Bỏ qua nội dung chính

trangtin

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin
Điện Biên Phủ - Những Ký Ức Hào Hùng Thứ Hai, 06/05/2019, 08:10

Ý NGHĨA CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ NĂM 1954 TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THẾ HỆ TRẺ

Ngày 7/5/1954 dân tộc Việt Nam đã làm nên chiến thắng lẫy lừng, vang dội năm châu kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Kể từ đó, ngày 7/5 đã đi vào lịch sử và trở thành một sự kiện đặc biệt của đất nước. 65 năm đã trôi qua, chiến thắng vĩ đại ở Điện Biên Phủ không những ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son rực sáng nhất trong thế kỷ XX, mà ý nghĩa và tầm vóc của sự kiện trọng đại này vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của dân tộc ta được làm nên không chỉ bằng tài trí, khối óc mà cả xương máu của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Sự kiện lịch sử vĩ đại này viết tiếp truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và gắn liền với tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Những tấm gương chiến đấu kiên cường, hy sinh dũng cảm để hoàn thành nhiệm vụ của các chiến sĩ ta có giá trị giáo dục to lớn, xây dựng những tư tưởng tình cảm, đạo đức đúng đắn, gợi dậy trong trái tim thế hệ trẻ niềm kính yêu, sự ngưỡng mộ và ý chí quyết tâm noi gương các anh hùng liệt sĩ trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Nhắc đến chiến thắng Điện Biên Phủ, trong mỗi trái tim người Việt nói chung và thế hệ trẻ nói riêng đều trào dâng niềm kiêu hãnh, tự hào và tinh thần chiến sĩ Điện Biên mãi như ánh hào quang lấp lánh, lan tỏa trong lịch sử dân tộc và trở thành một trong những động lực tinh thần giúp thế hệ trẻ có thêm điểm tựa vững vàng để hướng tới tương lai.

Tiếp nối truyền thống vẻ vang của thế hệ cha ông, thế hệ trẻ hôm nay đã và đang phát huy tinh thần xung kích, vững bước dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng tình nguyện chung tay xây dựng quê hương, đất nước, đang ngày đêm làm việc hăng say, thi đua lao động, sản xuất từ những nơi khó khăn, vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, không ngừng học hỏi rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn tự nhủ với bản thân rằng, ngày càng phải cố gắng phấn đấu và rèn luyện hơn nữa, tích cực phát triển kinh tế và vận động những người thân xung quanh cũng như tầng lớp thế hệ trẻ đoàn viên thanh thiếu niên làm sao để đưa đất nước Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu, để chiến dịch Điện Biên Phủ mãi mãi vang danh. Chính vì vậy, nhiều phong trào “Xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, “Thanh niên chung tay xây dựng nông thôn mới”; đẩy mạnh các hoạt động xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, “Đền ơn đáp nghĩa”, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội… ngày càng được nhân rộng.

Tuy nhiên, đứng trước sự biến động phức tạp của thời cuộc, cũng như ảnh hưởng mặt trái của quá trình hội nhập và toàn cầu hóa, còn một bộ phận thanh, thiếu niên chưa nhận thức đúng đắn về mục tiêu, lý tưởng cách mạng và dễ bị lôi kéo vào những suy nghĩ, hành vi sai trái, lệch lạc. Tình trạng tội phạm và tệ nan xã hội trong giới trẻ diễn biến phức tạp. Ngoài ra, một bộ phận giới trẻ còn có lối sống thực dụng, ích kỷ. Hiện nay, với sự phát triển nhanh của mạng xã hội, một số thanh, thiếu niên (thậm chí có cả các cháu đang tuổi nhi đồng) có biểu hiện “nghiện Facebook”, sống trong thế giới ảo, không phân định được thông tin đúng, sai trên các trang mạng xã hội; từ đó, có những suy nghĩ và phát ngôn thiếu chuẩn mực, lệch lạc, thổi phồng khuyết điểm, khoét sâu những mặt trái, tiêu cực xã hội, gây bất lợi cho sự nghiệp cách mạng… Nhằm giúp thế hệ trẻ hiểu sâu sắc về giá trị của hoà bình tự do mà các thế hệ cha anh đã hy sinh máu xương để có được; từ đó thêm tự hào, phấn đấu, rèn luyện, tiếp nối, phát huy truyền thống, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay thì việc tích cực phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức các Hội thi kể chuyện, nói chuyện chuyên đề, chiếu phim tư liệu lịch sử, phát động các phong trào tri ân, uống nước nhớ nguồn… cho của thế hệ trẻ hôm nay là điều vô cùng cấp thiết.

Những câu chuyện kể của cha anh nhất là những cựu chiến binh - những người đã từng trực tiếp tham gia các cuộc đấu tranh trong những buổi nói chuyện truyền thống cách mạng, lịch sử Đảng bộ địa phương tại các trường học và các chi đoàn… nhân những ngày kỷ niệm lịch sử của dân tộc, của địa phương như thước phim sống động, khơi dậy trong lòng thế hệ trẻ nhất là các em học sinh niềm tự hào một thời quá khứ hào hùng của cha ông. Qua lời kể của các cựu chiến binh - những “nhân chứng sống” của lịch sử, lịch sử, giá trị truyền thống đọng lại trong suy nghĩ của lớp trẻ về niềm tự hào, kiên cường bất khuất của lớp cha anh đi trước, góp phần khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” cho các em học sinh. Đó là những câu chuyện về những lần hành quân gian khổ, vượt qua hàng trăm cây số dưới mưa bom, bão đạn mới tới được căn cứ; những lần gặp địch và tiêu diệt địch tưởng như chỉ có trong phim ảnh hiện đại; những gương chiến đấu dũng cảm của các anh hùng liệt sỹ trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc… Có thể nói những con người thật, việc thật trong chiến dịch Điện Biên Phủ có ưu thế giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm. Chân dung và tên tuổi các chiến sĩ Điện Biên là những tấm gương sáng ngời giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, niềm tin và ý chí tinh thần Điện Biên sẽ được các thế hệ tiếp nối trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hôm nay. Từ đó giúp các em học sinh rút ra được nhiều bài học về truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết, có trách nhiệm với xã hội.

 Tại Đồng Nai, hòa cùng không khí kỷ niệm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, thanh niên Đồng Nai cũng hăng hái đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, không ngừng phát huy truyền thống yêu nước của thế hệ cha anh, đó là:tháng 2/2019 vừa qua, đã có 2,7 ngàn thanh niên ưu tú lên đường nhập ngũ, tăng lên đáng kể so với tháng 9/2014, có 1.450 thanh niên. Các em lên đường với tinh thần hăng hái, vui vẻ, tràn đầy nhiệt huyết để thực hiện nhiệm vụ cao cả.

Công tác tuyên truyền giáo dục truyền thống lịch sử kháng chiến chống thực dân đế quốc nói chung và kháng chiến chống Pháp nói riêng của dân tộc Việt Nam cho thanh thiếu niên được coi là nhiệm vụ chính trị được Hội Cựu chiến binh tỉnh chú trọng thường xuyên, nhất là vào các ngày lễ kỷ niệm, ngày lễ lớn của đất nước nhằm giáo dục cho thanh niên lòng yêu nước, tự hào dân tộc, những hiểu biết về lịch sử truyền thống cách mạng, truyền thống quê hương. Hội Cựu chiến binh tỉnh cũng đề ra nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng như: tổ chức các buổi nói chuyện truyền thống, giao lưu với các nhân chứng lịch sử; Tổ chức cho học sinh, sinh viên đi du lịch tham quan tìm hiểu các di tích lịch sử như: Chiến khu Đ, chiến khu rừng Sác… tổ chức “Du khảo về nguồn”; Tổ chức mít tinh kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước nói chung và Đồng Nai nói riêng; Phân công các đơn trường học nhận nhiệm vụ bảo quản, sửa sang các nghĩa trang liệt sỹ, các di tích cách mạng, chăm sóc thương binh và các gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, mẹ Việt Nam anh hùng; Giao lưu với các đơn vị lực lượng vũ trang, Trưng bày sách chuyên đề, hình ảnh tư liệu về Lực lượng vũ trang Đồng Nai trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ tại Thư viện tỉnh, Bảo tàng tỉnh, Nhà văn hóa truyền thống của huyện, thị xã, thành phố..

Những hoạt động thiết thực và đa dạng trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng của dân tộc, của tỉnh nhà cho thế hệ trẻ đã thực sự tạo động lực, góp phần nâng cao tinh thần yêu nước, yêu quê hương cho thế hệ trẻ hôm nay.

 

Một số hoạt động của Thư viện Đồng Nai vào những năm kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ:

 

Nguyễn Sen

 


Số lượt người xem: 469 Bản inQuay lại

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày