng phải chuyển sang chiến lược “quét và giữ”, phải từng bước xuống thang, từng bước rút quân về nước.

Nhận định tình hình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cuộc thắng lợi của ta ở Khe Sanh tỏ rõ mưu lược và sức mạnh vô địch của quân, dân và cán bộ ta, nó góp phần xứng đáng vào thắng lợi to lớn của toàn miền Nam từ đầu Xuân đến nay. Cùng với những thắng lợi của ta ở các chiến trường khác, nó mở đường cho những thắng lợi to lớn hơn nữa”.

Chiến trường Khe Sanh thực sự là một nơi thử thách tinh thần và nghệ thuật tác chiến của quân đội hai bên. Với việc Mỹ bỏ Khe Sanh, Hàng rào điện tử McNamara -Kế hoạch chiến lược mà Mỹ đang xây dựng nhằm cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh coi như phá sản. Từ đây về sau, không còn căn cứ nào có thể uy hiếp trực tiếp tuyến đường cùng dòng hàng đưa ra tiền tuyến. Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam nhanh chóng mở thêm một tuyến đường Trường Sơn Đông để dễ dàng và nhanh chóng trong việc vận chuyển hàng hóa và lực lượng vào miền Nam.

Đinh Nhài

 

 

 

 

 


Số lượt người xem: 1258 Bản inQuay lại

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày