Bỏ qua nội dung chính

trangtin

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin
Danh nhân Hà Nội Thứ Sáu, 25/06/2010, 04:10

Phạm Đình Hổ (1768-1839)

Quê ông ở làng nhuộm Đan Loan (Hải Hưng) nhưng lên 6 tuổi ông đã ở phường Hà Khẩu (Hàng Buồm), ông trưởng thành và lập nghiệp ở kinh thành. Người đời quen gọi ông là Chiêu Hổ, “chiêu” là tiếng gọi con nhà quan và là nho sinh Chiêu Văn quán.

 
Cha ông làm tuần phủ Sơn Tây  nhưng mất sớm nên lớn lên ông mới vào học ở Quốc Tử Giám và đỗ tú tài. Ông được chứng kiến trận chiến thắng Đống Đa lịch sử lúc 21 tuổi. Là con quan nhà Lê, ông về ở ẩn, dạy học ở Nguyệt Áng, Cung Hoàng (Thanh Trì). Năm 1821, Minh Mệnh ra bắc tuần, ông dâng sách, vua thấy ông học rộng cho làm hành tẩu nhị giảng học sĩ Viện Hàn lâm, được ít lâu ông từ chức về quê dạy học và quan tâm đến các mặt lịch sử, địa lý, phong tục tập quán, tình hình xã hội để viết sách. Về lịch sử, địa lý có An Nam Chí, Ai Lao sứ trình, Kiền không nhất lãm gồm bản đồ cả nước. Văn thơ có Vũ trung tùy bút, Tang thương ngẫu lục (chung với Nguyễn Án) và 2 tập thơ khác. Vũ trung tùy bút phản ánh tình hình xã hội và sinh hoạt ở Thăng Long thời ấy rất sinh động, là tư liệu quý dể tìm hiểu lịch sử, địa lý kinh thành. Ông là nhà văn sống và gắn bó với 36 phố phường cả đời mình.

Số lượt người xem: 1765 Bản inQuay lại
Xem theo ngày Xem theo ngày