Bỏ qua nội dung chính

trangtin

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin
Phần II: Bác Hồ ở nước ngoài Thứ Ba, 07/06/2011, 10:20

Những hoạt động quốc tế của Hồ Chí Minh trước năm 1930

Trong gần 60 năm hoạt động cách mạng, từ khi ra đi tìm đường cứu nước (1911), Hồ Chí Minh đã có hơn một nửa thời gian sống và làm việc ở nước ngoài. Người đã đặt chân đến khoảng 30 nước (với số lần nhiều hơn). Những hoạt động quốc tế của Hồ Chí Minh luôn gắn liền với việc thực hiện mục tiêu cứu nước, đồng thời đóng góp tích cực vào phong trào cách mạng thé giới (CMTG).

Một biên khảo Những hoạt động quốc tế của Hồ Chí Minh cần thiết cho việc nghiên cứu về cuộc đời sự nghiệp cách mạng, về tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng của Người với thế giới; phản bác lại sự xuyên tạc của một số người, nhất là sự xuyên tạc hoạt động quốc tế của Hồ Chí Minh, đã diễn ra âm ỉ trong những năm gần đây, đặc biệt từ khi UNESCO quyết đinh tổ chức kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong phạm vi bài viết chúng tôi dựa vào một số sự kiện cơ bản để rút ra những nét khái quát về công lao của Hồ Chí Minh đối với dân tộc và nhân dân thế giới qua những hoạt động ở nước ngoài của Người.

Trước Hồ Chí Minh, nhiều nhà yêu nước Việt Nam đã ra nước ngoài, hoặc để lánh nạn, để cầu ngoại viện hay lập hợp, tổ chức lực lượng đấu tranh giải phóng dân tộc (GPDT). Song, Hồ Chí Minh là người đầu tiên ra đi để tìm con đường cứu nước mới, gắn cách mạng Việt Nam với CMTG. Đó là công lao đầu tiên của Hồ Chí Minh đối với nhân dân Việt Nam và nhiều dân tộc khác

Trải qua ít thời gian "vô sản hóa" (1911 – 1920) Hồ Chí Minh đã tự rèn luyện thành một người lao động, một công nhân thực sự và thành người cộng sản. Tuy không làm việc ở một nhà máy, công xưởng, hầm mở nào, song Hồ Chí Minh đã sống và hoạt động trong nhân dân lao động, ở môi trường công nhân (làm công trên tàu thủy cho hãng Sác giơ Rêuyni, lao động để kiểm sống ở Brucclin - Mỹ, ở Anh, tham gia công đoàn thủy thủ hải ngoai ở Anh, vào Đảng xã hội Pháp…). Vì vậy ở Người đã hình thành phẩm chất, tư tưởng, tâm lý xã hội của giai cấp công nhân.

Đó là những điều kiện cơ bản, theo V.I. Lênin, để đứng trong hàng ngũ công nhân, và quan trọng hơn để đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân

Những cuộc hành trình và thời gian sống ở nhiều nước thuộc địa, phụ thuộc, những nhận thức về đời sống và nguyện vọng của nhân dân lao động ở các nước mà Người đã tới là cơ sở thực tiện để Người đến với chủ nghĩa Lênin, CNCS một cách tự nguyện, tự giác. Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, tác phẩm đầu tiên của V.I.Lênin mà Hồ Chí Minh đọc, sở dĩ gây ấn tượng mạnh mẽ, vì nó “như một ánh sáng kỳ diệu, nâng cao về chất tất cả những hiểu biết và tình cảm cách mạng mà Người hằng nung nấu”. Nội dung 12 điểm trong Luận cương của V.I. Lênin đáp ứng yêu cầu của nhân dân Việt Nam và các dân tộc bị áp bức lúc bấy giờ về "quyền dân tộc bình đẳng,” về “quyền lợi của giai cấp bị áp bức, của người lao động, của người bị bóc lột", về "thủ tiêu sự áp bức dân tộc và tình trạng bất bình đẳng”, về vai trò của Đảng, của giai cấp công nhân trong phong trào giải phóng dân tộc, về sự liên minh giữa giai cấp vô sản các nước để quốc và phong trào đấu tranh của nhân dân thuộc địa.

Những quan điểm mà Lê nin nêu trong Luận cương được Hồ Chí Minh quán triệt, vận dụng một cách sáng tạo trong việc giải quyết đúng đắn những vấn đề về mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, giữa dân tộc và quốc tế. Cơ sở lý luận cùng với kinh nghiệm thực tiễn đã hình thành ở Hồ Chí Minh những quan điểm có tác động mạnh mẽ đến sự thắng lợi của cách mạnh GPD nhiều nước, như quan điểm về sự đoàn kết trong mặt trận chung chống CNĐQ, mỗi dân tộc phải đấu tranh tự giải phóng bằng sức của mình, tùy hoàn cảnh của mỗi dân tộc mà tiến hành đầu tranh; về việc có giải quyết vấn đề giải phóng dân tộc mới đòi được quyền lợi của bộ phận, giai cấp. Cũng từ thực tiễn hoạt động ở nhiều nước và xuất phát từ luận điểm của Lênin trong Luận cương, Hồ Chí Minh đã có một luận điểm nổi tiếng là muốn đánh bại CNTB phải bắt đầu bằng việc giải phóng các thuộc địa và Người nhận rõ rằng nọc độc và sức sống của CNDQ đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc. Phải có sự thuần thục về lý luận và hiểu biết  thực tế các nước thuộc địa, về CNĐQ, Hồ Chí Minh mới có thể hình tượng hoá mối quan hệ giữa cách mạnh giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản ở chính quốc bằng "hai cánh của con chim” nhằm tiêu diệt CNĐQ, “con đỉa hai vòi”.

Những hoạt động trong thực tiễn cách mạng ở nhiều nước giúp cho Hồ Chí Minh bổ sung "sự thiếu hiểu biết”, thiếu kinh nghiệm", về "hậu phương của chủ nghĩa đế quốc” mà Lênin đã nêu ra; làm cho nhiều ĐCS ở chính quốc hiểu rõ về thuộc địa. Hồ Chí Minh đã thực hiện được chỉ dẫn của Lênin với những người cộng sản: “khi dựa vào lý thuyết chung của chủ nghĩa cộng sản, dựa vào thực tiễn, các đồng chí cần phải vận dụng vào những điều kiện riêng không có ở các nước châu Âu, phải biết vận dụng lý thuyết và thực tiễn ầy vào những điều kiện mà nông dân là quần chúng chủ yếu, khi cần giải quyết nhiệm vụ đấu tranh không phải chống chủ nghĩa tư bản, mà chống những tàn dư trung thế kỷ”. Đây là cống hiến của Hồ Chí Minh đối với sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, xây dựng truyền thống đoàn kết giữa nhiều ĐCS. Trước hết là ĐCCS Pháp, với giai cấp công nhân và nhân dân thuộc địa, góp phần cho thắng lợi của phong trao CMTG

Trong hoạt động cách mạng ở nhiều nước, do nhận thức sức mạnh đoàn kết quốc tế, kiên định mục tiêu CSCN. Hồ Chí Minh đã sáng lập và giữ vai trò chủ yếu trong các tổ chức quốc tế: Hội liên hiệp thuộc địa (1921), Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức (1925) và tờ báo Le Paria (1992). Ở đâu Người cũng hoạt động với tư cách một chiến sĩ quốc tế kiên cường, không phải chỉ trên lời nói mà bằng hành động cụ thể, có hiệu qủa. Ở Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc không chỉ hoạt động với trách nhiệm, cương vị của Ủy viên Bộ Phương Đông, mà còn với tấm lòng nhiệt thành của một cán bộ vận động nông dân, một chiến sĩ Hồng quân làm nhiệm vụ “ủy viên y tế kiêm ủy viên bích báo”. Nhân dân nhiều nước Đông Nam Á không quên công lao của Hồ Chí Minh trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và góp phần xây dựng các chính đảng cách mạng của giai cáp công nhân. Nhân dân Lào, Campuchia khắc sâu hình ảnh Hồ Chí Minh - người xây dựng tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân Đông Dương và góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc của mỗi nước. Đặc biệt, nhân dân Lào ghi nhớ mãi chuyến đi của Hồ Chí Minh vào mùa thu năm 1928 từ Tháí Lan sang Pắcxế lên Xavanakhẹt, đến Xiêng Vang (phía nam tỉnh ly Thà Khẹt), để trực tiếp giúp đở cách mạng Lào.

Các dân tộc thuộc địa ở châu Á, châu Phi đều tìm thấy sự đồng tình ủng hộ của Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập và hình ảnh của mình trong nhiều tác phẩm của Người, như Bản án chế độ thực dân Pháp và nhiều bài viết khác. Đó là kết qủa của sự am hiểu sâu sắc, đúng đắn của Người về thưc tiễn cách mạng các nước này. Từ thực tế sinh động kết hợp với nhiều loại tài liệu, Nguyễn Ái Quốc đã đồng cảm với nỗi khổ của người dân thuộc địa, tố cáo mạnh mẽ tội ác của chủ nghĩa thực dân đế quốc đồng thời nêu được tinh thần bất khuất, sức sống mãnh liệt của những người bị áp bức vùng dậy đấu tranh. Nguyễn Ái Quốc tuân thủ chỉ dẫn của Các Mác, khi viết về cuộc sống của nhân dân Đức dưới ách thống trị hà khắc của họn phong kiến tư sản là "cần phải làm cho ách áp bức hiện thực càng nặng nề hơn nữa, bằng cách gắn vào nó cái ý thức về ách áp bức; cần phải làm cho sự ô nhục càng ô nhục hơn nữa bằng cách công bố nó lên”. Qua những bài viết của mình, Nguyễn Ái Quốc đã làm cho nhân dân lao động, giai cấp công nhân thế giới cảm thấy mình bị đau khổ và nhận thức được sự đau khổ ấy; cảm thấy mình bị lăng nhục và nhận thức được sự nhục nhã, bởi vì nhấn mạnh sự đau khổ cũng như sự nhục nhã gấp hai lần sẽ làm tăng thêm sức mạnh trong cuộc đầu tranh tự giải phóng. Đây là nội dung quan trọng của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh được xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa nhân văn cộng sản, truyền thống dân tộc, tinh hoa nhân loại, kết hợp với hoạt động thực tiễn cách mạng của Người ở nhiều nước.

Trong nhiều năm sống ở nước ngoài, hoạt động trong phong trào GPDT, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Hồ Chí Minh bao giờ cũng hướng về Tổ quốc, thực hiện nhiệm vụ giành độc lập dân tộc trong nhiệm vụ chung của cách mạng thế giới. Ở Người, lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế. Trong nhận thức và hành động, Hồ Chí Minh kịch liệt lên án “chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi", "chủ nghĩa quốc tế quá khích".

Hoạt động ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thức rõ ràng phải "đem lịch sử cách mạng các nước làm gương cho chúng ta soi, đem phong trào thế giới nói cho đồng bào ta rõ...”. Khi tìm đường cứu nước, Người đã tìm hiểu Cách mạng tư sản Mỹ 1776, Cách mạng tư sản Pháp 1789, Cách mạng tháng Mười 1917. Liên hệ với Việt Nam, kết hợp nhận thức lý luận và thực tiễn, Người khẳng định rằng, không thể đi theo cách mạng Pháp, cũng như cách mạng Mỹ, nghĩa là "cách mệnh không đến nơi" mà “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Trong cuộc đầu tranh GPDT, kháng chiến chống xâm lược và xây dựng đất nước việc định hướng XHCN, Hồ Chí Minh học tập, vật dụng một cách sáng tạo kinh nghiệm của nhiều nước, đồng thời kiên quyết chống chủ nghĩa giáo điều và bệnh công thức.

Hồ Chí Minh không quên làm cho nhân dân thế giới hiểu biết về nước Việt Nam - đã bị thực dân Pháp xóa tên trên bản đồ thế giới, đem những kinh nghiệm của dân tộc trong đấu tranh cách mạng góp phần vào kho tàng quí giá của nhân loại, xây dựng những nhịp cầu hữu nghị với mọi dân tộc trên thế giới. Trong những năm trước Cách mạng tháng Tám 1945, cũng như các hoạt động ngoại giao ở Pháp 1946, những chuyến thăm viếng, công tác sau năm 1954, Hồ Chí Minh bao giờ cũng giữ vững lập trường kiên định về độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội, xây đựng tình đoàn kết hữu nghị với nhân dân thế giới.

Hoạt động quốc tế là một bộ phận quan trọng hữu cơ của cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh. Những hoạt động quốc tế của Người đã gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, thực hiện những nhiệm vụ cách mạng Việt Nam và góp phần vào cuộc đầu tranh chung của nhân dân thế giới. Trên cơ sở hoạt động thực tiễn ấy, cùng với những hoạt động trong nước, kết hợp với các quan điểm lý luận (của chủ nghĩa Mác -Lênin) đã hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh với thế giới nói riêng. Không tìm hiểu sâu sắc, đúng đắn những hoạt động quốc tế của Hồ Chí Minh thì không thể hiểu hết được công lao to lớn của Ngươi với dân tộc và cách mạng thế giới, không hiểu được nội dung và giá trị tư tưởng của Người về mối quan hệ, tác động lẫn nhau giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới, về những quan điểm của sự phát triển cách mạng thế giới, của xã hội loài người nói chung.

Nguồn Lịch sử đảng. – 1993. – Số 6. – Tr. 2-4.


Số lượt người xem: 1737 Bản inQuay lại

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày