Bỏ qua nội dung chính

trangtin

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin
muaxuancuadang Thứ Sáu, 28/01/2011, 14:35

NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI THỜI KỲ ĐỔI MỚI

Quan điểm đặt chính sách xã hội trong mối quan hệ thống nhất với chính sách kinh tế, vì mục tiêu phát triển con người là một nhận thức mới của Đảng về phát triển xã nội thời kỳ đổi mới. Trong mối quan hệ đó, phát triển kinh tế tạo ra vật chất, là điều kiện, tiền đề thực hiện chính sách xã hội nhằm mục tiêu phát triển xã hội. Nhưng nếu sự phát triển kinh tế không đặt trong mối quan hệ với thực hiện chính sách xã hội thì sự phát triển đó có thể đi ngược lại với các mục tiêu phát triển vì hạnh phúc con người.

Về quan điểm phát triển xã hội, tại Đại hội VI (1986) Đảng ta đã chỉ rõ: ''Cần thể hiện đầy đủ trong thực tế quan điểm của Đảng và Nhà nước về sự thống nhất giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội, khắc phục thái độ coi nhẹ chính sách xã hội tức là coi nhẹ yếu tố con người trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội"; "Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội, nhưng những mục tiêu xã hội lại là mục đích của các hoạt động kinh tế"1. Với quan điểm đó, Đại hội VI đã đề ra một số phương hướng, nhiệm vụ của chính sách xã hội. Đó là, cần có chính sách xã hội cơ bản, lâu dài và xác định được những nhiệm vụ, mục tiêu phù hợp với yêu cầu, khả năng trong chặng đường đầu tiên. Trong việc phát huy yếu tố con người và lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất của mọi hoạt động, cần có kế hoạch chủ động xây dựng cơ cấu giai cấp của xã hội mới, cụ thể hoá và thực hiện đúng chính sách dân tộc và chính sách tự do tín ngưỡng. Cùng với việc tiến tới xoá bỏ cơ sở kinh tế - xã hội của sự bất công xã hội, phải đấu tranh kiên quyết chống những hiện tượng tiêu cực, làm cho những nguyên tắc công bằng xã hội và lối sống lành mạnh được khẳng định trong cuộc sống hằng ngày của xã hội ta.

Đảng ta khẳng định sự tham gia của Nhà nước, cá nhân và cộng đồng trong giải quyết các vấn đề xã hội được thể hiện trong các giải pháp thực hiện chính sách xã hội như thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm" trong chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, trong chính sách bảo trợ xã hội; huy động vốn đầu tư của Nhà nước, của tập thể và nhân dân trong xây dựng nhà ở...
Tiếp đó, đến Hội nghị Trung ương 6 (khóa VI, tháng 3-1989), Đảng ta đã bổ sung quan điểm về giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa chính sách kinh tế với chính sách xã hội: "Đổi mới cách xem xét và giải quyết các vấn đề xã hội theo hướng bảo đảm sự thống nhất hài hòa giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội''2. Thực chất “của sự thống nhát hài hòa” là thực hiện chính sách kinh tế phải đi đôi với thực hiện chính sách xã hội: Việc khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển sản xuất, kinh doanh đòi hỏi phải thực hiện công bằng xã hội theo quan điểm mới, khắc phục xu hướng bình quân. Trong nông thôn, đi liền với việc áp dụng các hình thức khoán, đấu thầu, khuyến khích làm giàu hợp pháp, không ngừng nâng cao ý thức và mở rộng các hình thức đoàn kết, hợp tác, tương trợ theo tình làng nghĩa xóm và hoạt động của các tổ chức xã hội, từ thiện, chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và các đối tượng chính sách xã hội khác. Cạnh tranh kinh tế phải đi liền với phát triển các hình thức hợp tác, liên kết kinh tế.
Sau 5 năm đổi mới, thực hiện chính sách xã hội đã đạt được những tiến bộ nhất định, đời sống của một bộ phận nhân dân so với 5 năm trước ổn định hơn và nhiều mặt được cải thiện. Tuy nhiên vì chính sách xã hội "chưa được quan tâm đúng với tầm quan trọng của nó và còn nhiều thiếu sót'' nên đại bộ phận nhân dân, nhất là cán bộ công chức nhà nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6-1991) tiếp tục khẳng định và làm sáng tỏ thêm vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội: "Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nhân dân"3. Đồng thời, chỉ rõ vai trò của chính sách xã hội đối với phát triển kinh tế: "Coi phát triển kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện các chính sách xã hội, thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế''4. phát triển kinh tế thực chất là tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Tuy nhiên "không phải lúc nào tăng trưởng kinh tế cũng đồng hành hay là dẫn đến tiến bộ xã hội. Thậm chí có nơi, có lúc tăng trưởng kinh tế còn có thể đem đến thảm họa cho con người, nếu kết quả của tăng trưởng kinh tế được sử dụng cho những mục đích không tốt đẹp"5. Vì vậy, phát triển kinh tế không chỉ là sự tăng trưởng kinh tế đơn thuần mà điều quan trọng là phải nhằm mục đích tạo điều kiện để thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm cho sự tăng trưởng hướng tới tiến bộ xã hội. Giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội không chỉ là mối quan hệ một chiều, tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện thực hiện chính sách xã hội, mà chính sách xã hội còn có vai trò tác động trở lại, tạo ra sự ổn định xã hội và từ đó phát huy vai trò ''động lực” đối với phát triển kinh tế.
Về phương hướng, nhiệm vụ của chính sách xã hội, tại Đại hội VII, Đảng ta nêu rõ: Đáp ứng tốt hơn các nhu cầu thiết yếu và ngày càng đa dạng của các tầng lớp dân cư; bảo đảm vững chắc nhu cầu lương thực, khắc phục tình trạng thiếu đói thường xuyên và nạn đói giáp hạt ở một số vùng; nâng mức cung ứng và tiêu dùng thực phẩm, tăng thêm dinh dưỡng bữa ăn của đông đảo nhân dân. Tạo điều kiện cho nhân dân cải thiện nhà ở, chú trọng các thành phố lớn, một số vùng nông thôn và các vùng hay gặp thiên tai. Từng bước cải thiện các điều kiện vệ sinh công cộng, bảo vệ môi trường xây dựng nếp sống văn minh. Phát triển và nâng cao chất lượng hệ thống giao thông công cộng.
Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường của một quốc gia đang phát triển, phát triển nguồn lực nhất là nguồn lực cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, nguồn lực cho giải quyết các vấn đề xã hội cần được tập trung. Kinh tế phát triển sẽ tạo ra nguồn lực cho phát thêm tăng trưởng kinh tế là điều kiện "cần'', sự phối hợp tham gia của cá nhân và cộng đồng xã hội với Nhà nước là điều kiện ''đủ” nhằm huy động nguồn lực tối đa để giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề xã hội. Trong các chủ thể đó, với tính chất tự nguyện, phi lợi nhuận... các tổ chức chính trị - xã hội thực sự là những hình thức phù hợp trong việc tổ chức, phát huy vai trò của cá nhân và cộng đồng. Để phát triển nguồn lực, Đảng ta chỉ rõ: “Cần huy động mọi khả năng của Nhà nước và của nhân dân, Trung ương và địa phương để cùng nhau giải quyết những vấn đề của chính sách xã hội. Xây dựng các quỹ bảo hiểm xã hội của nhân dân trong tất cả các thành phần kinh tế; phát triển các hiệp hội từ thiện nhân đạo để phát huy truyền thống nhân ái tương trợ lẫn nhau của dân tộc ta, đồng thời hỗ trợ Nhà nước trong việc giải quyết những vấn đề xã hội''6.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ qúa độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội VII đã nêu rõ những định hướng lớn về chính sách xã hội với quan điểm: Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng CNXH. Phương hướng lớn của chính sách xã hội là: phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội. Chính sách xã hội bảo đảm và hhông ngừng nâng cao đời sống vật chất của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh và nâng cao thể chất.
Sau Đại hội VII, nhằm khẳng định tầm quan trọng và cụ thể hóa một số vấn đề về chính sách xã hội, HNTƯ 4 khoá VII (tháng 1-1993) đã ra các nghị quyết chuyên đề: Về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân; Về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo; Về chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình...
Triển khai nghị quyết Đại hội VII và nghị quyết các hội nghị Trung ương, trên lĩnh vực thực hiện chính sách xã hội Việt Nam đã đạt được một số thành tựu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề lớn, bức xúc chưa được giải quyết như tình trạng không có hoặc thiếu việc làm, thực hiện chính sách công bằng xã hội chưa tốt, số người nghèo đói còn chiếm tỷ lệ đáng kể, đời sống nhân dân, nhất là vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn rất khó khăn...
Tại HNTƯ6 khóa VII (tháng 11-1993), Đảng ta đã tổng kết một bước tình hình thực hiện chính sách xã hội và nêu rõ nguyên nhân của hạn chế, yếu kém, đó là: nhiều vấn đề xã hội nhức nhối hiện nay không phải chỉ do kinh tế kém phát triển, mà còn do chúng ta buông lỏng lãnh đạo và quản lý, chưa quan tâm đúng mức đến việc giải quyết các vấn đề xã hội, chưa chú trọng kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội. Sau khi nghiêm khắc kiểm điểm và xác định những giải pháp cơ bản nhằm sớm khắc phục những hạn chế đó, Đảng ta có nhận thức mới về phát triển xã hội: ''phải kết hợp ngay từ đầu tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, từng bước xây dựng trên thực tế một xã hội trong đó nhân dân làm chủ các công việc nhà nước và xã hội"7; "chúng ta không chờ cho đất nước giàu lên rồi mới thực hiện công bằng xã hội, mà tiến hành điều đó ngay trong từng bước đi của quá trình phát triển; kinh tế tăng trưởng đến đâu, công bằng xã hội lại được nâng lên tương ứng đến đó”8. Tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1-1994), Đảng ta khẳng định: “Tăng trưởng kinh tế phải gắn với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển''9. Hội nghị cũng nêu rõ sự tham gia của cá nhân và cộng đồng xã hội trong giải quyết các vấn đề xã hội ở mức tinh thần “trách nhiệm”. Đề cao trách nhiệm của mỗi công dân tự giải quyết những vấn đề của bản thân và gia đình mình, đồng thời tăng cường cộng đồng trách thiệm của toàn xã hội, phát huy truyền thống nhân ái của dân tộc ta.
Đây là một bước tiến quan trọng trong tư duy lý luận của Đảng về phát triển xã hội. Trong mỗi bước phát triển, chính sách xã hội phải được thực hiện trong điều kiện kinh tế tương ứng, phải bảo đảm "Mỗi chính sách kinh tế đều hướng tới mục tiêu phát triển xã hội; mỗi chính sách xã hội đều nhằm tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, dù trực tiếp hay gián tiếp, trước mắt hay lâu dài"10 và ''phải tìm ra đúng cái ''độ” tương thích giữa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, sao cho hai mặt này không cản trở nhau, không triệt tiêu nhau, mà hỗ trợ cho nhau cùng tiến lên”11.
Trên cơ sở những nhận thức mới về phát triển xã hội được hình thành từ thực tiễn phát triển đất nước sau 10 năm đổi mới, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (6-1996) đề ra một hệ thống quan điểm: "Tăng cường kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Công bằng xã hội phải thể hiện ở cả khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình; Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu đồng thời phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực khác vào kết quả sản xuất inh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội, đi đôi với chính sách điều tiết hợp lý, bảo hộ quyền lợi của người lao động; Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xoá đói giảm nghèo. Thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, về mức sống giữa các vùng, các dân tộc, các tầng lớp dân cư; Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn, đáp nghĩa”, “nhân hậu, thuỷ chung”; Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hoá. Nhà nước giữ vai trò nòng cốt đồng thờiđộng viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, c ác tổ chức trong xã hội, các cá nhân và tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội"12. Có thể nói rằng, đến Đại hội VIII, tư duy lý luận tổng thể về phát triển xã hội của Đảng đã hình thành. Hệ thống quan điểm trên đây đã thê hiện một cách toàn diện các yếu tố cơ bản cấu thành phát triển xã có quan hệ chặt chẽ : điều kiện, nguồn lực giải quyết các vấn đề xã hội trong phát triển; chính sách giải quyết các vấn đề xã hội trong phát triển; sự tham gia của nhà nước, cá nhân cộng đồng xã hội trong giải quyết các vấn đề xã hội trong phát triển…
Đại đại hội IX (4-2001) và Đại hội X (4-2006). Đảng ta tiếp tục bổ sung và hoàn thiện từng bước về lý luận phát triển xã hội, với quan điểm: “Thực hiện các chính sách xã hội hướng vào phát triển và lành mạnh hoá xã hội, thực hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực manh mẽ phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội, khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp”13. “Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, địa phương; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ và bền vững hơn cho phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc”14.
Thực tiễn thực hiện mục tiêu phát triển xã hội trong hơn 20 năm qua, với những nỗ lực, cố gắng không ngừng, tư duy lí luận của Đảng về chính sách xã hội - một nội dung rất quan trọng của phát triển xã hội đã từng bước được bổ sung, hoàn thiện. Thành tựu trong lĩnh vực phát triển xã hội của đất nước, trong hơn 20 năm qua, đặc biệt thành tựu về xóa đói giảm nghèo - được thế giới đánh giá cao, là một minh chứng cho sự đúng đắn của đường lối phát triển xã hội của Đảng thời kỳ đổi mới.
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, ST, H, 1987, tr. 86.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, CTQG, H, 2000, T.49, tr.298
3, 4, 6. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lộ thứ VII ST, H, 1991, tr.73, 144
5. Nguyễn Duy Quý: "Công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí lý luận chính trị, số 11-2007
7, 8. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, T.53, tr.92, 120
9. Đảng Cộng sản Việt Nam: Về kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Lưu hành nội bộ, 1994, tr.47
10. Phạm Xuân Nam: "Việt Nam: 20 năm đổi mới kinh tế - xã hội", Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số 8-2005
11. Nguyễn Phú Trọng: "Đổi mới tư duy lý luận vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội", Tạp chí Cộng sản, số 2-2005
12. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, CTQG, H, 1996, tr.113-114
13. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, CTQG, H, 2001, tr.104
14. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, CTQG, H, 2006, tr.101.
ThS. Trần Lê Thanh – Đại học Nông Nghiệp

Số lượt người xem: 3551 Bản inQuay lại

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày