Bỏ qua nội dung chính

Địa chí Đồng Nai

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin > Địa chí Đồng Nai > Danh mục
Hoàng Văn Bổn, Nhà văn
Tên khai sinh: Hoàng Văn Bổn đồng thời là bút danh, sinh ngày 7 tháng 5 năm 1930 tại xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, hiện ở thành phố Biên Hòa. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957).

* Hoàng Văn Bổn tham gia Cách mạng Tháng Tám, hoạt động thanh niên ở địa phương. Từ năm 1946 đến năm 1962, ông là Trưởng ban giáo dục huyện Tân Uyên (Đồng Nai). Từ đó đến suốt ba mươi năm, ông từng phục vụ trong Quân đội Nhân dân Việt Nam làm giáo viên văn hóa, cán bộ trung đội, đạo diễn, biên kịch, trưởng ban biên tập Xưởng phim quân đội. Hiện ông là Chủ tịch Hội Văn nghệ, Giám đốc nhà xuất bản, ủy viên ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Đồng Nai, ủy viên ủy ban Toàn quốc Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam.
* Tác phẩm đã xuất bản: Vỡ đất (tiểu thuyết, 1952); Bông hường bông cúc (tiểu thuyết, 1957); Có những lớp người (tiểu thuyết, 1958); Mùa mưa (tiểu thuyết, 1960); Tưỡng Lâm Kỳ Đạt (truyện thiếu nhi, 1962); Trên mảnh đất này (tiểu thuyết, 1962); Hàm Rồng (ký sự, 1968); Sóng Hòn Mê (ký sự, 1971); Bầu trời mặt đất (tiểu thuyết, 1981); Nhớ phố phường (tiểu thuyết, 1981); Lũ chúng tôi (tiểu thuyết, 1981); Sóng bạc đầu (tiểu thuyết, 1982); Đội quân Hoa và Cỏ (truyện, 1982); Bên kia sông (truyện, 1982); Miền đất ven sông (tiểu thuyết, 3 tập, 1984); Tuổi thơ trong làng (truyện, 1985); Theo dấu người xưa (truyện dài, 1986); Khắc nghiệt (tiểu thuyết, 4 tập, 1990); Tình đời đen bạc (tiểu thuyết, 1988); Trước vành móng ngựa (tiểu thuyết, 1990); Người điên kể chuyện người điên (truyện ngắn, 1992); Vũ trụ (ký sự, 1992); Gặp lại một dòng sông (truyện, 1993); Tuổi thơ ngọt ngào (tiểu thuyết, 1994); Về quê nội (truyện dài, 1994); ó ma lai (tiểu thuyết, 1995); Nước mắt giã biệt (tiểu thuyết, 4 tập, 1994); Một thoáng cô đơn (truyện dài, 1994); Tuyển tập Hoàng Văn Bổn (3 tập, 1996); Nhớ rừng xưa (tiểu thuyết, 1977); Con nai vàng (truyện ngắn, 1996); Quê nội xa xôi (truyện dài, 1996)...
Đã viết 25 kịch bản phim được dựng và chiếu.
- Các giải thưởng: - Giải nhất Hội Văn nghệ và ủy ban HCKC Nam Bộ cho tiểu thuyết Vỡ đất (1952). - Giải Hội đồng Văn học Thiếu nhi, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cho tác phẩm Lũ chúng tôi (1982). - Giải thưởng Văn học ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai cho các tác phẩm Vỡ đất, Bông hường bông cúc, Mùa mưa và Lũ chúng tôi (1985), giải nhất. - Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Bộ Quốc phòng cho những kịch bản phim về đề tài chiến tranh cách mạng (1985). - Giải khuyến khích Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh cho tập truyện ngắn Người điên kể chuyện người điên (1992). - Giải B của ủy ban Trung ương Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam cho tác phẩm Tuổi thơ ngọt ngào (1994). - Giải Hội đồng Văn học Thiếu nhi Hội Nhà văn cho tác phẩm Tuổi thơ ngọt ngào (1994). Tặng thưởng Bộ Quốc phòng cho các tác phẩm Vũ Trụ, Nước mắt giã biệt, Một ánh sao đêm (1994). - Giải Bông sen bạc cho kịch bản Trên tuyến đầu miền Tây Tổ quốc. - Giải Bông sen vàng cho kịch bản phim Chiến đấu giữ đảo quê hương. - Giải Bông sen bạc cho kịch bản phim Trận địa bên sông Gấm. - Giải Bông sen vàng, giải Jores Ivens (1968) cho kịch bản phim Hàm Rồng. - Giải Bông sen vàng, giải Liên hoan phim Quốc tế Lai Xích cho phim Những cô gái C3 Quân giải phóng. - Giải liên hoan phim Quốc tế Lai Xích cho kịch bản phim Lịch sử không lặp lại. - Giải Bông sen vàng cho kịch bản Chiến thắng xuân 1975 lịch sử (viết chung).
 
Nhà văn Lý Văn Sâm
Tiểu sử: Tên thật: Lý Văn Sâm Sinh năm: 1921 Mất năm: 2000 Nơi sinh: Tân Uyên - Biên Hoà (Đồng Nai) Bút danh: Văn Sâm, Huyền Sâm, Ánh Minh, Mộc Tử Lang... Thể loại: truyện ngắn, báo

Các tác phẩm:
·           Cây nhị trên sông Phố
·           Chuông rung trên tháp đổ
·           Kòn Trô
·           Sương gió biên thuỳ
·           Ngoài mưa lạnh
·           Thù nhà nợ nước
·           Mây trôi về Bắc
·           Mười lăm năm hận sử
·           Sau dãy Trường Sơn
·           Xác Mu mi trên núi đá
·           Răng Sa Mát
Giải thưởng văn chương:
Giới thiệu một tác phẩm:
Chuyện người thổi sáo ở bến Xuân
 
Khúc sông Đồng Nai dài bốn cây số chảy ngang qua thành phố Biên Hoà được người địa phương đặt tên là sông Phố. Khúc sông khởi đầu từ cái đuôi Cồn Gáo thoai thoải và chấm dứt ở cái mỏm Cù Lao Phố. Tới chỗ này, dòng sông tách mình ra làm hai nhánh, giống như hai cánh tay dài khuỳnh rộng ra. Làng Hiệp Hoà và làng An Hảo nằm gọn trong vòng tay ôm của dòng nước rẽ đôi. Hai nhánh sông nhập nhau ở chót vót bãi cát lầy, cuối làng An Hảo. Cái tên mỹ miều của khúc sông quê hương đầy kỷ niệm này đã trở thành cái tên in bằng chữ đỏ trên tờ Tuần tin tức của huyện Châu Thành.
Lúc bấy giờ tôi mới hai mươi tuổi, tóc còn mượt xanh, ngọn lửa hăm hở cháy đỏ trong lòng. Tôi được ban tuyên truyền huyện phân công giữ một chân biên tập trong tờ Tuần tin tức được gọi là tờ báo của huyện. Tôi chuyên làm thơ đả kích, thỉnh thoảng có viết một ít văn xuôi. Báo Sông Phố của huyện Châu Thành ra tới số 3 thì Nam bộ kháng chiến bùng nổ. Ban biên tập chỉ có sáu người vừa nam vừa nữ mà phải chia làm hai bộ phận. Bộ phận bốn người theo ban tuyên truyền huyện dời lên cù lao Rùa. Bộ phận hai người ở lại làm nhiệm vụ bám sát thị xã tiếp tục làm việc cho đến khi có lệnh mới.
Hai người ở lại là tôi và bé Xuân. Việc để tôi và bé Xuân ở lại cũng dễ hiểu thôi. Trong số những biên tập viên của tờ Sông Phố hồi đó, tôi là người được coi là quen công việc. Còn Xuân thì rất thông thạo địa hình, địa vật, nơi mà bộ phận xung kích chúng tôi chuyển về bám trụ tại đó.
Trước khi dời thị xã, tôi và Xuân đã "thịt" được hai tên phòng nhì của Pháp bằng lựu đạn ở đầu chợ Cá. Nỗi ấm ức lớn nhất của chúng tôi lúc bấy giờ là không còn lựu đạn để "làm ăn" thêm…
 
Nơi xuất bản: Nhà xuất bản Hội nhà văn, 1999   
http://www.cinet.gov.vn/vanhoa/Vanhoc/vh-vietnam/tacgia/20/van/S/lyvansam.htm 
Nhà thơ Huỳnh Văn Nghệ
Tiểu sử: Tên thật: Huỳnh Văn Nghệ Sinh năm: 1914 Mất năm: 1977 Nơi sinh: Tân Uyên - Biên Hoà. Bút danh: Huỳnh Văn Nghệ Thể loại: Thơ

Các tác phẩm:
ê     Đồng Nai
ê     Nhớ Bắc
ê     Bên bờ sông xanh
ê     Thơ Huỳnh Văn Nghệ
Giải thưởng văn chương:
Giới thiệu một tác phẩm:
Nhớ Bắc
 
Ai về Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Rồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long
 
Ai nhớ người chăng ? Ôi Nguyễn Hoàng
Mà ta con cháu mấy đời hoang
Vẫn nghe trong máu buồn xa xứ
Non nước Rồng Tiên nằng nhớ thương.
 
Vẫn nghe tiếng hát thời quan họ
Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn
Vẫn thương vẫn nhớ mùa vải đỏ
Mỗi lần phảng phất hương sầu riêng.
 
Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên
Chinh Nam say bước quá xa miền
Kinh đô nhớ lại xa muôn dặm
Muốn trở về quê mơ cảnh tiên
 
Ai đi về Bắc xin thăm hỏi
Hồn cũ anh hùng đất Cổ Loa
Hoàn Kiếm hồ xưa linh quy hỡi
Bao giờ mang trả liếm dân ta.
1940
Nơi xuất bản: NXB Giáo dục - 2005