Bỏ qua nội dung chính

trangtin

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin
Tết Mậu Thân Một Mốc Son Lịch Sử Thứ Bảy, 10/02/2018, 21:15

PHONG TRÀO HỌC SINH, SINH VIÊN, GIÁO CHỨC SÀI GÒN TRONG CUỘC TỔNG KHỞI NGHĨA XUÂN MẬU THÂN 1968

Cuộc chiến tranh cục bộ do Mỹ phát động càng kịch động tinh thần dân tộc và lòng yêu nước bất khuất của nhân dân Việt Nam. Thanh niên cả nước lên đường diệt Mỹ. Phong trào học sinh, sinh viên, giáo chức Sài Gòn vùng lên đấu tranh liên tục ở khắp nơi.

           Tham gia đợt tổng công kích – tổng khởi nghĩa Mậu Thân 1968, Phong trào học sinh, sinh viên, giáo chức sài gòn chuyển qua một dạng hoạt động mới. Đó là, tổ chúc văn nghệ tập hợp quần chúng để chuẩn bị hỗ trợ cho đợt tổng khởi nghĩa.

          Dù địch ra lệnh giới nghiêm, ngày 22/1/1968 các thầy cô giáo tổ chức “cây mùa xuân Mậu Thân” của “liên hiệp giáo chức và phụ huynh học sinh” tại trường tiểu học Hùng Vương (quận 5). Có trên 7.000 người đưa con em về dự, 3.500 gói quà đã được phân phát chop các em. Một bản đồ Việt Nam thống nhất được trưng bài giữa sân như thách thức quân địch và nói lên khát vọng thống nhất đất nước của giáo chức. Đây là hình thức tập dợt quần chúng chuẩn bị tham gia cuộc tấn công tết mậu thân 1968.

          Tổng hội sinh viên Sài Gòn tổ chức văn nghệ Tết Quang Trung tại trường Quốc gia hành chính, tập hợp quần chúng xem văn nghệ đấu tranh, cờ đào bay phấp phới. Đông đảo các thầy cô giáo tham gia buổi liên hoan văn nghệ này. Giao thừa xuân Mậu Thân, một số sinh viên Vạn Hạnh xa nhà va một số cơ sở sau khi dự liên hoan tết niên đã lưu lại trường đón chờ tiếng súng tấn công đầu xuân của cách mạng.

          Các hoạt động vũ trang, vũ trang tuyên truyền cuối năm 1967 cũng phát triển sôi nổi. Học sinh, sinh viên đã phối hợp với lực lượng vũ trang Thành đoàn trong vòng 5 ngày đánh hàng chục trận ở thành phố và vùng ngoại ô. Học sinh, sinh viên còn tuyên truyền xung phong đọc thơ chúc tết của Bác Hồ kêu gọi thanh niên không đi lình ngụy, cắm cờ mặt trận trên trường đại học Dược khoa. Cảnh cáo các giáo viên phản động. Lực lượng giáo chức công lập phối hợp với đặc công, quân báo, biệt động thành để chuẩn bị cho đợt tập kích chiến lược xuân Mậu Thân.

          Đêm 30/1/1968, cuộc tấn công lịch sử bắt đầu trên khắp các chiến trường miền Nam. Quân giải phóng đã đánh thẳng vào tọa đại sứ Mỹ, dinh độc lập, đài phát thanh, bộ tổng tham mưu ngụy. Đoàn ủy học sinh, sinh viên, thanh niên đóng tại cô nhi viện Phú Thọ, quận 11. Thanh niên, học sinh, sinh viên đã cầm súng chiến đấu cùng quân giải phóng giành giựt từng ngôi nhà, từng góc phố.

Các thầy cô giáo ngày đi dạy học, đêm đi rước lực lượng vũ trang cách mạng vào nội thành, ém quân trong các gia đình hoặc đi tải vũ khí về cất giấu. Nhiều người tham gia lực lượng vũ trang cách mạng, làm liên lạc, tiếp đạn, tải lương. Lực lượng các thầy giáo, cô giáo còn được phân công chuẩn bị ban điều hành khu vực Gia Định. Lực lượng giáo chức, thanh niên, học sinh, sinh viên đi sâu vào các xóm lao động phát loa tuyên truyền vũ trang, hô khẩu hiệu, vận động đồng bào ủng hộ quân giải phóng và bộ đội giải phóng vào thành phố tấn công Mỹ ngụy. Sau khi tấn công đợt 1, học sinh, sinh viên thành lập Uỷ ban cứu trợ nạn nhân chiến tranh, mục đích để cứu trợ đồng bào, tập hợp quần chúng, làm chỗ trú quân, ẩn giấu cho các cán bộ, chiến sỹ. Uỷ ban này tập hợp được 500 người tham gia có sự hỗ trợ của giáo chức và các cơ sở nội thành khác. Có 6 trung tâm cứu trợ. Một văn phòng liên lạc đặt ở trụ sở số 4 đường Duy Tân, trụ sở Tổng hội sinh viên Sài Gòn (nay là nhà văn hóa thanh niên) quy tụ được nhiều học sinh các trường Gia Long, Cao Thắng, Chu Văn An, Lê Văn Duyệt, Mạc Đỉnh Chi. Học sinh lập các đoàn công tác lưu động đi dọn dẹp các khu nhà cửa bị địch tàn phá.

          Một hội viên Hội nhà giáo yêu nước đã phối hợp với biệt động thành, mua xe Pơ-gio 203 (peugeot) và hướng dẫn chiến sỹ biệt động đánh sập một góc đài truyền hình ngụy trưa ngày 2/5/1968.

          Ngày 5/5/1968 bước vào đợt 2, giáo chức học sinh, sinh viên, tham gia mũi đột kích, đánh mõ, rải truyền đơn, treo cờ, gài mìn giả. Sinh viên Sài Gòn đã treo lá cờ giải phóng to cỡ 5m x 4m trên đỉnh bồn nước thành phố đường Yên Đỗ, một lá cờ cỡ 6m x 5m khác treo ở đường Phan Thanh Giản và nhiều lá cờ nhỏ khác trong các khu phố; đánh trạm biến thế đường Trần Quốc Toản, Lý Thái Tổ, Nhà bưu điện Sài Gòn, diệt hàng trăm tên Mỹ trong các cư xá… Trung tâm cứu trợ đồng bào đặt ở đường Minh Phụng, trở thành cơ sở hậu cần tiếp tế nuôi bộ đội, thương binh, được đồng bào hết lòng ủng hộ.

          Trong đợt tấn công xuân Mậu Thân, nhiều thanh niên, học sinh, sinh viên thoát ly gia đình tham gia các lực lượng vũ trang quân giải phóng. Tháng 8/1968, Đại hội sinh viên đô thị bố trí lại lực lượng, nhiều cán bộ, học sinh, sinh viên được chuyển công tác về địa phương, đi vào các xóm lao động.

          Phong trào là một điểm nhấn quan trọng vì Đảng đã xác lập được quyền lãnh đạo đối với phong trào đấu tranh của giáo chức, học sinh, sinh viên. Đảng đã chủ động đưa ra từng đợt và hướng dẫn các phong trào đấu tranh theo từng nội dung với khấu hiệu sát hợp với từng đợt. Nắm đucợ các tổ chức công khai, nửa công khai của quần chúng trong giáo chức, học sinh, sinh viên, Đảng kịp thời lập ra nhiều tổ chức mới, có hạt nhân lãnh đạo của Đảng và lực lượng  nòng cốt của Đoàn thanh niên nhân dân cách mạng (đoàn thanh niên cộng sản) trong tổ chức  này.

Các cuộc đấu tranh chống nền văn hóa giáo dục của ngụy quyền phát triển mạnh, đánh dấu sự trưởng thành một bước trong nhận thức tư tưởng của quần chúng. Đặc biệt là đợt tổng tấn công xuân Mậu Thân đã làm tiêu tan sức mạnh huyền thoại của quân ngụy quyền. Các giáo chức, sinh viên, học sinh thấy rõ bộ mặt thật cướp nước và bán nước của Mỹ - Thiệu, thấy rõ vai trò cứu nước của mặt trận dân tộc giải phóng. Các phong trào đấu tranh diễn ra liên tục, có sự tham gia đông đảo của hầu hết các tầng lớp giáo chức, sinh viên, học sinh ở các trường học công và tư thục ở các cấp.

Đợt tấn công xuân Mậu Thân đã mở ra một bước ngoặt mới trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam, làm thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho quân cách mạng, khiến đế quốc Mỹ từ đỉnh cao của chiến tranh cục bộ phải từng bước xuống thang và chuyển qua “chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh”

         

                                                                                                Yên

 

 

 

 

 


Số lượt người xem: 1274 Bản inQuay lại

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày