Bỏ qua nội dung chính

trangtin

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin
Hỏi đáp thời niên thiếu của Bác Thứ Hai, 21/06/2010, 17:40

Khổ thơ sau đã gắn với những kỷ niệm nào của Bác Hồ?

“Xuân Lâm cho chí Đại Đồng, Giao cho hai tổng làm cùng tháng ni. Tháng sau mãn hạn ra về, Bắt phu Lâm Thịnh, chí kỳ đổi cho. Lương tiền quan phát không lo, Mười ngày một bận phát cho năm hào”

Trong thời gian 1904 - 1905, Nguyễn Tất Thành được cùng cha đi ngao du sơn thủy, nhưng thực tế không phải là để ngắm cảnh sơn nước hữu tình mà anh được chứng kiến những cảnh đời đen tối của nhân dân ta. Kẻ giàu thì thật giàu, phô trương thanh thế. Người nghèo thì lầm than, khổ cực. Kẻ thì nhung lụa xa hoa, người ăn xin vẫn nhan nhản khắp nơi. Cả một vùng làng quê hàng trăm túp lều tiêu điều xơ xác chỉ có vài ba ngôi nhà đồ sộ thì choáng ngợp với dinh thự, thành quách. Dân ta thì đói rách, nhiều người phải quần tơi, chiếu hoặc bao tải rách, bọn nhà giàu thì nhung lụa, nhiễu điều…
Không chỉ có bọn địa chủ, phong kiến, dân ta còn phải chịu thêm cái ách của bọn thực dân. Từ người lớn đến trẻ con, ai ai cũng sợ “ông Tây”. Anh Thành cảm thấy nỗi nhục mất nước hằn rõ trên mặt mỗi người Việt Nam. Thời gian này, điều làm Nguyễn Tất Thành xúc động nhất là cảnh thực dân Pháp và Nam triều bắt phu đi làm con đường Phủ Diễn - Cửa Rào - Trấn Ninh (Lào). Tuyến đường này đã khởi công từ lâu, nhưng càng lên phía tây, địa hình càng hiểm trở nên vẫn chưa làm xong. Năm 1904, Toàn quyền Đông Dương giao cho công sứ Nghệ An phải hoàn thành gấp rút đoạn đường Cửa Rào - Trấn Ninh. Bọn tổng lý các làng xã hễ có trát từ trên bổ xuống là chúng cuống cuồng dóng trống mõ bắt cho đủ số phu, chồng trốn thì bắt vợ đi thay, mặc dân chúng kêu la, khóc lóc thảm thiết. Và cảnh đó cũng diễn ra ngay tại làng xã anh: 
Xuân Lâm cho chí Đại Đồng
Giao cho hai tổng làm cùng tháng ni.
Tháng sau mãn hạn ra về,
Bắt phu Lâm Thịnh, chí kỳ đổi cho.
Lương tiền quan phát không lo
Mười ngày một bận phát cho năm hào”1
Đã thế “…Dân phu phải đi bộ hàng trăm cây số mới đến công trường. Đến nơi, họ phải chui rúc trong những túp lều tranh thảm hạn. Không có mảy may vệ sinh, không có tổ chức y tế… Bệnh hoạn, cực nhọc, hành hạ tàn tệ đã gây nên chết chóc khủng khiếp…”2
Trước cảnh thương tâm đó, ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã bán một số ruộng học điền để lấy tiền giúp mấy gia đình trong làng có người bị bắt phu đi Cửa Rào.
1.                    Thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX (1900-1930), Nxb.Văn học, Hà Nội, 1976, tr.734.
2.                    Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 2, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.81.
 

Số lượt người xem: 1775 Bản inQuay lại

TIN MỚI HƠN

TIN ĐÃ ĐƯA

Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày