Bỏ qua nội dung chính

trangtin

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin
Ngược dòng lịch sử Thứ Ba, 06/04/2021, 17:35

Kỷ niệm 530 năm ngày sinh Nguyễn Bỉnh Khiêm (6/4/1491 – 6/4/2021)

Nguyễn Bỉnh Khiêm, một nhà thơ tiêu biểu, một nhà tri thức lớn nhất ở thế kỷ XVI đã để lại dấu ấn sâu sắc trong nền văn học và trong lịch sử dân tộc ta. Một con người sống trong thời buổi rối ren của chế độ phong kiến, đã từng phụng sự nhà Mạc và đã từng rút lui ở ẩn nhưng thâm tâm ông xác định chỗ đứng của mình để giữ vững phẩm chất một tri thức gắn bó hết lòng với vận mệnh của dân tộc.

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) quê ở làng Trung Am, nay thuộc xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng. Từ nhỏ đến năm ông 20 tuổi (1401-1509), thời niên thiếu của ông ứng với thời kỳ nhà Lê đã suy yếu. Sự nghiệp bình Ngô cũng như thời kỳ huy hoàng của Thái Tổ, Thánh Tông chỉ còn trong ký ức qua văn thơ, sử sách hay lời kể của các bậc tiền bối. Còn thực tế thì vua quan lúc ấy đã khác xa những điều ông học trong kinh sách thánh hiền.

Từ năm 1510 đến 1520, xã hội có nhiều biến động lớn. Khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tục và rộng khắp và lôi cuốn được đông đảo dân chúng tham gia. Lúc bấy giờ, trong triều liên tiếp nổ ra các cuộc chính biến giữa các tập đoàn phong kiến, các phe phái. Năm 1516, Quận công Trịnh Duy Sản giết vua Tương Dực, lập vua Quang Trị được 3 ngày thì bị Trịnh Duy Đại bắt đi mất, Nguyễn Hoằng Dụ đốt phá kinh thành. Bọn Trịnh Duy Sản lập Lê Chiêu Tông làm vua và đưa về Thanh Hóa. Sau đó các phe phái có thế lực trong triều như Mạc Đăng Dung, Nguyễn Hoằng Dụ, Trịnh Duy, Trần Chân tiếp tục tranh giành quyền lợi. Cuối cùng, quyền lợi rơi vào tay Mạc Đăng Dung.

Năm 1521, Mặc Đăng Dung được phong tước Quốc công, từ đó Mạc Đăng Dung và phe cánh đã thao túng cả triều đình. Lê Chiêu Tông chỉ là một bù nhìn. Năm 1527, thừa lúc Lê Chiêu Tông định ám hại mình, Mạc Đăng Dung đã giết ông và lập Lê Xuân lên làm vua, nhưng rồi cũng phế truất luôn để lên ngôi hoàng đế, lập ra vương triều Mạc. Làm vua được 3 năm, Mạc Đăng Dung nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh và lên làm Thái thượng hoàng.

Việc Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê là một biến cố chính trị lớn đối với xã hội phong kiến thời đó. Nhưng nhìn chung, uy tín nhà Mạc ngày càng được củng cố, tình hình chính trị xã hội vẫn ổn định. Trước tình hình đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn ẩn cư dạy học. Về phần gia đình, mẹ Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng rất khâm phục Mạc Đăng Dung. Nhưng thực tế lịch sử, tâm thế xã hội, ảnh hưởng gia đình vẫn không làm thay đổi được nhận thức, hành động của ông.

Từ năm 1534 đến 1542, đây là lúc thịnh vượng nhất của triều Mạc. Bản thân Nguyễn Bỉnh Khiêm trước sau đều muốn có dịp sẽ ra giúp dân, giúp nước. Lúc ấy, chỉ có triều Mạc Đăng Doanh là chỗ dựa để ông thi thố tài năng. Năm 44 tuổi ông mới đi thi Hương và liền năm sau đó thi Hội đỗ Trạng nguyên (1535) và làm quan dưới triều Mạc. Làm quan được tám năm, năm 1542, ông dâng sớ vạch tội và xin chém đầu 18 kẻ lộng thần; không được chấp thuận, ông xin nghỉ quan.

Khi ra đi thi ông đã khẳng định quyết tâm gắn bó với triều Mạc để thực hiện hoài bão nhà nho của mình. Quá trình đương chức ông đã phục vụ triều Mạc tận tâm, kể cả lúc kiên quyết bỏ quan, ông cũng tỏ rõ thái độ chống đối đến cùng bọn lộng quyền làm nguy hại cho cơ đồ nhà Mạc, đồng thời cũng để cảnh tỉnh nhà vua. Từ năm 1542-1585, về làng, ông dựng Trung Tân quán, Bạch Vân am, khởi xướng việc lập chợ, xây cầu, sửa sang chùa chiền, mở lớp dạy học, lấy niên hiệu là Bạch Vân cư sĩ, có ý định xây dựng quê hương thành một vùng đất văn vật. Thời gian này, nước ta đã hình thành hai triều đại chống đối nhau kịch liệt. Ở Nam triều, tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh đã mạnh lên nhiều, quyền lực thực tế rơi vào họ Trịnh. Còn Bắc triều bọn gian thần ngày càng lộng hành. Mặc dù đã nghỉ quan, nhưng dường như triều đình, nhất là vua Mạc vẫn trân trọng, tin tưởng và thường tham khảo ý kiến của ông về nhiều vấn đề quan trọng. Ông được phong tước Trình Tuyết hầu, Trình Quốc công nên có tên gọi là Trạng Trình.

Là một tri thức yêu nước, thương dân tha thiết, tiếp thu sâu sắc những truyền thống tốt đẹp của dân tộc từ ngàn xưa, Nguyễn Bỉnh Khiêm rất đau lòng trước cảnh đất nước bị chia cắt. Ông tố cáo và lên tiếng trước những cuộc chiến tranh giành giật giữa các phe phái phong kiến đã gây ra biết bao tai hoa, đau thương cho dân, cho nước. Nhưng tư tưởng chính trị của ông lại không thể thoát khỏi mô hình quân chủ Nho giáo. Ông cảm thấy bế tắc, bất lực.

Cuối cùng ông chọn con đường xa lánh công danh, trở về cuộc sống ẩn dật. Quãng đời ở ẩn của ông lại chính là quãng thời gian ông sống nhiều nhất, thể hiện cái chí của mình đạt hơn cả. Cuộc đời ông luôn hướng về đất nước về nhân đân. Tuy ông không vượt qua được những hạn chế của thời đại, nhưng với nền tảng tinh thần, cùng với tri thức uyên bác và tài năng sáng tạo của mình, đã nâng ông lên địa vị một danh nhân văn hóa hóa lỗi lạc của dân tộc, một nhà thờ lớn với uy tín và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến gần suốt cả thế kỷ XVI – thế kỷ với những biến động chính trị lớn lao trong lịch sử đất nước ta.

 

Yên Yên

 

 

 

 


Số lượt người xem: 283 Bản inQuay lại

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày