Bỏ qua nội dung chính

trangtin

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin
Những Con Đường Huyền Thoại Thứ Ba, 20/09/2016, 14:30

Nguyễn Tri Phương – Danh tướng có công gìn giữ, mở mang vùng đất phương Nam.

          Nguyễn Tri Phương tên thật là Nguyễn Văn Chương, tên tự là Hàm Trinh, tên hiệu là Đường Xuyên. Ông sinh ngày 09/09/1800, nhằm ngày 21 tháng 7 năm Canh Thân, trong một gia đình có truyền thống yêu nước, hiếu học tại tổng Chánh Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Vua Tự Đức đã cải tên Nguyễn Văn Chương thành Nguyễn Tri Phương lấy ý từ câu “Dõng thả Tri Phương” tức là vừa dũng cảm, vừa mưu lược.   

          Thời niên thiếu, Nguyễn Tri Phương đã bộc lộ tài năng và chí lớn. Tuy không được học về lối cử nghiệp (lối khoa cử) nhưng các sách như Thượng thư, Tả truyện, Ngũ kinh, Luận ngữ ông đu đọc nghiên cứu sâu. Năm 20 tuổi, ông làm thư lại tại huyện Phong Điền, được người dân mến mộ bởi sự hiểu biết và làm việc mẫn cán. Dẫu không qua thi cử đỗ đạt nhưng từ một viên quan ở huyện Phong Điền, bằng tài năng và sự tiến cử của các quan đại thn, Nguyễn Tri Phương đã lên tỉnh Thừa Thiên làm việc, sau đó được vua Minh Mạng sát hạch trực tiếp, cho vào phủ nội vụ.

          Năm 1826, Nguyễn Tri Phương giữ chức Biên tu Văn thư phòng, hàm chánh thất phẩm. Sau đó, thăng chức Hàn lâm việc tu soạn hàm Tòng lục phẩm (1828), Hàn lâm viện thị độc hàm chánh ngũ phẩm (1829), Hàn lâm việc thị giảng học sĩ hàm tứ phẩm (1830), Hàn lâm việc thị độc học sĩ hàm Chánh tứ phẩm (1831), chức ThThượng Bảo khanh làm việc ở nội các (1834), chức Hữu Thị lang bộ Lễ hàm chánh tam phẩm (1835), gia Tham tri bộ lễ hàm tòng nhị phẩm, Chủ sự phủ nội vụ, Lang trung (1837), chức Lễ bộ Tả thị lang (1838), Tham tri (1839), Tuần phủ Nam - Ngãi tức cả vùng Quảng Nam và Quảng Ngãi (1840).

            Đối với đất nước Việt Nam ở thế kỷ XIX, trong công cuộc trị an và chống xâm lược phương Tây, Nguyễn Tri Phương là một vị tướng tài, có mặt trên khắp các mặt trận từ Bắc chí Nam. Một con người xuất chúng đã kinh qua những chức vị cao qua ba đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức nhưng sống cuộc đời thanh bạch, giản dị.

          Thời vua Minh Mạng (1820 -1840), Nguyễn Tri Phương cùng một số quan chức được triều đình cho phép thực hiện nhiều chuyến xuất dương đến Singapore, Philipines, Indonesia, Quảng Đông, Ấn Độ, Trung Quốc... để làm việc công. Với kinh nghiệm trong tiếp xúc với người nước ngoài, Nguyễn Tri Phương được vua Minh Mạng tin cẩn giao cho những trọng trách như làm việc với đặc sứ Mỹ vào năm 1832, khi họ đến Phú Yên. Làm việc với người Anh khi họ đến Đà Nng năm 1834.

          Năm 1837, Nguyễn Tri Phương được lệnh đến Gia Định để xem xét tình hình. Trước sự kháng cự dũng mãnh của quân Lê Văn Khôi, nhiều viên tướng bàn tính gấp rút đánh thành Phiên An. Thế nhưng, với cách nhìn toàn cục thấu đáo, Nguyễn Tri Phương dâng sớ xin vua cho tạm lưu lại ở Gia Định để điều nghiên, nắm chắc tình hình đề ra phương án đánh thành hiệu quả nhất, ông đã trực tiếp chỉ huy binh sỹ tấn công vào những điểm yếu, tiêu diệt quân phiến loạn chiếm lại thành Phiên An, thiết lập lại trật tự, lập công lớn với triều đình, đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

          Dưới thời vua Thiệu Trị (1841 -1847), Nguyễn Tri Phương quản lý phủ Nội vụ năm 1841. Sau đó, chuyển ông sang làm Quản lý thủy sư kinh kỳ rồi Tả Tham tri bộ công. Nguyễn Tri Phương được tin dùng trong những trọng trách chỉ huy quân chống giặc. Đặc biệt, từ năm 1841 trở về sau, sự nghiệp của danh tướng Nguyễn Tri Phương gắn liền với những mặt trận chống ngoại xâm trên cả đất nước từ Trung Bộ, Nam Bộ và Bắc Bộ. Nguyễn Tri Phương là một viên tướng tài năng, đức độ, chí lớn, tận tụy với công việc, tận trung với triều đình, luôn nghĩ về đại nghĩa của dân tộc.

          Năm 1841, vua Thiệu Trị cử Nguyễn Tri Phương làm Tuần phủ An Giang, Hộ lý quan phòng Tổng đốc An Hà bình định dẹp loạn. Với tài thao lược, điều binh khiển tướng, được nhân dân ủng hộ, ông đã lãnh đạo quân sỹ đánh bại quân Xiêm và thổ phỉ. Năm 1842, ông tiếp tục chỉ huy đánh bại thủy binh quân Xiêm, sau đó xuất quân, bình ổn xứ Cao Miên, được vua ban thưởng và phong làm Tổng đốc Long Tường. Sau đó, Nguyễn Tri Phương được vua Thiệu Trị ban thưởng và phong là An Tây Trí Dũng tướng, Hiệp biện Đại, Phụ Chính đại thần.

          Dưới thời vua Tự Đức, Nguyễn Tri Phương tận tâm cống hiến và được vua tin yêu, giao những trọng trách của đất nước. Năm 1847, vua Tự Đức phong cho Nguyễn Tri Phương tước Tráng liệt bá. Năm 1850, Nguyễn Tri Phương được sung chức Kinh lược xứ ở Nam kỳ, lãnh Tổng đốc Định Biên, kiêm coi hai đạo Long Tường và An Hà. Nhận nhiệm vụ mới, Nguyễn Tri Phương đã tiến hành một chủ trương hình thành đồn điền, lập ấp để mở mang thêm đất đai, tạo nguồn lương thực. Song song với việc dùng binh lính khai mở đồn điền, Nguyễn Tri Phương cho tập trung dân lưu tán để an cư lạc nghiệp, tạo nên đời sống yên ổn cho người dân và bình ổn trong quản lý. Năm 1855, ông về kinh thành Huế rồi sau đó, về quê nhà an nghỉ cho đến năm 1857.

          Năm 1858, Vua Tự Đức cho triệu Nguyễn Tri Phương về triều và giao trọng trách Tổng thống quân thứ Quảng Nam. Trong tình thế khó khăn, an nguy cả đất nước, ông không h quản ngại tiếp tục gánh vác sứ mạng cm quân kháng chiến chống ngoại xâm. Trước sự tn công của quân Pháp khi đánh chiếm Nam Kỳ, Nguyễn Tri Phương đã đến với vùng Biên Hòa - Gia Định để lãnh đạo quân binh kháng chiến. Khi Đại đồn Chí Hòa ở Gia Định tht thủ, ông cùng quân sỹ rút về Biên Hòa để chuẩn bị cho công cuộc phòng thủ. Thế nhưng, Nguyễn Tri Phương phi trở vkinh khi tình thế bt buộc, lệnh triều đình phải bãi binh trước mưu sự còn dang dở. Tương truyền, người dân Biên Hòa đã cản đu ngựa, khẩn cu Nguyễn Tri Phương ở lại cùng quyết chiến với quân thù.

            Tháng 9 năm 1862, Nguyễn Tri Phương được triều đình cử ra Bắc ln thứ nhất với chức vụ Tổng thống quân vụ đại thn. Từ năm 1862 đến năm 1866, Nguyễn Tri Phương kiêm nhiệm thêm chức vụ Tổng thống quân vụ ở Tây và Bc, sau đó chuyển sang Tổng thống quân thứ Hải An. Thời gian này, Nguyễn Tri Phương dồn tâm lực lãnh đạo quan quân thực hiện nhiệm vụ bình định và chiêu dân giữ an các tỉnh biên giới phía Bắc từ miền núi đến duyên hải và một số tỉnh trung du… Vua Tự Đức hết lời khen ngợi, ban thưởng và đã g công chúa Đồng Xuân cho Nguyễn Lâm, con trai của ông.

          Năm 1872, Nguyễn Tri Phương đã qua cái tuổi thất thập cổ lai hy, nhưng vẫn được vua Tự Đức cử ra Bắc với chức vụ Khâm Mạng Tuyên sát Đổng sức đại thn với quyền hạn giải quyết mọi việc quân dân. Lúc bấy giờ, quân Pháp từ Nam Kỳ chuyển quân ra Hà Nội và cấu kết với các nhóm vũ trang từ Trung Quốc với ý định đánh chiếm Bắc Kỳ. Trước tình thế này, triều đình lệnh cho Nguyễn Tri Phương giữ thành Hà Nội với chức Tổng đốc. Sử cũ ghi: ...Nguyễn Tri Phương đã nước, vì vua, làm hết trách nhiệm không thoái thác được.

          Tháng 11 năm 1873, trong trận quyết chiến giữ Thành Hà Nội, con trai Nguyễn Tri Phương là Phò mã Nguyễn Lâm bị trúng đạn chết tại trận, Nguyễn Tri Phương cũng bị trọng thương, ông được lính Pháp cứu chữa, nhưng ông khẳng khái từ chối và nói rằng: Bây gi nếu ta chỉ gắng lây lất mà sống, sao bằng thung dung chết về việc nghĩa. Sau đó, ông tuyệt thực gn một tháng và mất vào ngày 20 tháng 12 năm 1873 (1 tháng 11 Âm lịch), thọ 73 tuổi.

          Khắc ghi công lao của Nguyễn Tri Phương, vua Tự Đức truyền quan tỉnh Hà Nội sai quân phu hộ tang quan tài ông và con trai về làng an táng. Năm 1875, vua Tự Đức cho lập đền thờ NguyễnTri Phương ở làng Đường Long, phủ Thừa Thiên và truy tặng Binh bộ tả Tham tri...

          Với vùng đất Biên Hòa, danh tướng Nguyễn Tri Phương thực sự đã trở thành bất tử. Là danh tướng của triều Nguyễn, nhưng một phn cuộc đời của ông gn lin với mnh đất Biên Hòa - Gia Định xưa, tức Đồng Nai - Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Hay tin ông mất, người dân Biên Hòa tiếc thương và tạc tượng ông rưc vào đình thờ phụng. Ghi nhớ công lao và ngưỡng mộ tài năng, đức độ ca ông, người dân nơi đây tôn ông lên bậc thn linh, trở thành vị phúc thn của làng xã, cung kính thờ trong đình Mỹ Khánh, sau khi bổ sung danh nhân Nguyễn Tri Phương vào thờ tại đình, từ ấy đình có tên gọi là đền thờ Nguyễn Tri Phương.  

          Cùng đó, Ủy ban Nhân dân thành phố Biên Hòa đã quyết định đặt tên Nguyễn Tri Phương cho con đường nối liền đường Hà Huy Giáp, đường Cách mạng tháng Tám, cắt ngang đường Nguyễn Ái Quốc thể hiện được tính tiếp nối và kế thừa truyền thống của lịch sử dân tộc, qua Cù lao Phố gắn với công cuộc khai mở của Triều Nguyễn ở xứ Đồng Nai. Đường Nguyễn Tri Phương có chiều dài 4.124 m, vị trí của đường bắt đầu từ Cầu Rạch Cát chạy đến ngã tư Cầu Hang thuộc địa phận xã Hóa An, thành phố Biên Hòa.

          Nguyễn Tri Phương, người lãnh đạo quân triều đình nhà Nguyễn chống Pháp ở Gia Định và Biên Hòa khi thực dân Pháp chiếm thành Biên Hòa năm 1861, người anh hùng, vị tướng quân của dân tộc vừa có tâm, có tài không mưu cầu danh lợi, suốt đời sống thanh bạch, gia tài để lại đối với con cháu chỉ là tiếng thơm. Nhưng đối với cả dân tộc Việt Nam, tấm gương cả một đời tận tụy vì đại nghĩa dân tộc của Nguyễn Tri Phương cùng những người trong họ tộc Nguyễn Tri đã xả thân hy sinh vì nước luôn nhắc nhở cho lớp lớp hậu nhân Biên Hòa – Đng Nai khắc ghi công lao của vị danh tướng ngời sáng trong một giai đoạn lịch sử lắm bi thương nhưng rất đỗi hào hùng của dân tộc.

 

HÌNH ẢNH VỀ CON ĐƯỜNG NGUYỄN TRI PHƯƠNG

 

 

 

 

 

 

 

  

Đinh Nhài

 

 

 

 

 


Số lượt người xem: 835 Bản inQuay lại

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày