Bỏ qua nội dung chính

trangtin

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin
Phần I: 1890 - 1911 Thứ Hai, 06/06/2011, 15:40

Tuổi trẻ không yên

Học trò cùng lớp với anh Thành xuất thân trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, phần lớn là con các quan, các cụ có chức, có quyền trong hai chính phủ Bảo Hộ và Nam Triều. Nhiều người đã có vợ có con, có người đi học có xe đưa xe đón; có người bữa trưa ở lại có lính hầu đội nón dấu xách cơm đến. Học trong lớp có chi khó hiểu, anh Thành hay hỏi, bọn con ông cháu cha thấy anh Thành được các thầy thương giảng giải cặn kẽ, chúng đâm ra ganh ghét. Chúng chọc tức Thành bằng cách trọ trẹ nhái tiếng Nghệ hoặc cười đùa “dân cá gỗ”. Anh Thành không cãi vã thô bạo, nhưng có hôm chịu không nổi, anh đã đấm vào mặt một thằng con lai mà cha hắn là chủ kho bạc. Hôm ấy thầy Hoàng Thông gọi Thành vào và dạy:

- Mình là con nhà gia giáo, tại sao con lại hành động một cách nóng nảy như thế? Cha mẹ nó ỷ quyền ỷ thế mất dạy, làm sao nó có dạy được? Con có đủ sức đánh hết tụi nó không? Con nên cố gắng học hành và dùng sức lực tuổi trẻ của mình làm những việc lớn hơn!

Anh Thành rất cảm động trước những lời chỉ dạy của thầy. Anh cúi đầu nhận lỗi. Bỗng dưng trong đầu anh sáng lên một ý nghĩ: Phải chăng thầy Hoàng Thông là một đồng chí của các cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh? Anh ngước nhìn thầy, hai ánh mắt sáng như hai luồng điện:

- Thưa Thầy, thầy thấy con có thể làm được gì, xin thầy hãy tin con!

Thầy Hoàng Thông nhìn kỹ cậu thanh niên tuấn tú đứng trước mặt, lòng thầy lâng lâng một niềm vui sướng. Hôm ấy anh lãnh trách nhiệm liên lạc với một số người yêu nước.

Lúc này ngọn gió duy tân đang bùng lên ở Kinh đô. Ngay cả cái tên của ông vua trẻ cũng được đem ra bình luận. Những điều vua Thành Thái không thực hiện được, ông đặt cả niềm tin vào đứa con. Mặt dù ông bị buộc phải tốn vị, nhưng Triều đình còn lại cũng phải nể ông, nhận đặt tên Duy Tân cho người con kế vị ông. Một phong trào diễn thuyết kêu gọi Duy Tân lan tràn khắp nơi. Hai người nổi tiếng nhất là Lê Đình Mộng (tức Ấm Mộng) và Trần Trinh Linh. Anh Thành cũng tập diễn thuyết ngay trên sân trường Quốc học.

Những lúc vắng thầy hay những buổi đi học sớm, Thành hay leo lên bàn đứng tập nói chuyện. Anh nói về tình trạng lạc hậu của người Việt Nam; sở dĩ mất nước là vì sự lạc hậu ấy. Anh nói về sự bất lực của Nam triều, nói về tình hình sưu cao thuế nặng...Và cuối cùng bao giờ anh cũng sang sảng kêu gọi “Thanh niên và những người có ăn học, phải làm cái gì cho dân, cho nước!”

Có lần nghe tiếng anh nói, học trò kéo đến vây quanh xem. Một lúc có cậu sợ liên lụy lẩn tránh đi chỗ khác, bọn con ông cháu cha nghe nói động đến cha ông chúng, chúng đi báo ngay với hiệu trưởng Chouquet. Thấy hiệu trưởng đến, Thành nhảy xuống đi chỗ khác; khi hiệu trưởng đi xa, anh lại nhảy lên tiếp tục nói. Viên hiệu trưởng tức giận gọi anh và các thầy giáo của anh đến quở trách, anh đã xin trả lời:

- Những điều con nói có thấm vào đâu so với thư của cụ Phan Châu Trinh gởi cho ngài Toàn quyền Beau, so với những buổi diễn thuyết của ông Ấm Mộng, ông Trần Trinh Linh...sao các thầy không cấm những người ấy để cho học trò khỏi bắt chước?

Hiệu trưởng Chouquet giận đỏ mặt. Y cho Thành cứng đầu, lý sự, định đứng dạy bộp tai, nhưng vì trước mặt có các thầy giáo của Thành nên không dám thô bạo. Y nói:

- Những người bất trị ấy trước sau rồi cũng bị nghiêm trị. Mi là thằng học sinh ăn học bổng của chính quyền Bảo hộ, tại sao mi dám nói những lời chống chính phủ Bảo hộ trước mặt các thầy giáo?

Nói xong y đứng dậy, không thèm nghe anh Thành nói thêm một lời nào nữa. Y đẩy anh Thành ra khỏi phòng, đóng cửa lại rồi hạch sách các ông giáo một lúc. Cuối cùng y đe:

- Tôi sẽ báo cho sở Liêm phóng biết hạnh kiểm của thằng học trò ngỗ nghịch đó và cả anh hắn. Nếu các ông không dạy được hắn, tôi sẽ đuổi cả các ông luôn. Tôi cũng sẽ gọi bố chúng đến đây. Nếu bố chúng không dạy được, tôi sẽ đề nghị Nam triều khiển trách tên Thừa phái không biết dạy con ấy.

Sau cái hôm bị cảnh cáo, Thành thường hay bỏ học. Vào những ngày có phiên chợ, anh cùng bạn bè xách một cái giỏ trong ấy đựng một cái lược và một cái kéo, ra đứng ở các ngã ba có nhiều người qua lại. Anh tham gia phong trào Duy Tân, cắt bỏ búi tó. Hễ thấy ai có đầu tóc búi tó thì anh giơ kéo lên, miệng gọi người ấy đến đọc cho nghe bài vè:

                                                                      “Húi hề... Húi hề!

                                                                       Bỏ cái ngu nầy!

                                                                       Bỏ cái dại nầy!

                                                                       Húi hề húi hề!

                                                                       Ngày nay ta cúp

                                                                       Ngày mai ta cạo!

                                                                       Húi hề húi hề!

                                                                       Bỏ cái ngu nầy!

                                                                       Bỏ cái dại nầy!

                                                                       Húi hề...Húi hề!

Phong trào Duy Tân cho rằng cái búi tó là biểu hiện của sự lạc hậu, ngu dốt. Muốn Duy Tân phải đoạn tuyệt với cái cũ ấy đi.

Bạn bè thấy anh lớn tuổi, đứng đắn, có uy tín với thầy với bạn, rất nể vì anh. Nhưng ai cũng sợ, ít người dám “đi” theo anh.

 

Nguồn http://bachovoihue.violet.vn


Số lượt người xem: 4268 Bản inQuay lại
Xem theo ngày Xem theo ngày