Bỏ qua nội dung chính

trangtin

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin
Văn Hóa Các Dân Tộc Đồng Nai Thứ Ba, 10/04/2018, 15:35

Địa vị Già làng của người Cơ Ho trong kho tàng tri thức bản địa Đồng Nai và Đông Nam Bộ

Người Chơ-ro là cư dân bản địa ở Miền Đông Nam Bộ. Kho tàng tri thức bản địa của người Chơ-ro phản ánh tầm vóc của trí tuệ dân gian, được hình thành, tích lũy, chọn lọc và ứng dụng trong suốt hành trình lịch sử. Già làng ở vị trí cao nhất gắn liền với hệ thống tự quản trong xã hội cổ truyền của dân tộc Chơ-ro, là người nắm giữ kho tàng tri thức bản địa, nắm giữ quyền uy cộng đồng... Trong quá khứ, Già làng Chơ-ro đã quản lý và sử dụng kho tàng tri thức bản địa để hướng dẫn cộng đồng tiến bước qua những chặng đường lịch sử của xã hội cổ truyền; cũng đã từng quản lỷ và huy động một cách hiệu quả kho tàng tri thức bản địa vào việc dẫn dắt cộng đồng tham gia tích cực cùng các dân tộc Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng (1945 -1975). Ngày nay, việc nắm giữ vốn tri thức bản địa của Già làng Chơ-ro vẫn đang phản ánh một chiều sâu văn hóa cổ truyền; nhiều Già làng khồng chỉ biết nâng niu những giá trị cũ, mà còn rất chú ý tiếp cận và tiếp nhận kiến thức mới; biết kết hợp tri thức bản địa với tri thức du nhập,... phục vụ tích cực cho sự phát triển của cộng đồng.

       “Chơ-ro” là tộc danh của một trong 54 thành phần dân tộc Việt Nam. Trước đây, tộc danh này thường được phiên âm theo nhiều cách, như “Chro”, “Jro’\ “Ro”, “To”, “Xop”, “Coop”, “Phnôông”,...; cũng có khi được gọi bằng một từ phiếm chỉ là “người Thượng”, hoặc bằng một từ có tính miệt thị là “người Man”,...; hiện nay cũng có nhiều tài liệu viết là “Châu Ro”,... Theo nhiều kết quả nghiên cứu, các dân tộc Xtiêng, Mạ, N’nông,... được coi là những láng giềng lâu đời nhất của người Chơ-ro.

          Là cư dân bản địa ở miền núi Nam Đông Dương, người Chơ-ro có tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer (ngữ hệ Nam Á), cư trú lâu đời trên một số địa bàn thuộc vùng đồi-núi thấp có rừng che phủ thuộc Miền Đông Nam Bộ, nằm ở rìa phía đông-nam của Trường Sơn - Tây Nguyên tiếp giáp với đồng bằng Nam Bộ. Trước đây, trong cộng đồng Chơ-ro đã hình thành nhiều nhóm địa phương, cư trú trên các địa bàn khác nhau, như nhóm M’xang ở vùng Võ Đắc và Tánh Linh (nay thuộc tỉnh Binh Thuận), nhóm B’giêng ở vùng Túc Trưng (nay thuộc tỉnh Đồng Nai), nhóm Chà Lùn ở vùng Gia Kiệm và Bảo Chánh (nay thuộc tỉnh Đồng Nai), nhóm M’rơ vùng Bàu Lâm (nay thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu),... Theo kết quả Tổng điều tra dân số vào ngày 01 tháng 4 năm 2009, cư dân Chơ-ro ở Việt Nam có 26.855 người, trong đó có khoảng 99% phân bố cư trú tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Thuận. Ở tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, người Chơ-ro là thành phần dân tộc bản địa có dân số cao đứng thứ hai trong các thành phần dân tộc ít người. Tại tỉnh Đồng Nai, đồng bào Chơ-ro cư trú tại 11 đơn vị hành chính cấp huyện; trong đó, trên địa bàn thị xã Long Khánh và các huyện Định Quán, Xuân Lộc, Thống Nhất có số lượng lớn. Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đồng bào Chơ-ro cư trú tại 7 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó phần lớn cư trú trên đỉa bàn các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc và Tân Thành. Tại tỉnh Bình Thuận, đồng bào Chơ-ro cư trú tập trung ở 4 thôn thuộc 4 xã trên địa bàn 3 huyện Hàm Tân, Tánh Linh và Đức Linh.

Xã hội cổ truyền của ngưòi Chơ-ro có đơn vị cư trú là làng. Quá trình xác lập và phân định không gian môi trường sống tự nhiên là cơ sở để xác định lãnh thổ của mỗi làng, đồng thời là quá trình xác định quyền sở hữu cộng đồng (sở hữu tập thể làng) về tài nguyên thiên nhiên. Theo đó, mỗi làng có quyền sở hữu tập thể về lãnh thổ của mình gồm khu vực cư trú và khu vực sinh tồn....

Kho tàng tri thức bản địa của người Chơ-ro hình thành trên cơ sở quyền sở hữu cộng đồng về tài nguyên thiên nhiên được xác lập và phân định. Quá trình phát triển kho tàng tri thức ấy song hành vối quá trình tạo ra các biện pháp sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, xác lập cơ chế giữ cân bằng sinh thái để bảo vệ bền vững tài nguyên thiên nhiên...; nó phản ánh cách ứng xử của con người nhằm thích ứng với môi trường, hướng tới mục tiêu cao nhất là ổn định và phát triển cộng đồng. Để thích nghi với môi trường, các thế hệ người Chơ-ro trong quá khứ luôn tỏ rõ bản tính cán cù, nãng lực tìm tòi và không ngừng sáng tạo. Qua đó, những kinh nghiệm đồng, được lưu truyền và bổ sung qua các thế hệ,... Trên một ý nghĩa tương đối, khi đạt kho tàng tri thức bản địa của người Chơ-ro trong tổng thể xã hội cổ truyền dân tộc Chơ-ro mà xem xét, có thể nhận thấy:

1/ Làng cổ truyền là cái nôi của kho tàng tri thức bản địa và cũng là pháo đài vững chắc bảo vệ kho tàng tri thức bản địa ấy;

2/ Công cụ điều khiển sự vận hành xã hội cổ truyền là luật tục, mà tri thức bản địa là cơ sở thực tiễn của luật tục, tri thức bản địa “hóa thân” vào những “điều khoản” của luật tục. Đối với người Chơ-ro, luật tục là “những lời dạy thiêng liêng của ông bà để lại”, chứa đựng nhiều kinh nghiệm truyền thống, kết tụ thành những phong tục tập quán liên quan đến nền tảng kinh tế, trật tự tổ chức xã hội, tín ngưỡng và tâm linh của cộng đồng (bao hàm những nguyên tắc ứng xử của con người với môi trường và tài nguyên thiên nhiên, quy định những nguyên tắc ứng xử của các thành viên trong từng cộng đồng,...); mọi thành viên trong làng đều phải nhận biết rõ và làm theo luật tục một cách tự gỉác. Nhìn từ góc độ này sẽ thấy trong mỗi làng đều nổi bật lên địa vị của một người đứng đầu - đại diện cho tập thể làng, được các thành viên trong làng nhất trí bầu chọn, suy tôn, đó là “Già làng”. Người được suy tôn làm Già làng phải hội đủ những điều kiện cơ bản, là một trong số những người già trong làng, là người có tư cách phẩm chất tốt, có uy tín cao nhất trong làng, là tấm gương sáng cho mọi người trong làng noi theo về sự công tâm trong lời nói và trong việc làm…Già làng giữ vai trò trụ cột trong hệ thống tự quản, là người luôn tạo được lòng tin, sức kêu gọi và giữ trọng trách chỉ đạo tổ chức đảm bảo tính thống nhất giữa các thành viên của làng trong các hoạt động chung của mỗi làng.

Già làng ở vị trí cao nhất gắn liền với hệ thống tự quản trong xã hội cổ truyền của dân tộc Chơ- ro. Già làng là người am hiểu phong tục tập quán dân tộc, tích lũy được nhiều vốn sống, có nhân cách tạo được lòng tin và sức kêu gọi... Già làng là người nắm giữ kho tàng tri thức bản địa, hội tụ đủ năng lực và phẩm chất để điều hành mọi việc trong làng,... Theo luật tục, già làng nắm giữ quyền uy cộng đồng, có quyền lực cai quản cộng đồng, trực tiếp điều hành cộng đồng bằng luật tục. Già làng nắm vững luật tục và căn cứ vào luật tục mà dẫn dắt cộng đồng ứng xử phù hợp với từng trường hợp cụ thể trong đời sống thường ngày...

Như đã nêu trên, kho tàng tri thức bản địa của người Chơ-ro phản ánh tầm vóc của trí tuệ dân gian. Già làng trở thành người đại diện, là “hiện thân” của tầm vóc ấy... Thực tế lịch sử cho thấy, Già làng Chơ-ro đã quản lý và sử dụng kho tàng tri thức bản địa trong suốt quá trình hướng dẫn cộng đồng tiến bước qua những chặng đường lịch sử của xã hội cổ truyền. Thực tế lịch sử cũng cho thấy, Già làng Chơ-ro đã quản lý và sử dụng kho tàng tri thức bản địa trong suốt quá trình hướng dẫn cộng đồng tiến bước qua những chặng đường lịch sử của xã hội cổ truyền. Thực tế lịch sử cũng cho thấy, Già làng Chơ-ro đã từng quản lý và huy động một cách hiệu quả kho tàng tri thức bản địa trong việc dẫn dắt cộng đồng tham gia tích cực cùng các dân tộc Việt Nam tiến hành hai cuộc kháng chiến vừa qua (1945 -1975) dưới ánh sáng đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiện thực lịch sử sinh động về những đóng góp của Già làng Tơtơ và cộng đồng Chơ-ro ở Lý Lịch (xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) trong quá trình xây dựng và bảo vệ căn cứ Trung ương cục miền Nam trên địa bàn này là một trong những điển hình tiêu biểu...

Lịch sử loài người không ngừng vận động theo thời gian; và tất yếu, xã hội cổ truyền của các dân tộc ngày càng lùi sâu vào dĩ vãng. Lịch sử loài người cũng vận hành theo quy luật: quá khứ, hiện tại và tương lai luôn có mối quan hệ hữu cơ trong tiến trình phát triển. Ngày nay, làng cổ truyền của người Chơ-ro đã chuyển đổi mạnh mẽ từ các nguyên tắc đến những cách thức vận hành; xã hội cổ truyền chịu những tác động đa chiều của tiến trình không thể cưỡng lại là công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giao lưu văn hóa và hội nhập quốc tế...

Hiện nay tại vùng dân tộc Chơ-ro, nhiều dòng tri thức mới đang du nhập ngày càng mạnh mẽ; tuy vậy, những gì còn lại của kho tàng tri thức bản địa vẫn đang có vai trò nhất định đối với tiến trình xây dựng nông thôn mới và giữ gìn giá trị lịch sử - văn hoá truyền thống. Trong bối cảnh lịch sử mới, Già làng Chơ-ro, từ không gian xã hội cổ truyền bước ra, đi vào không gian xã hội hiện đại, tuy không thể đảm đương hết mọi việc điều hành các hoạt động của cộng đồng như quá khứ , nhưng vẫn đang thể hiện rõ vị trí của mình trong đời sống chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội đương đại. Việc nắm giữ vốn tri thức bản địa của Già làng vẫn đang phản ánh một chiều sâu văn hóa cổ truyền. Nhiều Già làng không chỉ biết nâng niu những giá trị cũ} mà còn rất chú ý tiếp cận và tiếp nhận kiến thức mới; biết kết hợp tri thức bản địa với tri thức du nhập,... thật sự trở thành cánh chim đầu đàn của cộng dồng. Những Già làng như vậy đã và đang góp phần đặc biệt quan trọng vào việc hướng dẫn đồng bào trong quá trình tham gia xây dựng các quy ước, hương ước của thôn/làng; thực hiện định canh định cư và tham gia các chương trình phát triển kinh tế (trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, quản lý và chăm sóc rừng,...) để thoát nghèo, từng bước đẩy lùi những phong tục tập quán lạc hậu, xây dựng gia đình văn hóa,... Đặc biệt trong lĩnh vực quản lý, chăm sóc và phát triển tài nguyên rừng một cách bền vững (điển hình là ở vùng đệm khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên), Già làng là người nắm giữ chìa khóa để mở vào kho tàng tri thức bản địa vô cùng phong phú và hữu ích, có thể tham gia tích cực vào quá trình khám phá nguồn tài nguyên này và đánh giá một cách khoa học nhằm phát huy tối đa những giá trị cổ truyền trong quá trình-công nghiệp hóa, hiện đại hóa...

Trong số những Già làng Chơ-ro tiêu biểu hiện nay, có thể kể đến Già làng Tơtơ ở Lý Lịch (xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), Già làng Hùng Vàn Xứng ở Bình Hòa, xã Xuân Phú và Già làng Lý Thị Kiểng ở ấp 3, xã Xuân Hòa (huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai), Già làng Mai Thanh Ngụy ở thôn 4 (xã Trà Tân, huyện Đức Linh tỉnh Bình Thuận - địa bàn giáp tỉnh Đồng Nai), những Già làng ở khu vực suối khoáng nóng Bình Châu (xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu),... Đó là những bằng chứng sinh động cho quá trình tiếp nối, kế thừa và phát triển của lịch sử mà không đứt gẫy.../.

Hồng Hạnh

 

 

 

 

 


Số lượt người xem: 1463 Bản inQuay lại

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày