Bỏ qua nội dung chính

trangtin

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin
Phần III: Bác Hồ với phong trào GPDT Thứ Ba, 07/06/2011, 14:05

Hồ Chí Minh trở về tổ quốc lãnh đạo toàn dân đấu tranh vì tự do, độc lập

Trên cơ sở lịch sử hàng ngàn năm văn hiến và nhu cầu giải phóng của dân tộc Việt Nam trong thời đại mới cũng như lịch sử tiến hóa của nhân loại, Hồ Chí Minh đã nêu ra một chân lý về quyền dân tộc thiêng liêng rằng: “Tự do độc lập là quyền trời cho của mỗi dân tộc... Hễ một dân tộc đã đứng lên kiên quyết đấu tranh cho Tổ quốc họ thì không ai, không lực lượng gì chiến thắng được họ”(1). Vì vậy, khi nói đến vấn đề dân tộc là phải nói đến quyền tự do độc lập của mỗi dân tộc và dân tộc đó phải tự quyết định con đường và phương thức thực hiện sự nghiệp cách mạng giải phóng và phát triển đất nước vì độc lập tự do phù hợp với xu thế tiến hóa của thời đại. Từ giữa thể kỷ XIX, Việt Nam bị đế quốc Pháp xâm lược và thống trị. Mất nước, nhân dân Việt Nam mất hết quyền tự do, độc lập. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc thực dân Pháp diễn ra ngày càng gay gắt. Với ý chí độc lập và khát vọng tự do, nhân dân Việt Nam đã liên tiếp đấu tranh song thiếu một hệ tư tưởng và đường lối chiến lược cách mạng khoa học phù hợp ý nguyện chung của các giai cấp tầng lớp xã hội, tôn giáo và xu thế tiến hóa của thời đại nên chưa thể giành được thắng lợi.

Trong bối cảnh lịch sử đó, người thanh niên yêu nước và cấp tiến Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh với thiên tài tử tuệ, phẩm chất, nhân cách và hoạt động thực tiễn của mình đã nghiên cứu, kế thừa và nâng lên tầm cao mới nguồn giá trị văn hóa tư tưởng truyền thống của dân tộc kết hợp với sự học hỏi, tiếp biến và phát triển biện chứng tinh hoa văn hóa tư tưởng, cách mạng của các nước phương Đông và phương Tây ở thế kỷ XVII, XVIII, đặc biệt là học thuyết cách mạng của C. Mác, VI. Lênin và kinh nghiệm cách mạng Tháng Mười Nga đã đề ra một hệ tư tưởng cách mạng sáng tạo mang tầm vóc một học thuyết về giải phóng dân tộc và phát triển đất nước vì độc lập tự do. Học thuyết cách mạng đó được các học viên do Hồ Chí Minh huấn luyện ở Quảng Châu đã được đưa về bí mật truyền bá và tổ chức nhân dân đấu tranh, làm dấy lên trong cả nước một phong trào đấu tranh dân tộc,  dân chủ ngày càng mạnh mẽ, dẫn đến sự ra đời của tổ chức cộng sản ở trên cả ba miền của đất nước.

Thực hiện trọng trách lịch sử của mình, với tư cách người thầy dẫn đường, là phái viên của Quốc tế Cộng sản có quyền trực tiếp quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương và bằng thái độ chân thành, có sức thuyết phục lớn, Hồ Chí Minh đã làm cho đại diện các tổ chức đảng cộng sản đồng thuận thống nhất lập thành một đảng với tên gọi là Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân, của dân tộc Việt Nam.

Chánh cương vắn tắt và sách lược vắn tắt của Đảng do Hồ Chí Minh soạn thảo đã được hội nghị thành lập Đảng nhất trí thông qua là một Cương lĩnh chính trị sáng tạo trong đó nổi án như một điểm son là tư tưởng độc lập tự do. Đó là mục tiêu quy tụ sức mạnh toàn dân đứng lên chiến đấu đánh đổ chế độ thực dân, giành lại quyền độc lập cho Tổ quốc, tự do cho toàn dân Việt Nam. Thực tiễn phong trào cách mạng năm 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô Viết - Nghệ tĩnh là một minh chứng giá trị sáng tạo của ngọn cờ độc lập, tự do của Hồ Chí Minh.

Sự quyết đoán đúng đắn, sáng tạo của Hồ Chí Minh về việc thống nhất các tổ chức cộng sản tiền thân để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, về Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng...khác với quan điểm của Quốc tế Cộng sản. Tháng 10-1930. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng do Trần Phú chủ trì đã phê phán gay gắt những điều gọi là sai lầm nguy hiểm về chính trị và tổ chức của Hồ Chí Minh nên đã quyết định bỏ tên Đảng Cộng sản Việt Nam mà lấy tên là Đảng Cộng sản Đông Dương; thủ tiêu Chính cương văn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng thay bằng Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương… Từ đó trở đi, nhất là sau khi bị thực dân Anh bắt ở Hồng Kông được trả lại tự do, Hồ Chí Minh trở lại Liên Xô đã chịu đựng một hoàn cảnh phải "sống quá lâu trong tình trạng không hoạt động và giống như là sống ở bên cạnh, ở bên ngoài của Đảng". Với mong muốn trở về Tổ quốc, Hồ Chí Minh đã tha thiết, yêu cầu Quốc tế Cộng sản giúp đỡ để thay đổi hoàn cảnh đau buồn này, ý nguyện đó được chấp nhận và Người đã quyết định rời khỏi Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa để trở về nước.

Về tổ quốc lãnh đạo toàn dân đấu tranh giải phóng dân tộc.

      Ngày 28-1-1941, Hồ Chí Minh đã vượt biên giới Trung - Việt đặt chân lên mảnh đất thiêng liêng tại địa đầu của Tổ quốc với biết bao cảm động của người con đã ba mươi năm xa nước. "Bao nhiêu năm thương nhớ, đợi chờ, hôm nay mới bước chân về nơi non sông gấm vóc của mình…". Lúc này chiến tranh thế giới lần thứ hai đang diễn ra ác liệt. Ở Đông Dương, ách áp bức của Nhật - Pháp đã đặt vận mệnh dân tộc Việt Nam cũng như Lào, Miên trước nguy vong không lúc nào bằng. "Nhân dân Việt Nam... ai cũng chán ghét cuộc đời nô lệ, ai cũng muốn độc lập, tự do và đang trong tư thế một người lên tiếng vạn người ủng hộ".

Về đến Pác Bó, Hà Quảng, Cao Bằng, Người đã triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng để quyết định thực hiện chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc cho phù hợp với nhu cầu cấp bách của Tổ quốc là đánh đuổi Nhật – Pháp, giành lại quyền độc lập dân tộc, nhân dân được tự do, tự mình làm chủ vận mệnh của mình.

Trước hết là phải khẳng định, củng cố và phát triển hơn nữa hệ quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh mang tầm vóc một học thuyết cách mạng giải phóng vì độc lập tự do và phát triển đường lối chiến lược của Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng. Nói đến vấn đề dân tộc theo quan điểm của Hồ Chí Minh đã được khẳng định trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám của Trung ương Đảng rằng nói đến vấn đề dân tộc tức là nói đến sự tự do độc lập của mỗi dân tộc. "Các dân tộc sống trên cõi Đông Dương sẽ tùy theo ý muốn, tổ chức thành liên bang cộng hòa dân chủ hay đứng riêng thành một dân tộc quốc gia tùy ý… Văn hóa của mỗi dân tộc sẽ được tự do phát triển, tồn tại và được bảo đảm. Sự tự do độc lập của các dân tộc sẽ được thừa nhận và coi trọng".

Trên cơ sở nhận thức đó về vấn đề dân tộc, Đảng đã quyết định phải thay đổi chiến lược cách mạng cho phù hợp với nguyện vọng chung của toàn thể nhân dân các nước trên bán đảo Đông Dương là phải đánh Pháp, đuổi Nhật làm cho các quốc gia dân tộc được độc lập tự do. Vì vậy cuộc cách mạng ở Đông Dương lúc bấy giờ không phải là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền phải đồng thời giải quyết hai vấn đề là phản đế và ruộng đất nữa, mà là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc chỉ giải quyết một vấn đề cần kíp là đánh đuổi Pháp Nhật mà thôi... Để đánh Pháp đuổi Nhật, các quốc gia dân tộc ở Đông Dương phải liên hiệp toàn dân không phân biệt giai cấp, tôn giáo, đảng phái xu hướng chính trị, đoàn kết chiến đấu giành quyền độc lập. Đối với Việt Nam, Đảng chủ trương thành lập Việt Nam độc lập đồng minh gọi tắt là Việt Minh - một mặt trận rộng rãi có tính chất dân tộc hơn hết, dễ hiệu triệu và nhất là có thể thực hiện được trong tình thế lúc bấy giờ. Sự nghiệp chống Pháp - Nhật do toàn dân đoàn kết tập hợp trong mặt trận Việt Minh để thực hiện nhiệm vụ cốt yếu đó của cách mạng do Đảng lãnh đạo. Sau khi đánh đuổi được Pháp - Nhật sẽ thành lập một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. "Chính quyền cách mạng của nước dân chủ mới ấy không phải thuộc quyền riêng của một giai cấp nào mà là của chung của toàn thể dân tộc, chỉ trừ có bọn tay sai của đế quốc Pháp - Nhật và những bọn phản quốc thì không được giữ chính quyền, còn ai là người dân sống trên dải đất Việt Nam, thảy đều được một phần tham gia giữ chính quyền... và bảo vệ chính quyền ấy".

Chính phủ nước Vệt Nam Dân chủ Cộng hòa do quốc dân đại hội cử ra và lấy lá cờ đỏ sao vàng năm cánh làm lá cờ của toàn quốc.

Ngày 25-10-1941, Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) tuyên bố ra đời. Chương trình cứu nước của Việt Minh gồm 44 điểm nhằm thực hiện hai điều mà toàn thể đồng bào mong ước là:

Làm cho nước Việt Nam hoàn toàn được độc lập.

Làm cho dân Việt Nam được sung sướng, tự do.

Dựa trên cơ sở tư tưởng dân tộc vì độc lập tự do sáng tạo của Hồ Chí Minh. Đảng đã kịp thời thay đổi chiến lược cách mạng, gấp rút xây dựng cơ sở cách mạng, tổ chức lực lượng ở cả nông thôn và đô thị cùng với xây dựng lực lượng vũ trang, lập căn cứ địa cách mạng, đề ra khẩu hiệu và hình thức đấu tranh thích hơn khi tình thế đã thay đổi, dẫn dắt quần chúng đấu tranh đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc.

Ngày 9-3-1945, cuộc đảo chính của Nhật lật đổ Pháp đã gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc. Đảng phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước trong toàn quốc, thực hiện khẩu hiệu "đánh đuổi phát xít Nhật bao gồm nhiều hình thức phong phú, đặc biệt là cuộc khởi nghĩa từng phần giành chính quyền bộ phận đã diễn ra thắng lợi, nhất là ở Việt Bắc. Khu giải phóng Việt Bắc đã được thành lập. Tân trào được chọn làm thủ đô của Khu giải phóng. Ủy ban chỉ huy lâm thời khu giải phóng được thành lập trong Khu giải phóng, nhân dân bắt đầu được hưởng hạnh phúc cách mạng. Một nước Việt Nam mới đang nảy nở.

Giữa Tháng Tám năm 1945, thời cơ Tổng khởi nghĩa đã chín muồi. Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp từ ngày 13 đến 15-8-1945 ở Tân Trào đã quyết định phát động khởi nghĩa trong toàn quốc, giành chính quyền từ tay Nhật và lực lượng tay sai, đứng ở vị trí cầm quyền mà tiếp quân Đồng minh vào giải ngũ quân Nhật trên đất Đông Dương.

Ngay sau Hội nghị toàn quốc của Đảng, Đại hội quốc dân khai mạc theo chủ trương của Hồ Chí Minh đề ra tại Hội nghị lần thứ tám của Ban chấp hành Trung ương Đảng và thư của Người gửi đồng bào toàn quốc tháng 10-1944. Với tầm quan trọng mang tính pháp quyền. Hồ Chí Minh chỉ thị cuộc Đại hội Đại biểu quốc dân phải khai mạc chậm nhất vào trung tuần tháng 7-1945. Người đã từng cân nhắc giá trị của thời gian, của mỗi ngày, mỗi giờ trong lúc chuyển biến. Cho nên khi thấy công việc chậm trễ thì Hồ Chí Minh đã dùng đủ mọi cách để động viên tinh thần cán bộ phụ trách và thúc giục công cuộc khai hội. Người thấy rõ lúc bấy giờ, chậm một chút tức là bỏ lỡ cơ hội thuận lợi. Song vì liên lạc khó khăn, đường sá trắc trở mặc dù anh em đại biểu đã hết sức đi nhanh chóng mà mãi đến ngày 14 tháng 8 các đại biểu mới lần lượt đến Tân Trào. Những đại biểu đi sau tính ra đến ngày 16, 17 hoặc 18 mới đến đầy đủ. Vì vậy, không thể tiếp tục chờ được nữa nên Hồ Chí Minh quyết định khai mạc ngay trong ngày 16-8-1945 tại Tân Trào. Đại hội đã nhất trí tán thành chủ trương phát động khởi nghĩa của Đảng và hiệu triệu nhân dân toàn quốc, các đoàn thể cách mạng phải đứng lên phấn đấu thực hiện 10 chính sách lớn, trước hết là phải giành chính quyền, xây dựng một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Quốc dân Đại hội đã cử ra ủy ban dân tộc giải phóng dân tộc Việt Nam gồm 15 thành viên do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và Trần Huy Liệu là Phó Chủ tịch. Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam được Quốc dân Đại hội giao cho nhiệm vụ như là Chính phủ lâm thời nước Việt Nam trước khi thành lập một Chính phủ chính thức thay mặt Quốc dân để giao thiệp với các nước ngoài và chủ từ mọi công việc trong nước.

      Đại hội Đại biểu quốc dân Tân Trào mang tầm vóc lịch sử như Quốc hội đầu tiên của Việt Nam mới. Đây là "một tiến bộ rất lớn trong lịch sử đấu tranh giải phóng của dân tộc ta từ ngót một thế kỷ nay”.

Asimét L.A.Patti (kchimèdes L.A.Patti) một sĩ quan tình báo Mỹ có mặt ở Hà Nội sau khi Tổng khởi nghĩa đã nhận xét rằng, khi biết tin phát xít Nhật đã sụp đổ Hồ Chí Minh "đã hành động một cách kiên quyết và nhanh chóng vì ông phải đảm bảo chiến được một chỗ đứng chân vững chắc ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn, ông Hồ biết rằng ông phải làm cho mọi người thấy rõ được cả tính chất hợp pháp lẫn sức mạnh để giữ vai trò lãnh đạo và phát triển phong trào".

Đây là một nét sáng tạo độc đáo của Hồ Chí Minh được Đảng và Tổng bộ Việt Minh nhất trí tổ chức thực hiện nhằm "phát huy ý chí, sức mạnh dân lộc và tính hợp pháp của sự nghiệp đấu tranh giành quyền độc lập tự do bằng tổ chức Đại hội đại biểu quốc dân để đề ra quyết sách chuyển xoay vận nước bằng phương pháp khởi nghĩa vũ trang, xóa bỏ chế độ nô dịch thực dân, kiến lập chế độ cộng hoà dân chủ với cơ quan mang tính quyền lực cao nhất là Đại hội Đại biểu quốc dân và ủy ban dân tộc giải phóng do Đại hội lập ra".

Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị toàn quốc của Đảng, của Quốc dân Đại hội Tân Trào, Hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi "Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta cuộc Tổng khởi  nghĩa đã nhanh chóng thắng lợi trong toàn quốc. Trước tình hình đó theo yêu cầu của ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam, Bảo Đại ra Tuyên cáo thoái vị để Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa điều khiển quốc dân. Tuyên cáo nêu rõ lúc này "đoàn kết là sống, chia rẽ là chết, tất cả các giai cấp, các đảng phái cho đến cả người Hoàng phái cũng vậy, đều nên hợp nhất mà ủng hộ triệt để Chính phủ Dân chủ Cộng hòa giữ vững nền độc lập của nước nhà". Còn đối với cá nhân Bảo Đại sau hai mươi năm nai vàng bệ ngọc đã biết bao ngậm đắng nuốt cay, từ nay... lấy làm vui được làm dân tự do của một nước độc lập (II). Việc Hoàng đế Bảo Đại trịnh trọng tuyên bố từ bỏ địa vị của ông ta là đã hợp pháp hóa theo một số truyền thống ngày nay đã được thừa nhận trên thế giới.

Ngày 25-8-1945, theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam tự cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhiều ủy viên Việt Minh trong ủy ban dân tộc giải phóng đã tự nguyện rút ra lễ mời thêm nhân sĩ ngoài Việt Minh tham gia. "Đó là một cử chỉ vô tư tốt đẹp, không ham chuộng địa vị, đặt lợi ích của lân tộc, của đoàn kết toàn dân lên trên lợi ích cá nhân".

Sự mở đầu của kỉ nguyên tự do độc lập.

Ngày 2-9-1945, hàng chục vạn đồng bào nội, ngoại thành phố Hà Nội và các địa phương lân cận đã kéo về Ba Đình dự lễ tuyên bố độc lập. Thay mặt Chính phủ lâm thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra đời Tuyên ngôn khẳng định quyền dân tộc các nước trên thế giới là bất khả xâm phạm. Đó là: "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng: dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do". Các nguyên tắc dân tộc bình đẳng đã được các nước Đồng minh công nhận ở các Hội nghị Tê hê răng và cựu Kim Sơn.

Chính vì lẽ đó, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam bình trọng tuyên bố "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy".

Bản Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử đặt cơ sở pháp lý quan trọng đầu tiên khẳng định quyền tự do độc lập của dân tộc Việt Nam, của sự thành lập Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Thắng lợi vĩ đại này là một minh chứng sáng tỏ về ý chí độc lập và khát vọng tự do, tinh thần bất khuất, trí tuệ của cộng đồng dân tộc Việt Nam, một dân tộc có một nguồn giá trị truyền thống về văn hóa tư tưởng quý báu đã hun đúc trong mấy ngàn năm lịch sử, được kế thừa và phát triển lên tầm cao mới trong thời kỳ đấu tranh giành lại quyền tự do độc lập dưới sự lãnh đạo của Đảng do Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đặc biệt được thể hiện phong phú và toàn diện trong những năm tháng khi Người được trở về nước từ mùa Xuân năm 1941. Ý nguyện cao cả và thiêng liêng cửa Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh tìm đường ra nước ngoài rồi "trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do, độc lập" đã thành hiện thực bằng thắng lợi của cách mạng tháng Tám và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nhà nước chung của cả toàn thể dân tộc, mở ra một kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc - kỷ nguyên tự do, độc lập, một thời đại mới rực rỡ tên vàng trong lịch sử quang vinh của dân tộc - thời đại Hồ Chí Minh.

Nhận thức về giá trị lịch sử vĩ đại của sự kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tác giả bài: "Sự kiện lịch sử và tác dụng lịch sử của nó" Của Phạm Văn Đồng đã viết, toàn bộ lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng là một "pho lịch sử bằng vàng" thì sự kiện quan trọng bậc nhất được viết bằng chữ vàng chói lọi đó là cuộc Cách mạng Tháng Tám (năm 1945), đưa đến sự ra đời của nước Việt Nam mới - nước Cộng hòa Dân chủ Vệt Nam. Đây là cái móc đánh dấu sự quá độ từ chế độ áp bức, bóc lột trong cả lịch sử nước ta chuyển sang một chế độ hoàn toàn khác, một chế độ mới chưa có ở nước ta và ở nhiều nước, một chế độ đảm bảo độc lập, tự do, hạnh phúc cho mỗi một người và cho cả cộng đồng dân tộc một chế độ hướng tới đỉnh cao ước mơ của con người và loài người: "sự phát triển tự do và toàn diện của mọi người".

Ánh sáng các dòng chữ vàng lịch sử của cuộc Cách mạng Tháng Tám tiếp tục sát đường cho toàn dân Việt Nam chiến đấu để giữ vững quyền tự do và độc lập và đang vượt qua mọi thách thức đã giành được những thắng lợi mới trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Việt Nam thành một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng, văn minh, xứng đáng một nước có hàng ngàn năm văn hiến, sánh vai với các nước tiên tiến trên thế giới, dưới ngọn cờ của học thuyết cách mạng Hồ Chí Minh.

Nguồn Giáo dục lý luận. - 2011. - Số  tháng 2.- Tr. 39 – 43


Số lượt người xem: 1662 Bản inQuay lại

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày