Bỏ qua nội dung chính

trangtin

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin
Văn Hóa Các Dân Tộc Đồng Nai Thứ Hai, 26/03/2018, 15:05

DI VẬT TÙY TÁNG CỦA NGƯỜI CHƠRO

Cuối năm 2006, những người đi rà phế liệu tình cờ phát hiện ra những di vật bằng đồng chôn dưới lớp đất đỏ tại vườn tiêu tư nhân, giáp lô cao su - Nông trường Cao su Túc Trưng, Định Quán (thuộc ấp Cây Xăng, xã Phú Túc, huyện Định Quán) đường đi Suôi Nho, Xuân Lộc. Sau đó, số hiện vật này đã được họ thu lượm và nhượng lại cho cơ quan chuyên môn quản lý. Bộ hiện vật (gần 30 hiện vật) chủ yếu là những vật dụng sinh hoạt và nhạc cụ truyền thống được phân loại như sau:

Mâm: số lượng 01; chất liệu đồng dày, nặng. Mâm hình tròn, gồm có lòng trũng xuống và vành mâm cao, mép vành phẳng, không có hoa văn. Mâm bị gỉ ten xanh, vành mâm bị móp. Niên đại mâm khoảng trên 100 năm.

Mâm: Số lượng 01, chất liệu đồng. Mâm hình tròn không hoa văn. Vành mâm có hai vết nứt đối xứng chạy vòng theo đường gờ vuông góc giữa vành và lòng mâm. Mép mâm phang, mòn gỉ, có một vết nứt dọc từ mép vào trong. Mâm tương đối mỏng nhẹ. Cạnh mâm hơi xéo ra ngoài, tạo cho lòng mâm sâu rộng một cách tự nhiên. Mâm cũ, gỉ đồng xanh và nâu dỏ dính đất đỏ nơi phát hiện. Niên đại khoảng trên 100 năm.

Chiêng không núm: số lượng 01, chất liệu đồng. Chiêng lớn hình tròn, mặt phẳng, còn nguyên vẹn bằng đồng dày tốt, nặng. Vành chiêng tương đối vuông góc với mặt chiêng. Chiêng cũ, bị gỉ đồng ten xanh xám. Niên đại khoảng 300 - 500 năm.

Chiêng không núm: số lượng 01, chất liệu đồng. Chiêng hình tròn mặt chiêng bằng phẳng, vành chiêng tương đối thẳng góc với mặt chiêng. Chiêng bằng đồng tương đối dày nặng. Chiêng còn nguyên vẹn, bị gỉ ten xanh xám, dính dấu vết của đất đỏ. Niên đại khoảng 300 - 500 năm.

Chiêng không núm: số lượng 01, chất liệu đồng. Mặt chiêng tròn. Chiêng tương đối dày, nặng, hình dáng còn nguyên vẹn. Mặt chiêng có nhiều vết gõ lõm xuống dấu vết của việc đánh chiêng. Chiêng cũ, bị gỉ ten xanh xám, còn dính dấu vết của đất đỏ bám trong và ngoài chiêng. Niên đại khoảng 300 -500 năm.

Chiêng có núm: số lượng 01, chất liệu đồng. Mặt chiêng tròn, ở giữa có núm để gõ. Vành chiêng xiên, xu hướng khum dần vào trong. Núm hình bán cầu nổi lên giữa mặt chiêng. Chiêng cũ, gỉ ten xanh, xám đen, còn dấu đất đỏ bám cả trong và ngoài chiêng. Niên đại khoảng 300 - 500 năm.

Chiêng có núm: Số lượng 01, chất liệu đồng. Mặt chiêng tròn, núm nổi hình bán cầu giữa tâm mặt chiêng. Núm chiêng hơi bị dập lõm bề mặt, xung quanh chân núm và mặt chiêng bị méo lõm xuống dưới tạo cho mặt chiêng bị vênh vẹo, móp méo biến dạng, không bằng phẳng. Chiêng cũ, bi gỉ ten xanh, bể rách vài chỗ ở cạnh mặt và vành chiêng. Chiêng bằng đồng tương đối mỏng nhẹ. Niên đại khoảng 300 - 500 năm.

Chiêng có núm: số lượng 01, chất liệu đồng. Chiêng tròn, bề mặt gợn sóng, có ngấn nổi tam cấp. Núm ở giữa mặt chiêng hình bán cầu. Đồng tương đối mỏng nhẹ. Chiêng cũ, bị gỉ ten xanh, còn dính đất đỏ. Niên đại khoảng 300 - 500 năm.

Chiêng có núm: Số lượng 01, chất liệu đồng. Chiêng hình tròn, giữa là núm hình bán cầu. Chiêng cũ, bị gỉ ten xanh xám, còn dấu đất đỏ. Niên đại khoảng 300 - 500 năm.

Chiêng có núm: số lượng 01, chất liệu đồng. Chiêng còn nguyên vẹn, hình tròn, bề mặt gợn sóng, giữa có núm để gõ. Chiêng cũ, bị gỉ xanh, còn dính lốm đốm đất đỏ. Niên  đại khoảng 300 - 500 năm.

Nồi hai quai thân đáy tròn (không nắp): số lượng chất liệu đồng. Nồi có hình dáng thân tròn, đáy tròn, phía trong có đường chỉ nổi cách miệng lcm làm gờ để đậy nắp. Nồi bằng đồng dày, tốt, phía ngoài nồi còn vết lọ than nên không bị oxít hóa, màu dồng đen, phía trong bị gỉ ten xanh, mất nắp đậy. Niên đại khoảng 200 năm.

Nồi 2 quai thân đáy tròn (có nắp): số lượng 01, chất liệu đồng. Nồi có dáng thân tròn, vai xuôi, đáy tròn, dưới quai nồi có hai đường chỉ. Nắp đậy hình bán cầu, nắp cũ, gỉ ten xanh. Niên dại khoảng 200 năm.

Nồi hai quai thân đáy bầu tròn (có nắp): chất liệu đồng. Niên đại khoảng 200 năm.

Nồi hai quai thân tròn dẹp, đáy cong lồi (không nắp): Số lượng 01, chất liệu đồng. Nồi cũ, dáng tương đối nguyên vẹn (mất nắp). Niên đại khoảng 200 năm.

Nồi hai quai thân tròn dẹp, đáy lồi cong (có nắp): Số lượng 01, chất liệu đồng. Nồi tương đối nguyên vẹn, dày, chắc. Niên đại khoảng 200 năm.

Nồi quai thân dẹp, đáy lồi cong (không nắp): số lượng 01, chất liệu đồng. Nồi tương đi nguyên vẹn, dày, nặng. Niên đại khoảng 200 năm.

Nồi không quai, thân đáy tròn, cổ thắt túi (không nắp): Số lượng 01, chất liệu đồng. Nồi không quai thân bầu tròn đã cũ, bị gỉ ten xanh xám đen, bên trong còn dính đất đỏ. Miệng nồi hơi bị móp nhẹ. Niên đại khoảng trên 100 năm.

Ô trầu lớn (có nắp): số lượng 01, chất liệu đồng. Ô trầu tương dối nguyên vẹn, dày, tốt. Niên đại khoảng 300 - 500 năm.

Ô trầu lớn (có nắp): số lượng 01, chất liệu đồng. Ô trầu bằng đồng dày tốt, tương đối nguyên vẹn. Niên đại khoảng 300 - 500 năm.

Ô trầu lớn (có nắp): số lượng 01, chất liệu đồng tương đối nguyên vẹn về hình dáng. Niên đại khoảng 300 - 500 năm.

Ô trầu nhỏ (có nắp): Số lượng 01, chất liệu đồng. Dáng ô trầu còn nguyên vẹn bằng đồng dày, tốt. Niên đại khoảng 300 - 500 năm.

Ô trầu nhỏ (có nắp): Số lượng 01, chất liệu đồng. Trong ngoài gỉ xanh, xám đen. Ô trầu cũ, nguyên vẹn, tốt, dáng đẹp. Niên đại khoảng 300 - 500 năm.

Ô trầu nhỏ (có nắp): Số lượng 01, chất liệu đồng. Ô trầu đã cũ, gỉ xanh và dính đất đỏ.

Ống ngoáy trầu (có cây têm): Số lượng 01, chất liệu đồng. Ông ngoáy và cây têm trầu bị gỉ xanh và bịphủ lớp đất đỏ bazan. Ống ngoáy bằng đồng dày, nặng, nguyên vẹn. Niên đại khoảng 200 năm.

Lư trầm (quai xách kép): số lượng 01, chất liệu đồng. Lư gồm 2 bộ phận: Thân lư và hai quai xách. Toàn bộ lư bị gỉ mốc trắng, xanh và nâu, còn dính chút ít đất đỏ. Lư trầm có khả năng xuất xứ của người Hoa được người Chơro sử dụng. Niên đại khoảng từ trên 100 - 200 năm.

Chóp nón: số lượng 01, chất liệu đồng. Hình dáng kiểu chóp có bốn chân loe rộng ở dưới: bao gồm phần chóp liền ở trên và 4 chân hình trái tim chĩa ra 4 góc để ốp vào chóp nón lá.

Những hiện vật này được chôn trong các khu mộ vốn là nghĩa trang của người Chơro nằm trong lô cao su ở ấp Cây Xăng, xã Phú Túc, Định Quán vào những thập kỷ trước đây. Sau ngày giải phóng, khu nghĩa trang này bị san lấp giải tỏa, đồng bào Chơro không còn chôn cất người quá cố ở đây nữa. Khu vực này được chính quyền sở tại sử dụng làm khu dân cư, vì vậy, mặc dù đã quy tập di dời nhưng vẫn còn sót lại những phần mộ người Chơro ở trong các vườn rẫy trồng tiêu, cà phê, cao su của dân cư địa phương. Những người đi rà phế liệu đã tình cờ phát hiện ra những đồ đồng chôn cất tùy táng, còn xương cốt nếu gặp thì chỉ còn chút ít đã mục trắng lẫn vào với đất rất khó phân biệt.

Di vật chôn theo cũng rất phong phú, bao gồm đồ sinh hoạt gia đình đến nhạc cụ, trang sức và đồ thờ cúng như: nồi, mâm, ô trầu, ng ngoáy, chóp nón, lư trầm, chiêng... Tất cả đồ vật phát hiện đều bằng đồng, ngoài ra còn có đồ nhôm, gm sứ... là những loại chén, dĩa, ly, tách, chung trà... Có thể nói, vào nhiều thập kỷ trước đây, người Chơro đã có sự giao lưu văn hóa với người Việt, người Hoa, người Chăm trong sinh hoạt cộng đồng. Những đồ vật tùy táng rất da dạng, chúng là đồ dùng của người bản địa nhưng cũng có những đồ dùng vốn của người Việt như chóp nón, ô trầu, ống ngoáy, hay của người Hoa như lư trầm, chén dĩa gốm Trung Quốc...

Những sưu tập di vật phát hiện ngày càng nhiều trên nhiều địa điểm càng khẳng định về tục tang ma chôn theo đồ tùy táng của các cộng đồng cư dân bản địa ở Đồng Nai và khu vực miền Đông Nam bộ vào những thế kỷ trước đây thể hiện bản sắc văn hóa riêng biệt của người Chơ ro ở Đồng Nai.

 

Đinh Nhài

 

 

 

 

 

 


Số lượt người xem: 652 Bản inQuay lại

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày