Bỏ qua nội dung chính

trangtin

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin
Tết Mậu Thân Một Mốc Son Lịch Sử Thứ Năm, 01/02/2018, 15:15

CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN 1968 Ở THỪA THIÊN – HUẾ

 

Chiến trường Thừa Thiên – Huế năm 1968 là một trong hai chiến trường trọng điểm của toàn Miền. Trung ương đã chỉ rõ: Thừa Thiên – Huế phải thực hành tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt đánh chiếm thành phố Huế và các thị xã, thị trấn, đánh tiêu diệt và làm tan rã ngụy quân, ngụy quyền; giải phóng nông thôn, thiết lập chính quyền cách mạng; tiêu diệt tiêu hao nhiều quân Mỹ, bao vây và cô lập chúng, làm cho chúng không ứng cứu được quân ngụy; tạo điều kiến tiến lên dành thắng lợi hoàn toàn.
Đúng như chỉ đạo của Trung Ương Đảng, bước vào năm 1968, Quân khu Thừa Thiên – Huế mở mặt trận đô thị đánh vào trung tâm đầu não của Mỹ - ngụy, nhằm làm tiêu hao lực lượng của địch; bao vây cô lập chúng, làm cho chúng không ứng cứu được trên chiến trường Nam bộ. Với tinh thần quyết tâm của quân và dân ta, công tác chuẩn bị được thực hiện nhanh chóng, đầy đủ về số lượng quân, đạn, pháo, vũ khí,… hoàn thiện về chất lượng để sẵn sàng tham gia vào chiến dịch. Trên tinh thần ấy, Bộ chỉ huy mặt trận Huế đã bổ sung Trung đoàn 6 (Trung đoàn Phú Xuân) cho Huế gồm 4 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn đặc công và 1 đại đội trợ chiến có ĐK1, ĐKB, B40, B41, và cối 82. Ngoài ra, mỗi tiểu đoàn được tăng cường riêng 1 đại đội trợ chiến.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 ở Huế diễn ra bằng nhiều đợt đánh địch. Một đợt hoạt động quân sự được mở từ ngày 6-1 đến ngày 27-1 nhằm giữ chân, nghi binh đánh lạc hướng địch. Các đơn vị Đoàn 5 tập trung tiêu diệt Mỹ-ngụy. Bộ đội địa phương và du kích các huyện ngoại thành (Phú Vang, Hương Thủy, Hương Trà) chặn đánh 2 cuộc càn của 4 tiểu đoàn ngụy lên vùng núi Hương Trà, diệt 300 tên địch, buộc chúng phải rút lui, bảo vệ được căn cứ cho chiến dịch Xuân 1968. Ở mặt trận 6, bộ đội và du kích đánh địch ở ấp Mỹ Xuân, Thủ Lễ, phá đường An Lỗ - Sịa.
Tại mặt trận 4, các đơn vị bộ binh, đặc công, công binh, hỏa lực tập trung tiến công vị trí cầu Hai, đồn An Bằng, đồn Nước Ngọt diệt 400 tên địch. Du kích các xã tiến công các căn cứ địch trên dọc tuyến quốc lộ 1A, phía 20 ki-lô-mét thuộc đoạn Hải Vân - Huế.
Đội hoạt động quân sự trên địa bàn Thừa Thiên thực hiện được việc đánh phá, cắt giao thông địch, góp phần vào việc chuẩn bị hành lang, địa bàn cho cuộc hành quân của các đơn vị chủ lực và tiếp cận các mục tiêu theo kế hoạch tiến công.Cuộc hành quân của 11 tiểu đoàn tập trung hướng chính vào mặt trận Huế bắt đầu từ chiều ngày 30-1-1968, gồm 8 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn đặc công. Gác đội vũ trang biệt động, Gác đội công tác trên nhiều hướng, nhiều mũi cũng vượt qua vòng vây dày đặc của địch tiến vào mục tiêu.
2 giờ 33 phút ngày 31-1-1968, pháo binh của ta đồng loạt nã vào những căn cứ lớn của địch làm hiệu lệnh mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy lịch sử.
Trung đoàn 6, Trung đoàn 9, Đoàn 5, các đội đặc công, biệt động, trinh sát vũ trang, các đại đội bộ đội địa phương, các đội công tác, du kích, tự vệ nội, ngoại thành đồng loạt tiến đánh các mục tiêu.
Ở cánh Bắc: Đại đội 1 đặc công và Đại đội 2 bộ binh thuộc Trung đoàn 6 tiến công Sở chỉ huy Sư đoàn 1 ngụy ở Mang Cá. Đại đội 2 (Tiểu đoàn 2 đặc công) và Đại đội 2 (Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 6) ba lần đánh chiếm sân bay Tây Lộc, tiêu hao nặng 2 tiểu đoàn địch ra phản kích. Cùng lúc đại đội 14 đặc công và Đại đội 3 (Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 6) tiến công vào khu Đại Nội diệt đơn vị Hắc Báo. Đại đội 3 (Tiểu đoàn được, Trung đoàn động tiến chiếm Cột cờ Thành nội 9giờ ngày 31-1-1968, chiến sĩ Trung đoàn 6 Nguyễn Văn Tuyên đã cắm cờ lên đinh cột cờ Phu Văn Lâu. Đồng thời một số đơn vị Trung đoàn 6 đánh chiếm các mục tiêu vòng ngoài như cầu Bạch Hổ, Kim Long, Kẻ Vạn, Văn Thánh, tiêu diệt và tiêu hao 2 tiểu đoàn địch, đánh chiếm cầu An Hòa, làng An Hòa, 5 lần đánh bại Tiểu đoàn 7 ngụy phản kích, diệt 5 xe 113 và nhiều tên địch buộc chúng tháo chạy về hướng Bao Vinh để vào Mang Cá.
Tiểu đoàn 116 (Trung đoàn 9) tiến đánh vùng La Chữ, Quê Chữ, An Lưu, Bổn Trì, Bổn Phổ, diệt 1 đại đội ngụy. Bộ đội ta cùng với các đội biệt động dẫn đường đánh chiếm cửa Hữu, cửa Thượng Tứ, cửa Đông Ba và khu phố Đông Ba. Lực lượng Tiểu đoàn 10 (Đọàn 5) và đội biệt động từ hướng Phú Vang hành quân đánh chiếm khu Gia Hội.
Ở cánh Nam: Tiểu đoàn 1 đặc công (Đoàn 5) tiến công Trung đoàn 7 thiết giáp ngụy ở Tam Thai, diệt 350 tên địch, phá hủy 35 xe thiết giáp và xe tăng.
Tiểu đoàn 4 bộ binh (Đoàn 5) đánh chiếm cầu Kho Rèn, diệt sở chỉ huy cảnh sát dã chiến, chiếm khu vực Ngã 6, đánh chiếm Đài phát thanh Huế.
Các đại đội của Tiểu đoàn 815 bộ binh tiến công tiêu diệt gọn đại đội Nam Triều Tiên tại khu Tàu Lăng, đánh chiếm Phước Quả, Ty sắc tộc, Tòa tỉnh trưởng, phá nhà lao Thừa Phủ (giải phóng 2.000 cán bộ, chiến sĩ bị địch bất), nhà lao Thẩm Vấn (giải phóng 107 người). Đại đội 1 thuộc Tiểu đoàn 1 đặc công (Đoàn 5) đánh chiếm tiểu khu Thừa Thiên, khách sạn Thuận Hóa, Hương Giang và đánh vào An Cựu diệt 2 đoàn bình định.Tiểu đoàn 10 (Đoàn 5) đánh Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 3 nguỵ) ở Đổng Di và Tiểu đoàn 4 (Trung Đoàn 3 ngụy) ở Tam Đông.
Ngày 31-1 và đêm 1-2-1968, lực lượng ta đã cơ bản chiếm được thành phố, ngăn chặn không cho địch chi viện ra Huế. Tuy vậy do ta chưa dứt điểm được vị trí địch ở Mang Cá nên sau này địch gây cho ta nhiều khó khăn.Từ ngày 2 đến ngày 7-2-1968, bộ đội ta liên tiếp đánh địch phản kích, hỗ trợ nhân dân nổi dậy, giành quyền làm chủ, tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu.
các huyện ngoại thành Huế, bộ đội địa phương và dân quân du kích đánh địch, hỗ trợ quần chúng nổi dậy, phát triển lực lượng.
Tại mặt trận 4 (Phú Lộc), các đơn vị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh cắt giao thông, mở vùng giải phóng.
Ở mặt trận 6 (Phong Quảng), bộ đội địa phương và dân quân du kích đánh chiếm nhiều căn cứ địch, bao vây quận lỵ Phong Điền, tiến công địch ở vùng Thanh Lương, hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy.
Từ ngày 8-2-1968, địch bắt đầu phản kích dữ dội. Chúng huy động lực lượng tổng dự bị từ Sài Gòn và vùng I chiến thuật ra, rút một số quân ở Đường 9 vào tiến hành phản kích, giải vây cho Huế, nâng tổng sốđịch tại mặt trận Huế lên 23 tiểu đoàn (trong đó có 15 tiểu đoàn Mỹ). Cuộc chiến đấu diễn ra hết sức ác liệt, ta và địch giành nhau từng căn nhà, từng góc phố. Bất chấp địch đông hơn ta nhiều lần và có hỏa lực rất mạnh, quân và dân thành phố Huế vẫn kiên cường đánh địch phản kích. So sánh lực lượng quá chênh lệch, Bộ chỉ huy mặt trận quyết định cho lực lượng rút khỏi thành phố từ ngày 25-2-1968.
Sau 25 ngày đêm chiến đấu và làm chủ thành phố Huế, quân và dân ta đã diệt, bắt sống, bức hàng hơn 25.000 tên địch, bắn rơi và phá hủy 255 máy bay, bắn cháy 41 tàu chiến, phá hủy 533 xe quân sự và nhiều kho đạn lớn của địch.
Quân dân ta đã đánh mạnh, đánh trúng vào cơ quan đầu não Mỹ-ngụy, đập nát hệ thống chính quyền ngụy từ thôn đến tỉnh. Ta đã giải phóng gần dân, 20 xã, 271 thôn; Thành lập chính quyền ở 200 thôn; chính quyền quận, huyện, xã, phường; chính quyền cách mạng tỉnh Thừa Thiên - Huế. Lực lượng vũ trang ba thứ quân trưởng thành nhanh chóng cả về tổ chức, chỉ huy, cả về kỹ thuật, chiến thuật, đặc biệt là đánh trong thành phố.
Trong 25 ngày đêm chiến đấu anh dũng, quân và dân ta đã giải phóng được nhiều thôn xã, phường, quận, huyện ở Huế; thành lập chính quyền cách mạng Thừa Thiên – Huế; tiêu diệt nhiều quân Mỹ - ngụy; đánh chiếm nhiều kho vũ khí của địch, chặn đứng tuyến chi viện vào chiến trường Nam bộ. Góp phần làm nên thắng lợi của Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
Đào Thanh

Số lượt người xem: 443 Bản inQuay lại

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày