Bỏ qua nội dung chính

trangtin

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin
Phần III: Bác Hồ với phong trào GPDT Thứ Ba, 07/06/2011, 14:50

Vai trò của Hồ Chí Minh trong thiết lập và tranh thủ mối quan hệ với quân đồng minh nhằm tăng cường thế – lực cho cách mạng tháng tám

Thắng lợi của cuộc cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945 là thắng lợi của nghệ thuật “tạo lực, lập thế, tranh thời” dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực tế lịch sử cho thấy sức mạnh nội lực của cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền của dân tộc ta đã được tăng cường và nhân lên khi được kết hợp với sức mạnh thời đại, yếu tố ngoại lực. Đây là một bài học có giá trị lớn gắn liền với vai trò của lãnh tụ Hồ Chí Minh trong thiết lập mỗi quan hệ giữa lực lượng cách mạng của ta với quân Đồng Minh đồng thời tranh thủ cao nhất mối quan hệ đó để tăng cường “thế” và “lực” cho cách mạng, tạo tiền đề quan trọng để Cách mạng tháng Tám thắng lợi toàn diện bởi nghệ thuật chớp thời cơ điển hình.

Trải qua thực tiến các cao trào cách mạng từ sau năm 1930, phát huy tính độc lập chủ trong vận dụng lý luận gắn với thực tiễn, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VIII khoá I (5-1941) 1941)đánh dấu bước hoàn thiện chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng khi đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và quyết định chuẩn bị toàn diện cho cuộc đấu tranh giành chính quyền cách mạng. Tại Hội nghị này, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã hết sức nhấn mạnh tới việc cần thiết phải xác lập và tăng cường mối quan hệ giữa cách mạng Đông Dương với các lực lượng chống phát xít:

“Cuộc Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới giai đoạn hiện lại là một bộ phận dân chủ chống phát xít... Vận mạng của dân tộc Đông Dương lại chung với vận mạng của nước Trung Quốc cách mạng và Liên bang Xô Viết,(1). Nhận thức rõ thời cuộc, đặt công cuộc giải phóng dân tộc của nước ta trong những bước phát triển của thời đại, của điều kiện lịch sử thời điểm đó, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động kết nối mối quan hệ giữa lực lượng cách mạng trong nước với quân Đồng minh và từng bước phát huy mối quan hệ đó.

Đến năm 1942, cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai bắt đầu bước vào giai đoạn cuối khi quân phát xít bắt đầu suy yếu trên các chiến trường. Tại châu Á, lực của quân Nhật bị giảm sút, phong trào giải phóng dân lộc và kháng chiến chống Nhật ở Đông Nam Á đang phát triển mạnh mẽ. Trước tình hình đó Nguyễn Ái Quốc xúc tiến thiết lập mối quan hệ hợp tác với lực lượng quân Đồng Minh, trước tiên là với Trung Quốc bởi đây là một nước lớn trong khối Đồng Minh lại có vị trí gần với căn cứ địa Việt Bắc của cách mạng nước ta. Để thực hiện mục tiêu trên, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động tổ chức cuộc gặp gỡ chính thức giữa Mặt trận Việt Minh với chính phủ Tưởng Giới Thạch để bàn bạc về quan hệ giữa hai bên trong cuộc đấu tranh chống Nhật giải phóng đất nước. Chuẩn bị cho chuyến đi ngoại giao này, Người đã chỉ đạo lập hai con dấu của "Việt Nam Độc lập Đồng minh" và ''Quốc tế phản xâm lược Việt Nam Phân hội". Từ thời điểm này, Nguyễn Ái Quốc chính thức lấy tên là Hồ Chí Minh với tư cách là đại diện Mặt trận việt Minh sang gặp chính phủ Tưởng Giới Thạch. Ngày 13- 8-1942, Hồ Chí Mình lên đường đi Trung Quốc: Sau hơn hai tuần đi bộ, đoàn ngoại giao của Mặt.trận Việt Minh đến được huyện Tĩnh Tây (Trung Quốc)... Nhưng ngay sau đó, Hồ Chí Minh đã bị chính quyền địa phương của Tưởng bắt giam. Với tố chất của vị lãnh tụ vĩ đại, của một chiến sĩ cách mạng luôn tâm huyết, sẵn sàng hy sinh vì lợi ích dân tộc, người đã biến khó khăn là thuận lợi, biến “nguy” thành ''an'' để cách mạng đạt được những mục tiêu đề ra.

Trước sự kiện Hồ Chí Minh bị quân đội Tưởng bắt giam, Hội Cứu quốc ở vùng căn cứ địa Việt Bắc và nhiều Việt kiều ở Hoa Nam đã gửi hàng trăm bức thư đòi lính phủ Tưởng Giới Thạch trả tự do cho Hồ Chí Minh. Vào năm 1943, quân Đồng minh bắt đầu phản công phát xít Nhật mạnh mẽ. Trước khả năng quân Anh, Mỹ sẽ đổ bộ vào Đông Dương, Chính phủ Tưởng Giới Thạch chủ trương thực hiện gấp kế hoạch ''Hoa quân nhập  Việt". Để thực hiện kế hoạch này, Chính phủ Tưởng Giới Thạch xác định trước tiên phải củng cố lại Ban lãnh đạo “Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội” (“Việt cách”) và tìm mọi cách đưa Việt Minh vào. Do đó, ngày 10-9-1943, Chính phủ Tưởng Giới Thạch mà đại diện 1à Trương Phát Khuê đã ra lệnh thả tự do cho Hồ Chí Minh và mời Người tham gia Ban trù bị Đai hội toàn quốc của “Việt Nam Cách mạng Đồng minh Hội”. việc Chính phủ Tưởng Giới Thạch chấp nhận sự hiện diện của lực lượng cánh tả của cách mạng Việt Nam trong “Việt Cách” theo Hồ Chí Minh mặc dù không ảo tưởng chính trị đối với chính quyền Tưởng Giới Thạch nhưng đây là dấu hiệu thuận lợi cho lực lượng cách mạng của ta trong việc từng bước nối quan hệ với quân Đồng minh nên Hồ Chí Minh đã đồng tham gia Ban trù bị Đại hội của Việt Cách. Sau một số lần họp, Hội nghị trù bị vẫn chưa thống nhất được thời gian họp và số đại biểu Việt Minh tham gia Đại hội. Trong bối cảnh đó, Hồ Chí Minh đã trở thành nhân vật có những sáng kiến lớn trong việc tìm ra lối thoát cho những bế tắc trên khi Người đề nghị: họp hội nghị đại biểu hải ngoại trước để thống nhất các lực lượng cách mạng của Việt Nam tại nước ngoài đồng thời để thực hiện trù bị cho Đại hội của Việt Cách, Đại hội chính thức sẽ được tiến hành sau cuộc họp đại biểu hải ngoại một năm, địa điểm họp tại khu giải phóng Việt Bắc. Sáng kiến này được Trương Phát Khuê tán thành và đề nghị Hồ Chí Minh là người chủ trì lập và triển khai kế hoạch.

Với những nỗ lực lớn, Hồ Chí Minh đã góp phần quan trọng vào thành công của Hội nghị đại biểu hải ngoại được tiến hành tại Liễu Châu (Trung Quốc). Tại Hội nghị này Hồ Chí Minh đã trình bày hai bản tham luận : “Về Phân hội quốc tế chống xâm lược của Việt Nam” và "Về các đảng phái trong nước'' thể hiện rõ quan điểm của cách mạng Việt Nam trong việc tham gia chống kẻ thù chung là chủ nghĩa phát xít. Qua Hội nghị này, Tưởng Giới Thạch đã chấp nhận để cho Đảng cộng sản Đông Dương và Việt Minh vào Mặt trận liên minh Trung - Việt chống phát xít. Từ mối quan hệ với Tưởng, cách mạng nước ta đã chính thức kết nối với sức mạnh của quân Đồng minh, hoà chung với sức mạnh của thời đại trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít, giành độc lập đối với các dân tộc thuộc địa.

Sau thắng lợi ở Hội nghị đại biểu hải ngoại, Tưởng Giới Thạch đã phải để Hồ Chí Minh về nước để tiếp tục lãnh đạo cuộc cách mạng. Nhưng thực tế cho đến ngày 9-8-1944, Trương Phát Khuê mới hoàn tất các thủ tục công nhận quyền tự do của Hồ Chí Minh và ngày 29-9- 1944, Hồ Chí Minh mới rời được Liễu Châu (Trung Quốc) về Cao Bằng để trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng nhân dân ta.

Khi ở Liễu Châu, từ mối quan hệ với Trương Phát Khuê, Hồ Chí Mmh đã làm quen với một số sĩ quan của Mỹ trong tổ chức OSS (Offce Strategic Services – Tổ chức tình báo của Mỹ trong Chiến tranh thê giới thứ hai) và OWI (Offce of War Information - Tổ chức thông tin chiến tranh của Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ hai). Từ đó, mỗi quan hệ giữa Hồ Chí Minh với tướng Sênôn chỉ huy quân đoàn không quân của Mỹ ở chiến trường Tây Nam Trung Quốc đã được thiết lập. Nhằm phá thế độc quyền của chủ nghĩa thực dân cũ của Pháp ở khu vực Đông Nam Á, tổng thống Rudơven đã đưa ra kế hoạch thiết lập một Hội đồng thác quản (trusteeship) cho Đông Dương. Trước tình hình đó, Hồ Chí Minh đã nhận định đây chính là sự bất lợi lớn cho Pháp và cũng chính là dấu hiệu thuận lợi cho cách mạng nước ta. Do đó, đẩy tới việc thiết lập mối quan hệ giữa Việt Minh với Mỹ được Người rất chú trọng và chủ động triển khai.

Vào đầu năm 1945, Hồ Chí Minh đã cùng viên trung uý phi công Shaw(2) đi Côn Minh (Trung Quốc). Thông qua chuyến đi này, Hồ Chí Minh đã gặp Saclơ Phen thuộc Tổ chức cứa trợ không quân Mỹ và gặp lại tướng Sênôn. Tổ chức cứu trợ không quân Mỹ hứa sẽ viện trợ cho Việt Minh vũ khí, điện đài, thuốc men, đồng thời phái một nhân viên người Mỹ đi cùng với Hồ Chí Minh giúp về kỹ thuật thu phát tin qua máy vô tuyến điện. Trước khi rời Côn Minh, thông qua Hồ Chí Minh, hướng Sênôn đã tặng lực lượng Việt Minh: 6 khẩu súng ngắn, đạn dược, thuốc men và tiền. Hồ Chí Minh thay mặt cách mạng nhận số lượng viện trợ trên (trừ tiền), gửi lời cảm ơn và tỏ sự mong muốn người Mỹ tiếp tục giúp đỡ cách mạng Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và phát xít Nhật. Từ đây, mối quan hệ giữa cách mạng nước ta với lực lượng quân đội Mỹ đang làm nhiệm vụ của quân Đồng minh ở chiến trường châu Á - Thái Bình Dương đã đánh thức được thiết lập. Dưới sự thảo thuận của hai bên, ngày 16-7-1945, nhóm tình báo chiến lược Mỹ mang biệt danh ''Con Nai'' do thiếu tá Tônmát dẫn đầu đã nhảy dù xuống khu vực làng Kinh Lung (Tuyên Quang) và được lực lượng của ta bố trí đóng quân ở Tân Trào. Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ xác định mục tiêu của quân Nhật để ngáy bay Mỹ phá huỷ và chuyển thông tin về Tổng hành dinh OSS, nhóm ''Con Nai" còn đẩy ngạnh việc giúp Việt Minh xây dựng hệ thống thông tin liên lạc và phối hợp với ta tiêu tiệt phát xít Nhật. Với tư cách là người chỉ huy nhóm “Con Nai” Thiếu tá Tômát đã tổ chức một đội du kích khoảng 50 chiến sĩ Việt có trang bị vũ khí thực hiện nhiệm vụ cắt đứt đường sắt sang Trung Quốc, phá huỷ tuyến giao thông Hà Nội - Lạng Sơn với mục tiêu ngăn cản sự di chuyển của quân Nhật sang Lạng Sơn, khóa đường sang vùng Hoa Nam trong trường hợp nếu Mỹ quyết lập căn cứ tấn công quân Nhật ở Bắc Việt Nam. Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ nêu trên,  Tômát đã thuyết phục được sở chỉ huy OSS ở Côn Minh tiếp tục viện trợ vũ khí cho Việt Minh bằng không quân với nhiều loại súng ngáy, súng côn 60, ba- đô-ka, súng máy Bren, 20 tiểu liên Tôm-xơn, 60 các bin (carbin), 4 súng trường M-1, 20 súng lục cùng ống nhòm(3).

Vào nổ đầu tháng 8 năm 1945, nhóm ''Con Nai" đã tổ chức huấn luyện cho các chiến sĩ Việt Minh cách sử dụng các loại vũ khí do Mỹ trang bị. Khi cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám nổ ra, lực lượng này còn trực tiếp tham gia giúp đỡ nhân dân một số tỉnh ở Việt Bắc khởi nghĩa giành chính quyền. Đặc biệt là trong cuộc Cách mạng Tháng Tám ở Thái Nguyên, nhóm ''Con Nai" và Thiếu tá Tômát đã gia rất tích cực và góp phần vào thắng lợi của cuộc đấu tranh giành chính quyền ở đây. Thiếu tướng Tômát từng tham gia góp ý kiến rất xác đáng vào phương án tác chiến khởi nghĩa giải phóng thị xã Thái Nguyên với bộ chỉ huy Uỷ ban khởi nghĩa tỉnh Thái Nguyên tại cuộc họp hồi 22h ngày 19-8-1945 để chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa của tỉnh(4). Trong tình thế cuộc đấu tranh giành chính quyền của nhân dân Thái Nguyên gặp khó khăn do quân Nhật cố thủ tại thị xã, Tônmát đã viết  một tối hậu thư gửi quân Nhật có tác dụng gây sức ép, hỗ trợ phong trào quần chúng, buộc phát xít Nhật phải đầu hàng vô điều kiện, ghành thắng lợi cho cách mạng...

Như vậy, những hoạt động tích cực của Hồ Chí Minh trong việc thiết lập mối quan hệ vôi quân Đồng Minh đã góp phần thiết thực vào việc chuẩn bị lực, tạo thế cho Cách mạng Tháng Tám. Động thái này còn là sự thể hiện rõ quan điểm chỉ đạo của Hồ Chí Minh đối với quá trình chuẩn bị đấu tranh giành chính quyền của dân tộc ta ở thời điểm này cần nắm bắt những diễn biến của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, từ đó tạo ra phương pháp luận cách mạng quan trọng trong việc tạo và chớp thời cơ giành thắng lợi cho cách mạng.

Nguồn Giáo dục lý luận. – 2008. – Số 8. – Tr. 9-12


Số lượt người xem: 5061 Bản inQuay lại

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày