Bỏ qua nội dung chính

trangtin

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin
Phần III: Bác Hồ với phong trào GPDT Thứ Ba, 07/06/2011, 14:25

Nguyễn Ái Quốc với sự ra đời của báo Việt Nam độc lập

1. Tầm nhìn về vai trò của báo chí
Để vào được làng báo và trở thành ''người có nhiều duyên nợ với báo chí'', Hồ Chí Minh đã phải trải qua một quá trình rèn luyện gian khổ, miệt mài, vừa học vừa tập viết: viết ngắn, viết dài, lại viết ngắn... Nhưng quan trọng hơn là Người trau dồi lập trường tư tưởng, coi ngòi bút là vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính trừ tà.

Hồ Chí Minh ra nước ngoài năm 1911 là để xem nước Pháp và các nước khác họ làm thế nào, rồi sẽ trở về giúp đồng bào, chứ không phải đi học làm báo. Hành trang Người mang theo là lòng yêu nước thương dân và khát vọng giải phóng đồng bào khỏi gông cùm nô lệ. Trước khi đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh chủ yếu thực hiện những cuộc hành trình dài ngày từ Pháp qua châu Phi đến Anh và nhiều nước khác. Tại những nơi Người tới, bằng việc quan sát, tìm hiểu và tự đặt ra cho mình nhiều câu hỏi từ thực tế, Hồ Chí Minh càng ngày càng nhận ra bộ mặt thật của chủ nghĩa đế quốc. Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, hoạt động của Hồ Chí Minh đã tiến lên một bước. Người đến Hội nghị Véc-xây cùng nhiều đoàn đại biểu thay mặt cho các dân tộc bị áp bức để đòi độc lập và tự do, trong đó có tự do báo chí. Tự do báo chí và tự do ngôn luận trong Yêu sách của nhân dân An Nam năm 1919 là mốc mở đầu cho hành trình báo chí của Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, thời điểm đó, nhận thức của Hồ Chí Minh về tự do báo chí cũng chỉ mới là cảm tính mà thôi. Điều quan trọng là từ nhận thức những lời tuyên bố tự do của các nhà chính trị tư bản trong lúc chiến tranh thật ra chỉ là những lời đường mật để lừa bịp các dân tộc, Hồ Chí Minh thấy rõ muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình. Những nhận thức đó đã đánh dấu một giai đoạn mới trong cuộc đời cách mạng của Hồ Chí Minh. Trong những mẩu chuyện về đó hoạt động của Hồ Chủ tịch, tác giả Trần Dân Tiên kể lại rằng, lúc bấy giờ ông Nguyễn là một người yêu nước quyết tâm hy sinh tất cả vì Tổ quốc, nhưng ông Nguyễn lúc đó ''rất ít hiểu về chính trị, không biết thế nào là Công hội, thế nào là bãi công và thế nào là chính đảng''. Người đã tự bỏ tiền ra in những bản Yêu sách tám điểm thành những tờ truyền đơn đem phát trong các cuộc mít tinh ở Pháp, cho tất cả những Việt kiều và những người Việt đi lính Pháp. Người gửi cả những truyền đơn về Đông Dương. Những hoạt động đó có tác dụng nhất định nhưng không cơ bản và lâu dài. Người bắt đầu suy nghĩ tới hoạt động báo chí. Nhưng hoạt động như thế nào khi ''ông Nguyễn không đủ tiếng Pháp" để viết báo Pháp''. Trần Dân Tiên Kể lại rằng, ''nhược điểm về tri thức chịu. Nhất là khi nhờ ông Phan Văn Trường viết nhưng ông Trường không viết tất cả những điều ông Nguyễn muốn nói. Vì vậy ông Nguyễn bắt tay vào học làm báo''. Như vậy, động cơ làm báo đầu tiên của Hồ Chí Minh là để tuyên truyền cách mạng, tố cáo tội ác thực dân Pháp.

Người đến tòa báo ''Dân chúng” do cháu ngoại C.Mác, nghị viên của Quốc hội Pháp, là ông Giăng-lông-ghê làm chủ nhiệm. Tờ ''Dân chúng" không những đã đăng những lời yêu cầu của bản Yêu sách tám điểm mà Chủ nhiệm tờ báo đó còn khuyến khích Nguyễn Ái Quốc viết bài để làm cho nhân dân Pháp hiểu rõ những sự bất công xảy ra ở Việt Nam. Mặc dù những người Pháp như ông Lông-ghê hay chủ báo ''Đã sống thợ thuyền'' rất tốt và rất đáng mến nhưng điều đó chỉ hỗ trợ một phần, giúp Nguyễn Ái Quốc những ngày đầu chập chững trên con đường làm báo.

Vấn đề có ý nghĩa quyết định là sự nỗ lực, cố gắng, quyết tâm của bản thân. Xác định rõ mục đích viết báo để làm gì có ý nghĩa hết sức quan trọng đến cuộc đời làm báo của Nguyễn Ái Quốc. Người nhận rõ ''tụi tư bản và đế quốc chủ nghĩa nó lấy tôn giáo và văn hóa làm cho dân ngu, lấy pháp luật buộc dân lại, lấy sức mạnh làm cho dân sợ, lấy phú quý làm cho dân tham. Nó làm cho dân nghe đến hai chữ cách mệnh thì sợ rùng mình. Vì vậy, cách mệnh trước hết phải làm cho dân giác ngộ; phải giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho dân hiểu, phải bày sách lược cho dân". Báo chí sẽ góp phần rất quan trọng vào giải quyết những mục đích đó.

Cũng theo Trần Dân Tiên, ''ông Nguyễn bắt đầu làm báo rất khó khăn'' vì kém tiếng Pháp, thiếu văn Pháp. Người đã vượt qua khó khăn đó bằng cách vừa làm vừa học, tự học và học những nhà báo người Pháp có kinh nghiệm. Người kiên nhẫn bắt đầu từ những động tác nhỏ như viết hai bản, gan cho tòa báo một bản, giữ lại một bản, sau khi bài được đăng thì so sánh với bản gốc và sửa những chỗ viết sai. Những bài báo đầu tiên Người viết ngắn, chỉ năm, sáu dòng. Khi thấy viết đã bớt sai lầm, được sự đồng ý của chủ bút, Người viết dài hơn một tí, độ bảy, tám dòng. Dần dần, Người có thể viết cả một cột báo và có khi dài hơn. Cứ như vậy, tùy theo chủ đề, Người có thể viết dài, viết ngắn Người phải học viết rút ngắn, vì ngắn về dòng nhưng phải bảo đảm về nội dung và chất lượng bài báo. Bằng sự nỗ lực của bản thân, trên cơ sở xác định rõ mục đích và cách viết, chỉ một thời ngắn, Nguyễn Ái Quốc đã vào làng báo. Từ tháng 8.1919, Người đã có bài trên báo Nhân đạo và tiếp theo Người viết nhiều bài chó báo Dân chúng, Đời sống công nhân...

Hội Liên hiệp thuộc địa ra đời tháng 6.1921 tập hợp tất cả những người quê thuộc địa sống trên đất Pháp nhằm mục đích thảo luận và nghiên cứu những vấn đề chính trị và kinh tế của thuộc địa, đi tới sự nghiệp giải phóng bằng sự nỗ lực của chính bản thân những người thuộc địa. Hội quyết định dùng báo chí và ngôn luận để tranh thủ dư luận đồng tình ủng hộ những hoạt động của Hội và cuộc đấu tranh của nhân dân các thuộc địa chống áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân.  Nguyễn Ái Quốc, nhân danh đại biểu Đông Dương, làm nghề thợ ảnh, được bầu là một thành viên của Ban Chấp hành. Sau khi Hội thành lập, Ban Chấp hành quyết định xuất bản tờ báo lấy tên Le Paria. Báo ra số 1, ngày 1.4.1922. Số cuối cùng là số 38, tháng 4.1926. Nguyễn Ái Quốc có quan hệ mật thiết với báo Le Paria. Trong thời kỳ đầu, từ số đầu cho đến số 14, Người làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, làm cả việc phát hành và đi bán báo. Sau khi rời Hội liên hiệp thuộc địa, Người đến Liên Xô rồi đi Trung Quốc, nhưng vẫn gửi bài về đăng báo.

Trước khi về nước, Hồ Chí Minh đã có một sự nghiệp báo chí đồ sộ, không chất ở số lượng các bài viết trên nhiều báo chí nước ngoài, mà còn sáng lập và tham gia sáng lập nhiều tờ báo gây tiếng vang lớn, mở đầu nền báo chí cách mạng Việt Nam.

2. Cần có một tờ báo làm công cụ tuyên truyền, cổ động, tổ chức và là đạo nhân dân

Đầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước. Tháng 5.1941, Người triệu tập và chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị, ''mỗi đảng bộ địa phương phải tìm cách ra báo chí tuyên truyền, ít nhất là các ban tỉnh ủy phải có ban tuyên truyền chuyên môn xuất bản báo riêng ở trong tỉnh để tuyên truyền cho kịp thời'', Nguyễn Ái Quốc quyết định cho xuất bản báo Việt Nam độc lập gọi tắt là Việt Lập. Việt Nam độc Lập lúc đầu là cơ quan tuyên truyền của tỉnh bộ Việt Minh tỉnh Cao Bằng, từ tháng 6.1942 là của hai tỉnh Cao Bằng, Bắc Bạn và từ tháng l.1944 là của ba tỉnh Cao Bằng - Bắc Cạn - Lạng Sơn (Cao - Bắc - Lạng).

Với kinh nghiệm của hơn hai mươi năm làm báo ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc triển khai một cách cụ thể ở địa bàn các dân tộc miền núi. Người hiểu rõ muốn đưa cách mạng đi tới thắng lợi thì cần phải tuyên truyền, giáo dục, tổ chức và lãnh đạo nhân dân, và cùng với tuyên truyền miệng thì báo chí là phương tiện tuyên truyền đọc tốt nhất. Nhưng không phải cứ ra được báo là hoàn thành nhiệm vụ tuyên truyền. Kinh nghiệm ngược trong cuộc đời làm báo của Bác cho thấy để ai cũng thích đọc báo và có hiệu quả thật sự thì tất cả mọi khâu từ việc xác định mục đích, nội dung, đối tượng, cách viết, cách làm, cách phát hành, tóm lại là từ những người viết báo đến các khâu khác không thể rập khuôn máy móc mà phải luôn luôn sáng tạo, phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh từng lúc, từng nơi. Kể lại câu chuyện làm báo Việt Nam độc lập với Đại hội lần thứ hai Hội Nhà báo Việt Nam (16.4.1959), Bác nói: ''Theo lời dạy của Lê nin: tờ báo là công cụ tuyên truyền, cổ động, tổ chức và lãnh đạo. Cho nên mình cố gắng ra một tờ báo ngay và phải làm rất bí mật vì luôn luôn có mật thám của Pháp, Nhật và bảo Đại rình mò. Điều kiện sinh hoạt thì bữa đói, bữa no. Làng báo thì phải có đá in. Mấy đồng chí đã đi lấy trộm mấy tấm bia đá rồi mài mất mấy ngày mới thành bản in. In thì phải viết chữ trái lên đá, thế là có một đồng chí phải hì hục học tập viết chữ trái. Mấy số báo đầu, ba bốn anh em cùng làm, nhưng in cứ toe toét, chỉ in được ít và xấu xí Nhưng về sau cứ tiến bộ dần, mỗi lần in được 300 số. Phải đặt bia đá ''nhà in'' ở ba chỗ khác nhau. Khi động chỗ này thì chạy đến chỗ khác mà in và báo vẫn ra đúng kỳ. Địch chịu không làm gì được.

Vấn đề giấy cũng gay. Lúc bấy giờ ai mua nhiều giấy, địch cũng nghi và theo dõi. Các chị em đi chợ mua năm, mười tờ, nói dối là mua cho con cháu học, rồi góp lại để in báo.

In bản đá muốn sửa chữa thì phải dùng axít. Mà axít thì mua đâu được? Có đồng chí nghĩ ra cách dùng chanh thay cho a xít, chị em lại giúp mua chanh để ủng hộ báo.

Còn việc phát hành: để báo ở các hang đá bí mật. Các đồng chí phụ trách cơ sở Việt Minh cứ đến đó mà lấy. Báo bán hẳn hoi, chứ không biếu.

Thế là mọi việc đều dựa vào quyết tâm của mình, dựa vào bực lượng và sáng kiến của quần chúng''.

Làm báo trong mỗi một giai đoạn cách mạng, đáp ứng yêu cầu của mỗi một đối tượng bạn đọc có những thuận lợi, khó khăn riêng. Thời kỳ Bác làm báo ở nước ngoài thì khó khăn lớn nhất ở giai đoạn đầu là vốn văn hóa phương Tây. Đi vào cụ thể là vốn ngoại ngữ, rồi nghiệp vụ báo chí, đối tượng phong phú, trình độ học vấn, nghề nghiệp cao thấp khác nhau. Làm báo Việt Nam độc lập thì khó khăn lớn nhất là trình độ văn hóa của các đối tượng chủ yếu là đồng bào miền núi rất thấp; khó khăn về cơ sở vật chất, nghiệp vụ báo chí, kẻ thù theo dõi... Đề ra được báo Việt Nam độc lập là cả một sự khó khăn, gian khổ, thiếu thốn. Phải tìm hiểu kỹ trình độ, phong tục tập quán của đồng bào. Võ Nguyên Giáp nhớ lại: ''Vì khuôn khổ tờ báo nhỏ, chữ, theo chỉ thị của Bác, lại phải viết to để đồng bào đọc dễ dàng, nên các bài viết phải rất ngắn. Có lần, tôi ở tĩnh Tây về, Bác phân công viết một bài về phong trào phụ nữ cho báo Việt Lập. Bác nói:

- Chú viết đúng một trăm chữ, viết hơn thì không có chỗ đăng đâu.

Tôi ngồi viết, cảm thấy khó quá. Thời gian qua ở Tĩnh Tây, chúng tôi cũng ra báo. Cũng chỉ là báo in thạch, nhưng giấy sẵn, khuôn khổ tờ báo rộng, bài viết thoải mái chứ không hạn chế như thế này.

Thấy tôi ngồi viết khó khăn, Bác cười rồi bảo:

- Báo của các chú có gửi về nhưng mình không xem hết, mà ở đây cũng không mấy ai xem. Báo của các chú văn hay, chữ nhiều nhưng khó đọc, và có đọc được cũng không mấy ai hiểu. Báo Việt Lập tuy đơn giản, nhưng dễ đọc, dễ hiểu.

Về sau có dịp đi công tác ở các địa phương, tôi mới thấy hết tác dụng rất to lớn của tờ báo; đồng bào khắp các nơi đều rất hoan nghênh báo Việt Lập.

Cao Hồng Lĩnh, trong hồi ký ''Mãi mãi đi theo con đường của Người” kể: ''Có hôm, một số đồng chí được Bác gọi đến bàn việc chuẩn bị ra báo ''Việt Nam độc lập''. Lúc đó, một số anh em đã từng viết báo công khai vào loại giỏi nhưng phải viết bài cho tờ báo khuôn khổ hẹp, phục vụ đồng bào thiểu số thì anh em lại lúng túng. Bác bảo muốn biết bài mình viết đồng bào có hiểu không thì cứ đọc cho đồng chí Thế An, nếu đồng chí Thế An bảo được là được Đồng chí Thế An 1à một trong 43 người theo đoàn từ biên giới về đây, đồng chí là người Tày học ít, rất hiền lành, ít nói. Nhờ Bác hướng dẫn anh em viết những bài báo phù hợp với trình độ của người đọc ở quanh vừng''.

Bác Hồ không chỉ là người chủ trương và tổ chức cho tờ báo ra đời mà Người còn tham gia nhiều công việc trực tiếp có ý nghĩa. Vì Cao Bằng còn 90% dân số mù chữ và trong cán bộ cũng còn nhiều đồng chí chưa biết chữ, Bác chủ trương: ''Phong trào Việt Minh tới đâu, tổ chức học văn hóa tới đó. Người biết dạy người không biết, người biết nhiều dạy người biết ít''. Bác còn giao cho đồng chí Cao Hồng Lĩnh soạn bộ vần dạy chữ theo lối mới. Bộ này được biên tập thành hơn 30 bài, cứ học hết số bài này là có thể đọc viết được. Đồng chí Cao Hồng Lĩnh làm bài hát vận động bà con anh em bỏ lối học cũ theo lối học mới. Ngoài ra còn có thơ ca động viên phong trào học chữ. Nhiều nơi, già trẻ, gái trai đều học, học ban đêm, học buổi trưa, ở những làng xã Việt Minh hoàn toàn như Pác Bó, Nà Mạ, Nà Sắc, Đào Ngạn, ta mở trường công khai, các cháu cắp sách đến trường học ở trong rừng. Việc dạy chữ theo lối học mới có tác dụng hỗ trợ rất lớn cho việc đọc báo Việt Nam độc lập; ngược lại, việc đọc báo đã củng cố việc học chữ và nâng cao trình độ hiểu biết cho bà con. Trong thời gian ở Cao Bằng, Bác Hồ trực tiếp viết nhiều thơ ca cách mạng như Lịch sử diễn ca, Mười điều của chương trình Việt Minh, Địa dư Bắc kỳ, Địa dư Cao Bằng, các bài cho thanh niên, phụ nữ, nông dân, phụ lão, thiếu nhi, binh sĩ cứu quốc,v.v… được in trên báo hoặc in thành sách lưu truyền trong nhân dân. Vừa chỉ đạo trực tiếp, Nguyễn Ái Quốc vừa tham gia viết bài, chữa bài, vẽ tranh minh họa, có khi làm cả việc mấy tin và in báo. Đồng chí Lê Quảng Ba kể lại, khi đồng chí Vân Trình người đảm nhiệm việc in báo, viết bản thạch bị ốm, lo báo không ra đúng kỳ hạn, ''Bác đã cặm cụi ngồi viết thay đồng chí Vân Trình''.

Kể về những ngày đầu làm báo vất vả, Bế Văn Khai nhớ lại: ''Lần đầu chữa rồi lại hỏng, hỏng rồi lại chữa, mấy Bác cháu làm toát mồ hôi hai ngày mà chỉ được 16 số báo... Về sau có kinh nghiệm, mỗi lần in được 300 số, vừa tốt vừa nhanh''.

Cuối cùng thì báo Việt Nam độc lập cũng đã ra đời thành công Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của tờ báo từ khi ra số 1 (1.8.1941) đến số 36 (8.1942). Sự ra đời của tờ báo là một trong những hoạt động tích cực, có hiệu quả và ý nghĩa văn hóa, chính trị rộng lớn, sâu xa. Qua nội dung các bài viết, Nguyễn Ái Quốc đã giáo dục cán bộ, nhân dân, các hội viên Cứu quốc quyết tâm giành độc lập, tự do. Để đạt được mục đích đó, báo có 4 mục chính: - Những câu tuyên truyền in trên đầu trang nhất; - Xã luận; - Tin trong nước và thế giới; - Vườn văn. Ngoài ra còn có mục ''ủng hộ báo'' nhằm biểu dương những người có thành tích, và giới thiệu một số sách do Việt Minh xuất bản.

Lời mở đầu bài Xã luận đăng số 1 viết: ''Tây cốt làm cho dân ta ngu, làm cho dân ta hèn. Ngu thì phải hèn. Ta ngu hèn thì nó dễ trị, dễ ăn hiếp, dễ bóc lột''.

Sau khi vạch tội ác ''làm cho dân ngu để dễ trị'' của Pháp, Nhật, Xã luận nói rõ mục đích: ''Báo Việt Nam độc lập cốt làm cho dân ta hết ngu hèn, biết các việc, biết đoàn kết, đặng đánh Tây, đánh Nhật, làm cho Việt Nam độc lập, bình đẳng, tự do”.

Đáng chú ý là tờ báo có mục thơ ca. Trong 36 số, có 36 bài thơ hoặc ca, thì 31 bài in dưới một tên chung: Vườn văn. Những bài thơ ca này phần lớn tác giả Nguyễn Ái Quốc sử dụng lối thơ lục bát, thất ngôn, dựa theo âm điệu, phong cách của Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm..., 1à những vần thơ quen thuộc với nhân dân ta. Nhờ đó mà tờ báo được quần chúng yêu mến, quý trọng, nhiều bài văn vần được quần chúng chép lại, truyền tay nhau học thuộc lòng với sự trìu mến, yêu quý. Lúc đó, quần chúng chỉ biết quý trọng tờ báo, vì nó đã thiết thực giúp cho cuộc sống và đấu tranh của mình, giải đáp trúng những vấn đề mình yêu cầu. Bế Văn Khai nhớ lại: ''Đồng bào quý tờ báo như vàng, mỗi tổ Việt Minh chỉ được vài tờ. Tờ báo lại làm nảy nở một phong trào học quốc ngữ. Già cũng học, trẻ cũng học. Các em đi chăn trâu, các chị lấy rau lợn đều mang theo một cuốn vở nhỏ. Hễ gặp cán bộ đi ngang là họ đón lại học thêm mấy chữ”.

Nhân dân coi tờ báo Việt Nam độc lập như người thầy của mình. Tại Đại hội lần thứ hai Hội Nhà báo Việt Nam, Bác nói: ''Đồng bào địa phương rất thích đọc báo, vì báo viết điều gì cúng thấm thía với họ. Đồng bào còn tự động tổ chức những tổ đọc báo và bí mật đưa tin tức cho báo. Đồng bào lại tìm mọi cách tuyên truyền cho 1ính dõng đọc báo để làm ''binh vận''.

Cùng với quyết tâm, thời gian, kinh nghiệm và dựa vào lực lượng của quần chúng, về sau báo Việt Nam độc lập mỗi tháng ra ba kỳ, mỗi kỳ hơn 400 số. Báo phát hành trong phạm vi vài ba tỉnh, số lượng không đủ đáp ứng yêu cầu của quần chúng trong khi cơ sở cứu quốc mở rộng nhanh chóng. Tuy nhiên, tờ báo có ý nghĩa ''gieo mầm văn hóa'' ở một số tỉnh địa đầu của Tổ quốc, đêm trước của cuộc Cách mạng tháng Tám. Nó 1à một hình mẫn của báo chí cách mạng nói chung, báo chí địa phương nói riêng, trong điều kiện xuất bản bí mật; đồng thời cũng để lại nhiều kinh nghiệm quý báu có giá trị về lý luận và thực tiễn cho báo chí cách mạng ngày nay kể cả ở trung ương và địa phương.

Nguồn Lý luận chính trị và truyền thông. – 2011. – Số tháng 3. – Tr. 41-45


Số lượt người xem: 2320 Bản inQuay lại

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày