Bỏ qua nội dung chính

trangtin

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin
Danh nhân Hà Nội Thứ Sáu, 25/06/2010, 04:20

Từ Lộ Thiền Sư

Từ Lộ là tên thật, còn pháp danh của ông là Từ Đạo Hạnh, là nhà văn, Thiền sư nổi tiếng thời Lý. Chưa thấy tài liệu nào ghi về ngày sinh của Từ Lộ, chỉ biết ông sống vào thời Lý Nhân Tông (1072-1128) và qua đời năm 1117. Ông người hương Yên Lãng, tục gọi làng Láng, một làng rất cổ ở ven Thành Thăng Long xưa. Thời Lê sơ, Yên Lãng thuộc huyện Vĩnh Thuận, phủ Phụng Thiên, Kinh thành Thăng Long, ngày nay thuộc quận Đống Đa, Hà Nội.

Sách “Việt điện u linh” của Lý Tế Xuyên (đời Trần) cho biết, đời Lý Thánh Tông (l054-1072) ở hương Yên Lãng có người con gái là Tằng Thị Loan lấy đạo sĩ Từ Vinh, sinh ra Từ Đạo Hạnh. Ngôi chùa Láng của hương Yên Lãng đẹp và cổ kính giữa vườn rừng thâm nghiêm, có cây thông già gần ngàn năm tuổi, từ xưa đã nổi tiếng là đệ nhất tùng lâm ở cố đô Thăng Long. Chùa được lập từ đời Lý Thần Tông (l128-l138), trên nền cũ nhà ông bà Từ Vinh, Tằng Thị Loan. Đặc biệt, trong chùa có pho tượng Từ Đạo Hạnh, không tạc bằng gỗ hay đá, mà đan bằng mây, bên ngoài bó sơn ta, thật đẹp và hiếm thấy trong các chùa khác ở xứ Bắc...
 
Truyền thuyết xuất thân và sự thực của gia thế họ Từ ở Yên Lãng nhiều khi được truyền tụng trong đời sống rất lạ lùng. Nhất là những chuyện truyền tụng về Tăng quan đô án Từ Vinh bị pháp sư Đại Điên giết chết và con trai ông là Thiền sư Từ Đạo Hạnh tu luyện đạo pháp trả thù cho cha. Điều đó không lấy làm lạ, vì thời nhà Lý người ta rất chuộng đạo Phật. Các vua Lý đều chăm việc làm chùa, đúc chuông, tô tượng; nhiều nhà tăng sư được cử làm chức Quốc sư, được ra vào chốn triều đường, thamg dự các việc triều chính. Vương triều Lý còn mở khoa thi Bạch liên hoa để kén chọn những vị sư hay các tín đồ có đạo học cao để bổ dụng. Từ Vinh là người đỗ khoa thi ấy và được bổ chức Tăng quan đô án ở Kinh thành. Sau, ông lấy bà Tằng Thị Loan ở làng Láng, về sống ở đó và sinh được Từ Lộ. Từ Lộ thông minh, khi còn bé đã có chí khác thường, ban ngày thì cùng bạn chơi trò đá cầu, múa kiếm, tối đến đóng chặt cửa phòng, chong đèn nghiên cứu sách vở suốt đêm. Từ Lộ có bản tính hào hiệp, nghĩ sâu các lẽ, những hành động, lời nói thì không ai đoán trước được. Loại trừ lớp áo truyền thuyết về Từ Vinh hay dùng tà thuật làm việc không hay, bị pháp sư Đại Điên dùng pháp thuật giết chết, rồi Từ Lộ tu luyện thành đạo về báo thù… ta thấy có một Tư Lộ với pháp danh là Từ Đạo Hạnh tu ờ chùa Thiên Phúc, trên núi Phật Tích (ở Quốc Oai, Hà Nội ngày nay). Loại trừ những truềyn tụng về phép tu của Từ Đạo Hạnh gần với phái Mật Tông, tinh thông đạo pháp để rửa thù báo oán, rồi hoá Thánh… ta biết ông là thiền sư thuộc thế hệ thứ 12 của dòng Thiền Nam Phương. Học giả Phan Huy Chú có viết trong sách: “Lịch triều hiến chương loại chí”: “Chùa Phật Tích ở xã Thụy Khuê, huyện Yên Sơn, có tên nữa là Sài Sơn, lại gọi là Cổ Sài, cảnh núi rất đẹp. Chân núi có hồ, trên núi có hang sâu, là chỗ Từ Đạo trút xác ở đây. Tại vách đá còn có dấu vết đầu và gót chân. Trong núi có viện Bồ Đà, am Hương Hải đều là Từ Đạo Hạnh làm ra. Nay là chùa Phật Tích”. để lại những dấu ấn như vậy ở một ngôi chùa nơi vùng núi Sài Sơn, chứng tỏ Từ Đạo Hạnh phải chuyên sâu việc thiền đạo đến ngần nào. Và, Từ Lộ cũng là một văn nhân danh tiếng của thời đại ông, còn để lại cho đời 4 bài thơ, “đều là những tác phẩm giải bày những triết lý đạo Thiền” (Từ điển văn học Việt Nam, tập II, NXB Khoa học xã hội - 1984). Đó là các bài Vấn Kiều Trí Huyền (Hỏi Kiều Trí Huyền), Thất châu (Mất hạt châu), Hữu không (Có và không) và Thị tịch cáo đại chúng (Sắp mất hỏi mọi người).
 
Chúng tôi muốn lưu ý với bạn đọc rằng, trên tiến trình văn học nước ta, giai đoạn văn học thời Lý là giai đoạn rất đặc biệt, bởi đó làthời xuất hiện rất nhiều các văn nhân là những nhà sư và nhà chính trị. Vậy nên, những tác phẩm văn chương thời Lý còn lại với hậu thế cũng phản ánh khá rõ tâm hồn và ý thức xã hội đương thời. Xin đơn cử một đặc điểm mà chúng tôi mạnh dạn cho là duy nhất có thời Lý: Về thơ, chủ yếu là thơ thiền (như thơ của Định Hương, Thiền Lão, Mãn Giác...); còn về văn, chủ yếu ghi lại những việc lớn trong đời sống, xã hội của đất nước hay của một vùng quê (như văn của Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt, Lý Nhân Tông...). Thơ của Từ Lộ cũng là thơ thiền của thời Lý. Bài ''Hỏi Kiều Trí Huyền'', có lẽ ông viết khi chưa đắc đạo, nên lời thơ bộc lộ nỗi băn khoăn đau khổ cùng lòng mong mỏi của một người đi kiếm tìm chân lý, bài Hỏi Kiều Trí Huyền (dịch nghĩa):

Lăn lóc giữa cõi trần mà chưa nhận rõ vàng (thau),
Chẳng biết chốn nào là chân tâm.
Mong người rủ lòng chỉ cho biết cách
Thấy, rõ chân tâm đỡ khổ công tìm.
(Theo sách Thơ văn đời Lý,NXB Văn hóa thông tin-1998).
Qua bài thơ, biết Từ Lộ đã phảitrăn trở, day dứt nhiều ngày ''giữacõi trần'', để tìm tới chân lý ở cõingười. Và đến bài ''Mất hạt châu'', thì ông đã nhận biết được chân lý. Nhưng, ông lại thấy buồn cho người đời không mấy ai đạt tới cái chân lý ngay giữa đời. Bài ''Mất hạt châu'' (dịch nghĩa):
Mặt trời mặt trăng kế nhau mọc nơi đầu núi
Cõi đời này người người đều đánh mất ngọc của mình,
Như anh nhà giàu có con ngựa quý
Lại không cưỡi, mà chỉ đi chân không.
(Theo sách đã dẫn ở trên).
Có một nhà nghiên cứu đã đưara những con số thống kê rằng, từcác học giả xưa như Lê Quý Đôn(l726-l784), tiếp nữa là rất nhiềunhà sưu tầm nghiên cứu các đờisau, cho đến nay mớitìm thấy được126 bài thơ hoặc văn đời Lý. Từ Lộ để lại 4 bài thơ đến hôm nay là rất quý hiếm. Hơn thế, trong số đó, bài ''Có và không'' là một bài thơ thật hay trong kho tàng thơ ca dân tộc ta (phiên âm):
Tác hữu trần sa hữu,
không nhất thiết không.
Hữu, không như thủy nguyệt,
Vật trước hữu không không.
Bài ''Có và không'' của Từ Lộviết chín trăm năm trước, là thơthiền, nhưng rất trữ tình, hìnhtượng lớn lao, xúc cảm sâu xa lạthường. Đã không ít người dịch ''Có và không'' ra quốc văn, ở đây chúng tôi dùng bản dịch ra thể lục bát tương truyền là của Huyền Quang (1254-1334), Thiền sư, cũng là nhà thơ danh tiếng đời Trần:
Có thì có tự mảy may,
Không thì cả thế gian này cũngkhông.
Vầng trăng vằng vặc in sông,
Chắc gì có có, không không mơmàng.
(Theo sách đã dẫn ở trên).
Còn có truyền thuyết, khi trút bỏ xác trần, Từ Lộ đầu thai thành vua Lý Thần Tông. Có lẽ vì thế mà ở chùa Láng thờ cả Từ Đạo Hạnh và Lý Thần Tông, là hai kiếp sống tại thế của Từ Lộ? Lại có chuyện lưu truyền trong dân gian vùng Sài Sơn, Thiền sư Từ Đạo Hạnh do có những hiểu biết uyên bác về nho, y, lý, số nên thường làm thuốc trị bệnh cứu người. Ông còn thích múa, hát và thường dạy dân diễn trò múa rối, nên dân chúng gọi ông là ''Thầy''. Rồi ngôi chùa cùng ngọn núi mà Từ Lộ tu trì, tĩnh tọa cũng có tên là chùa Thầy, núi Thầy. Từ Lộ sống giữa cuộc đời, giữa những con người trong dân gian, đó là lẽ đời thực giản dị. Từ Lộ đã lăn lóc giữa trần đời, như ông viết trong thơ, đó là lẽ đời thường tình. Và cuối cùng, tới cõi, ông cũng có bài thơ ''Sắp mất bảo mọi người'' (dịch nghĩa):
Mùa thu về không báo chim nhạn
cùng về,
Đáng cười người đời cứ nảy sinh
buồn thương (trước cái chết
Khuyên các môn đồ chớ ta quyến luyến
Thầy xưa đã bao lần hóa thân thành thầy nay.
(Theo sách đã dẫn ở trên).
Bài thơ ''Sắp mất bảo mọingười'' là một sự thực cuộc đời TừLộ, đã được ông viết thành thơ. Thơ của một người sắp từ giã mọi người, ngoái lại nhìn cõi thế, nên thơ ấy điềm nhiên, bình thản và cũng sâu sắc vô cùng. Chính bởi vậy, ngót ngàn năm qua, thơ thiền của Từ Lộ vẫn sống trong đời sống tinh thần người Việt Nam ta!

 

Theo tạp chí Hà Nội ngàn năm số 79 tháng 4/2010


Số lượt người xem: 2513 Bản inQuay lại
Xem theo ngày Xem theo ngày