Bỏ qua nội dung chính

trangtin

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin
Tết Mậu Thân Một Mốc Son Lịch Sử Thứ Sáu, 09/02/2018, 21:20

Lực lượng Pháo binh Miền trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968

Thắng lợi Xuân Mậu Thân 1968 là kết tinh của ý chí "Không có gì quý hơn độc lập, tự do"; là kết quả của cuộc chiến đấu vô cùng anh dũng, mưu trí, sáng tạo, sự hy sinh oanh liệt của đồng bào, chiến sĩ hai miền Nam - Bắc, trong đó có những đóng góp không nhỏ của lực lượng Pháo binh Miền.

Đ thực hiện quyết tâm chiến lược của Trung ương Đảng, Trung ương Cục và Quân ủy Miền quyết định giải th Quân khu 7 và Đặc khu Sài Gòn - Gia Định để thành lập “Khu trọng yếu” gồm sáu phân khu. Lực lượng vũ trang của mỗi phân khu có từ 2 đến 4 tiểu đoàn mũi nhọn có nhiệm vụ tiếp ứng cho các đội đặc công, biệt động đánh chiếm các mục tiêu trong nội thành Sài Gòn. Các sư đoàn, trung đoàn chủ lực của Miền tiến công các căn cứ địch ở vòng ngoài, kiềm chế ngăn chặn các sư đoàn Mỹ và ngụy trên các hướng bắc, tây bắc, đông - đông bắc Sài Gòn.

Lực lượng pháo binh trong biên chế các sư đoàn, trung đoàn bộ binh và các phân khu đều được kiện toàn, tăng lên đáng k. Riêng đoàn 69 lúc này có đầy đủ 3 trung đoàn pháo phn lực ĐKB là 724, 28 và 96. Trung đoàn 96 từ mặt trận Tây Nguyên được điều động vào, do đồng chí Nguvễn Sô trung đoàn trưởng và Trần Văn Hùng chính y. Ngoài ra đoàn 69 còn 2 tiu đoàn pháo cối và DKZ, 2 tiu đoàn súng cao xạ 12,7 ly và 14,5 ly.

Bộ tư lệnh đoàn 69 gồm: Đồng chí Bùi Cát Vũ tư lệnh, đông chí Đào Sơn Tây chính ủy, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc phó tư lệnh, đng chí Nguyễn Hữu Tài phó chính ủy, đồng chí Nguyễn Văn Kiên phó tư lệnh tham mưu trưởng. Khi còn ở miền Bắc, đồng chí Bùi Cát Vũ là chủ nhiệm khoa pháo binh - cao xạ Học viện quân chính Bộ quốc phòng.

Nhiều tổ, nhiều đoàn chuẩn bị chiến trường được cử đi trinh sát mục tiêu, triển khai mạng thông tin liên lạc. Và trước đó, ngay từ đầu năm 1967, một đoàn cán bộ, chiến sĩ được cử đi thực hiện “kế hoạch X”, tiếp nhận một khối lượng đạn pháo khá lớn tại biên giới Việt Nam - Campuchia. Tt cả các công tác này đều diễn ra hết sức bí mật và khẩn trương.

Lợi dụng lúc địch mở cuộc càn “Hòn đá vàng” ở biên giới, một số đơn vị Quân giải phóng bí mật vượt qua hệ thống phòng thủ của 10 sư đoàn Mỹ - ngụy quanh Sài Gòn, áp sát vùng Thủ Dầu Một - Biên Hòa và ven đô.

Đêm 31-1-1968, cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân dân miền Nam bắt đầu. Tt cả lực lượng của pháo binh Miền đều được tung ra làm nhiệm vụ từ những giờ phút đu.

Trung đoàn 96 hành quân liên tục 2 tháng từ Tây Nguyên vào, đến nơi là bắt tay chuẩn bị tập kích căn cứ Lai Khê ngay. Đây là căn cứ của lữ đoàn 3 sư đoàn 1 Mỹ nằm trên trục lộ 13, cách Sài Gòn 45 kilômét v hướng tây - bắc, có 4.000 quân, 250 xe quân sự, 40 máy bay lên thẳng và 50 khu pháo. Theo kế hoạch, trung đoàn 96 có nhiệm vụ tập kích ha lực không cho chúng đưa quân về Sài Gòn. Cán hộ, chiến sĩ toàn trung đoàn đã hoàn thành trinh sát mục tiêu, vận chuyển đạn và lương thực.

Phối hợp trên tuyến lộ 13 còn có hai tiểu đoàn pháo binh 52 và 58 tập kích địch ở Dầu Tiếng và Bến Cát bằng cối 120 ly và ĐKZ.

2 giờ sáng ngày 31-1-1968, phát hiện địch trong căn cứ chuẩn bị lực lượng đi ứng cứu, trung đoàn 96 liên tục phóng 170 viên đạn ĐKB vào các điểm tập trung quân và những mục tiêu khác ca địch. Tiếp đó các khẩu đội thay nhau bắn bồi, bắn cầm canh. Lữ đoàn 3 Mỹ đang ở tư thế sẵn sàng đi cứu nguy cho Sài Gòn, lại phi điện xin nơi khác cho quân đến tiếp cứu. Sau đó trung đoàn 96 bám trụ 40 ngày đêm liên tục, bắn vào căn cứ 120 lần, rất linh hoạt và hiệu quả, khiến địch phải chống đỡ vất vả. Địch nhiều lần phn kích, bom đạn ác liệt, nhưng trung đoàn đã vượt qua và hoàn thành nhiệm vụ cầm chân một bộ phận quân Mỹ ở đây, tiêu hao nhiều sinh lực, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh.

Sau trận này trung đoàn được nhận cờ thưởng luân lưu “Quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược” ca ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng và cờ thưởng “Thi đua quyết thắng” của Liên hiệp công đoàn giải phóng.

Trung đoàn 724 phối thuộc với mặt trận phía Đông, tập kích sân bay Biên Hòa nhằm hạn chế hoạt động của địch đây trong một thời gian dài. Trung đoàn được giao sử dụng toàn bộ ha lực (52 nòng ĐKB), kết hợp với 20 khu cối 82 ly, 2 khẩu cối 120 ly, 8 khu ĐKZ 75 ly và 23 khu súng cao xạ 12,8 ly của sư đoàn 5. Ngày 10-1-1968 trung đoàn bắt đầu đi chuẩn bị chiến trường, phải tìm vị trí đài quan sát và trận địa khác với vị trí cũ trong các trận đánh trước đ bảo đảm yếu tố bí mt, bất ngờ. Khi đơn vị hành quân gần đến địa điểm tập kết thì gặp địch đi càn. 3 chiến sĩ hy sinh và 8 chiến sĩ bị thương, nhưng đơn vị vẫn giữ được bí mật và tiếp tục cuộc hành quân.

Cũng vào lúc 2 giờ sáng ngày 31-1-1968, các loại pháo của trung đoàn 724 và sư đoàn 5 đng loạt trút xuống sân bay Biên Hòa. Nhiều loạt đạn rơi trúng trại lính, sở chỉ huy, kho đạn, kho xăng, gây những đám cháy và tiếng nổ liên tục đến ngày hôm sau. Đơn vị đánh bồi, đánh nhồi trong hơn một tháng, bắn 16 lần, đạt hiệu quả khống chế làm tê liệt sân bay.

Ngoài ra, một bộ phận ha lực của trung đoàn còn tập kích tổng kho Long Bình theo kế hoạch được giao, chi viện cho sư đoàn 5 tiến công dịch đang chốt giữ ở đó.

Trung đoàn 28 được giao nhiệm vụ cùng sư đoàn 9 bộ binh tiến xuống phía đông Sài Gòn, tập kích căn cứ Đồng Dù, sân bay Tân Sơn Nhất, thành Cổ Loa, dinh Độc Lập và sẵn sàng thọc sâu theo hướng tây - nam Sài Gòn. Được sự giúp đỡ của nhân dân, trung đoàn ém sẵn 100 viên đạn ở ấp 7 Dầu Tiếng và 100 viên khác ở p Bưng Còng (Th Dầu Một), tiến hành xong việc đo đạc đội hình chiến đấu.

Trên đường hành quân đến vị trí chiếm lĩnh, tiểu đoàn 3 bị lạc nên cấp trên hoãn đánh sân bay Tân Sơn Nhất mà hạ lệnh đánh căn cứ Đồng Dù.

3 giờ sáng ngày 31-1-1968, tiểu đoàn 2 phóng 100 viên đạn ĐKZ vào căn cứ Đồng Dù. Khi đang bắn thì máy bay địch đến oanh tạc trận địa, từng khu đội, trung đội linh hoạt cơ động pháo lên phía trước, nhanh chóng thiết bị rồi bắn tiếp.

Các tiểu đoàn súng cao xạ của đoàn 69 lúc này làm nhiệm vụ bo vệ sở chỉ huy tiền phương Miền và phối hợp với pháo mặt đất khống chế các căn cứ Cà Tum, Lai Khê, Dầu Tiếng...

Còn tiểu đoàn 3 trung đoàn 28 sau khi đi lạc đã tạm trụ lại ấp 7 Dầu Tiếng. Đồng chí tư lệnh pháo binh và một số cán bộ cơ quan ch đạo tiểu đoàn vượt sông Sài Gòn, băng qua vùng nhiều sình lầy để giữ bí mật, xây dựng trận địa sát căn cứ tên lửa phòng không của địch ở Tân Thới Hiệp. Đêm 17-2-1968 tiêu đoàn cối, ĐKZ phân khu 1 và tiu đoàn 3 phóng hết số đạn mang theo vào sân hay Tân Sơn Nhất, trúng khu vực ch huy của tướng Mỹ Oét-mo-len, của Nguyễn Cao Kỳ và các mục tiêu quy định. Đây là lần đầu tiên sân bay này bị pháo phản lực tập kích. Trung đoàn 28 còn bắn các trận địa pháo địch ở Thành Quan Năm, Hóc Môn, Đồng Dù và Củ Chi.

Với ý chí quyết tâm xây dựng truyền thống đơn vị và đ tiếp tục làm nhiệm vụ tập kích sân bay Tân Sơn Nhất, tiểu đoàn lui về vùng Tân Hòa, Vĩnh Lộc (Bình Tân) củng cố, chia đơn vị thành những tổ chiến đấu nhỏ, gọn, sử dụng nhiều loại pháo khác nhau. Địa phương bố trí bộ đội ăn ở trong nhà các cơ sở bí mật; khi đi làm nhiệm vụ ci trang thành, dân thường có giy tờ hợp pháp, dược đưa đón bằng xe gắn máy. Pháo đạn chuyển ra trận địa hoàn toàn do du kích và nhân dân đảm nhiệm bằng nhiều cách như đ trên xe bò, bên ngoài phủ phân, rác... Từ ngày 17-2 đến ngày 2-4, tiểu đoàn 3 tập kích sân bay Tân Sơn Nhất tất cả 5 trận với số đạn 163 viên ĐKB, không k các loại đạn pháo khác. Một số khu vực ở sân bay Tân Sơn Nhất bị hư hng nặng, tình hình thường xuyên căng thẳng, có lúc sân hay tê liệt hoàn toàn.

Để có được những thành tích oanh liệt trong chiến dịch thì Lực lượng pháo binh Miền đã chấp hành triệt để mệnh lệnh cấp trên, đoàn kết một lòng, gắn bó và có mối liên kết chặt chẽ với các đơn vị bạn, kiên quyết tiến công kẻ thù, lập công tập thể. Lực lượng pháo binh Miền cùng với các lực lượng quân sự, chính trị, binh vận, đoàn thể quần chúng… tham gia tổng tiến công và nổi dậy, chung sức tạo nên bản anh hùng ca xuân Mậu Thân 1968.

Như Quỳnh

 

 

 

 

 


Số lượt người xem: 1215 Bản inQuay lại

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày