Bỏ qua nội dung chính

trangtin

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin
Phần II: Bác Hồ ở nước ngoài Thứ Ba, 07/06/2011, 08:25

Nguyễn ÁI Quốc đến Liên xô 80 năm trước

Ngày 13-6-1923, Nguyễn ÁI Quốc bí mật rời Pa-ri qua Đức. 17 ngày sau đó, lần đầu tiên Nguyễn ÁI Quốc đặt chân lên quê hương của Lê-nin, quê hương Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Nguyễn ÁI Quốc đã hoạt động, học tập ở Liên Xô 18 tháng. Thời gian hoạt động cách mạng ở Liên Xô tuy không lâu, Nguyễn ÁI Quốc đã làm khá nhiều việc: dự Hội nghị lần thứ nhất của Quốc tế Nông dân ở Mát-xcơ-va, dự Đại hội 5 của Quốc tế Cộng sản. Cũng thời gian này, được sự sắp xếp của Quốc tế Cộng sản, Người đã vào học ở Đại học Phương Đông. Trường này được thành lập sau Đại hội đại biểu các dân tộc Đông Dương (của Liên Xô) tại Ba Cu, với tên: Trường đại học chủ nghĩa Cộng sản người lao động Đông Phương, đào tạo huấn luyện chính trị cho cán bộ phương Đông. Trong số học viên, ngoài đại biểu các dân tộc vùng Viễn Đông của Liên Xô còn có học viên một số nước bị áp bức của Phương Đông như: Trung Quốc, Việt Nam. Tại Đại học Phương Đông, Nguyễn ÁI Quốc thường xuyên cùng các đồng chí người Trung Quốc đã quen biết từ Pa-ri thảo luận học thuyết của Lê-nin về vấn đề thuộc địa dân tộc, phân tích phong trào giải phóng dân tộc bị áp bức, sự chỉ đạo của học thuyết cách mạng Mác-xít-lê-nin nít, khiến mối tình hữu nghị và tình cảm giữa Nguyễn ÁI Quốc và các đông chí Trung Quốc được thắt chặt hơn nữa, đặc biệt quan hệ giữa Nguyễn ÁI Quốc và đồng chí Trương Thái Lôi, một trong những đảng viên đảng cộng sản sớm nhất của trung Quốc rất tình cảm thắm nồng.

Trong thời gian ở Đại học Phương Đông, Nguyễn Ái Quốc từng chủ biên cuốn sách “Trung Quốc và thanh niên Trung Quốc", lúc đầu viết bằng tiếng Pháp, xuất bản ở Pa-ri, năm 1924  được dịch ra tiếng Nga và xuất bản tại Mát-xcơ-va. Là đại biểu của Đoàn thanh niên XHCN Trung Quốc đóng tại Thiếu niên Cộng sản quốc tế, đồng chí Trương Thái Lôi đã cung cấp nhiều văn kiện, tài liệu về tình hình hoạt động của Đoàn thanh niên XHCN Trung Quốc để Nguyễn Ái Quốc viết cuốn sách này.

Ngày 9-11-1923, báo Sinh hoạt công nhân ở thủ đô Pháp đã đăng bài "Chính sách thực dân của Anh" của Nguyễn Ái Quốc. Bài viết vạch trần âm mưu của thực dân Anh đã lợi dụng "sự kiện Lâm Thành" để tiến thêm một bước nữa thúc đẩy chính sách thực dân tại Trung Quốc. Sự kiện Lâm Thành chỉ là một chuyện xảy ra ngày 6-5-1923, khi đoàn tàu khách đường sắt Tân Phố chạy về phía bắc, đi qua Lâm Thành (Sơn Đông) bị bọn thổ phỉ do Tôn Mỹ Diêu cầm đầu phá đường, cướp tàu, bắt hơn 300 người Trung Quốc và một số người nước ngoài đem vào rừng. Vụ việc xảy ra, các nước đế quốc, nhất là Anh vin vào đó đã đưa ra nhiều yêu sách vô lý với Trung Quốc, tạo điều kiện tiến thêm một bước nữa khống chế Trung Quốc

Trong bài viết, Nguyễn Ái Quốc tỏ ra hết sức căm phẫn trước việc đế quốc Anh thực hiện chính sách thuộc địa, và bày tỏ đồng tình sâu sắc trước vận mệnh của nhân dân Trung Quốc, tỏ ý kiên quyết ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc làm cách mạng giải phóng đất nước.

Là ủy viên chấp hành của Quốc tế Nông dân, trong quá trình tiếp xúc với các đồng chí Trung Quốc ở Đại học Phương Đông, Nguyễn Ái Quốc đã có hiểu biết nhất định về tình hình nông dân nước láng giềng.

Một trước tác quan trọng nhất của Nguyễn Ái Quốc hoàn thành tại Mát-xcơ-va là cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp", được xuất bản tại Pháp năm 1925. Người đã dùng nhiều dẫn chứng vạch trần tội ác của thực dân Pháp tại Đông Dương qua 40 năm đô hộ. Đây thực sự là bản "cáo trạng tố cáo chủ nghĩa thực dân đương thời. Bìa sau cuốn sách này có kèm theo bài viết “gởi thanh niên Việt Nam" của Người. Người đã giới thiệu tình hình học tập, sinh hoạt và cống tác của học sính "cần cống kiệm học" Trung Quốc tại châu Âu, khen ngợi tinh thần tiến thủ của học sinh "cần công kiệm học" rất chân thành. Người viết:

“Kiên trì được như vậy, có quyết tâm và đoàn kết, các chàng trai của chúng ta nhất định sẽ đạt được mục đích. Với đội ngũ 5 vạn người dũng cảm đáng khâm phục, dưới sự đào tạo của kỷ luật và kỹ thuật hiện đại, không bao lâu nữa, Trung Quốc sẽ chiếm được một vị trí trong các nước mạnh công nghiệp và thương nghiệp trên thế giới”.

Bài viết này Nguyễn Ái Quốc vạch đường chỉ lối cho thanh niên sang học ở Đai học Phương Đông cho đến đại chiến thế giới lần thứ hai bùng nổ. Những thanh niên này sau này đều trở thành cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng. Từ tháng 6-1927 đã có hơn một nhóm Cộng sản Việt Nam ở trường Đại học Phương Động do đồng chí Trần Phú làm Bí thư theo quyết định của Bộ Phương Đông của Quốc tế Cộng sản.

Nguồn Sự kiện và nhân chứng : Nguyệt san báo Quân đội nhân dân. – 2003. – Tháng 5. - Số 113. – Tr. 3, 23


Số lượt người xem: 1519 Bản inQuay lại

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày