Bỏ qua nội dung chính

45 năm thực hiện di chúc Bác Hồ

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Danh mục
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > 45 năm thực hiện di chúc Bác Hồ > Bài đăng > Đất Quảng chuyển mình / Nguyễn Minh, Thanh Hậu // http://baoquangnam.com.vn. – 2014. – Ngày 4 tháng 9.
Đất Quảng chuyển mình / Nguyễn Minh, Thanh Hậu // http://baoquangnam.com.vn. – 2014. – Ngày 4 tháng 9.

 Chuyển biến to lớn

          Từ ngày thống nhất nước nhà, cả nước cùng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, cán bộ, chiến sĩ, nhân dân ta tiếp tục nghiên cứu, quán triệt, thực hiện Di chúc của Bác, tập trung giữ vững ổn định chính trị - xã hội, đẩy mạnh phát triển kinh tế, phá thế bao vây bị cô lập, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; thế và lực của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định. Đối với Quảng Nam, 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạo ra những biến đổi to lớn.

         Trước tiên, với vị trí, vai trò đi đầu diệt Mỹ, nơi chiến trường ác liệt bậc nhất của miền Nam, ngày 2.9.1969 đến với cán bộ, đảng viên và nhân dân Quảng Nam từ vùng núi cao đến thành thị ngập tràn trong nước mắt. Biến đau thương thành hành động, toàn dân Quảng Nam vùng lên thực hiện cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, sớm giải phóng quê hương, góp phần quan trọng cùng với nhân dân cả nước hoàn thành thắng lợi sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Sau ngày quê hương được giải phóng, với đặc điểm là một vùng đất chịu đựng ác liệt, chịu nhiều tổn thất, cán bộ, đảng viên và nhân dân toàn tỉnh đã tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, rà phá bom mìn, khai hoang phục hóa, ổn định đời sống và sản xuất. Nổi bật lên giai đoạn này là mỗi người dân Quảng Nam (thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng bấy giờ) hăng hái đi vào làm ăn tập thể trong nông nghiệp, tiểu - thủ công nghiệp, tiến tới cả trong mua bán, tín dụng, tạo điều kiện nhanh chóng ổn định tình hình, góp phần cùng cả nước xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa; đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sau ngày đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, trên cơ sở kết quả triển khai thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn “sản xuất lương thực, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu” và Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về “đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”, việc giải phóng sức sản xuất ngày càng được các cấp ủy, chính quyền triển khai rộng khắp, tạo ra được nhiều mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, tạo thêm nhiều việc làm, đáp ứng ngày càng tốt hơn mục tiêu cải thiện đời sống nhân dân. Từ khi chia tách Quảng Nam - Đà Nẵng và tái lập tỉnh Quảng Nam (1.1.1997), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn tỉnh tiếp tục thực hiện Di chúc của Bác, tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Nhất là sau khi triển khai học tập 10 chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí Minh, triển khai thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, trong đó có việc nghiên cứu, học tập tác phẩm Di chúc của Bác.
Diện mạo mới
Qua 17 năm xây dựng và phát triển, Quảng Nam đã có hai thành phố Tam Kỳ và Hội An, một khu đô thị Điện Nam - Điện Ngọc, nhiều thị trấn, thị tứ ở các huyện, xã và hơn 85% địa phương đang tập trung xây dựng xã nông thôn mới. Diện mạo đô thị, nông thôn đã có nhiều thay đổi, khang trang hơn. Tỉnh có sân bay Chu Lai, 2 cảng biển Kỳ Hà và Tam Hiệp, có Khu kinh tế mở Chu Lai cùng nhiều khu - cụm công nghiệp, có 2 trường đại học, 2 trường THPT chuyên và một bệnh viện đa khoa Trung ương… Hạ tầng du lịch phát triển nhanh chóng, đến nay đã có 11 khách sạn 4 sao và 3 khách sạn 5 sao, đủ điều kiện để tổ chức các sự kiện mang tầm khu vực và quốc tế. Hệ thống thông tin - liên lạc phát triển cả bề rộng và bề sâu, sóng viễn thông phủ khắp các địa bàn, cả miền núi, biên giới và hải đảo. Nhiều công trình quan trọng về giao thông, điện, thủy lợi, y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao đã và đang được đầu tư, xây dựng, như cầu Cửa Đại (bắc qua cửa sông Thu Bồn), đường Thanh Niên (ven biển), đường Nam Quảng Nam, bảo tàng, tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng…, tất cả mở ra điều kiện để thúc đẩy sự phát triển. Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm, cơ cấu kinh tế với trụ cột là công nghiệp và dịch vụ hình thành ngày càng rõ nét, nông nghiệp phát triển ổn định và từng bước chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa. Kinh tế - xã hội miền núi chuyển biến tích cực, đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số được cải thiện trên nhiều mặt.
Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc (Điện Bàn). Ảnh: Huỳnh Châu
 
Đến năm 2011, so với điểm xuất phát năm 1997, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng của tỉnh đã tăng 15 lần, kim ngạch xuất khẩu tăng 22 lần, số lượt khách du lịch tăng 11 lần, tổng thu nội địa tăng 27 lần và thu nhập bình quân đầu người tăng hơn 10 lần. An ninh chính trị, trật tự an toàn luôn được giữ vững, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và thế trận biên phòng toàn dân được tăng cường vững mạnh, hoạt động đối ngoại được đẩy mạnh và ngày càng hiệu quả. Trong hoạt động đối ngoại, đã đưa quan hệ hợp tác với tỉnh Sê Kông đi vào chiều sâu và hoàn thành việc tăng dày, tôn tạo hệ thống mốc giới với nước bạn Lào; phát triển quan hệ hợp tác với một số địa phương ở các nước Pháp, Nhật, Campuchia, đồng thời để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè và khách quốc tế. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội chuyển biến mạnh mẽ, tiến bộ rõ nét, các vấn đề bức xúc về công tác y tế dự phòng, khám chữa bệnh và giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo từng bước được giải quyết tốt. GD-ĐT phát triển cả về quy mô, chất lượng, hoàn thành phổ cập THCS và giữ vững phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, ngày càng có nhiều người học lên cao đẳng, đại học, đặc biệt là tiếp tục học sau đại học, làm cho chất lượng nguồn nhân lực từng bước được nâng cao và đáp ứng đòi hỏi của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Truyền thống văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa địa phương luôn được giữ gìn và phát huy, ngày càng làm phong phú những truyền thống tốt đẹp của mảnh đất và con người xứ Quảng. Đảng bộ ngày càng phát triển về số lượng, vững mạnh trên cả 3 mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu được tăng cường, đáp ứng được đòi hỏi của đổi mới và hội nhập. Việc quán triệt, cụ thể hóa, triển khai thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng - Nhà nước đã từng bước nâng cao tiềm lực chính trị - tinh thần, phát huy được tiềm năng, nguồn lực, lợi thế của địa phương, tạo chuyển biến mạnh trên tất cả lĩnh vực, cải thiện đáng kể đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Tạo thay đổi
Hiện nay, cả nước tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, thực thi Hiến pháp năm 2013 và Luật Đất đai sửa đổi năm 2013 vừa được Quốc hội thông qua; đặc biệt là thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 8 về “tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 và nhiệm vụ năm 2014” và “đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, trọng tâm là 3 đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng”. Trên tinh thần đó, Đảng bộ, chính quyền Quảng Nam đã rà soát, đánh giá 3 năm thực hiện các nhiệm vụ đột phá theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX (2010 - 2015), đặt ra những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể hơn để thực hiện đến năm 2015. Bên cạnh đó, Tỉnh ủy cũng đã tiến hành đánh giá 2 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” nhằm rà soát việc xử lý, giải quyết những vấn đề còn tồn đọng và mới phát sinh qua kiểm điểm và xác định một số nhiệm vụ trọng tâm cần đẩy mạnh trong thời gian tới. Trước mắt, năm 2014, toàn tỉnh tập trung triển khai thực hiện tốt Nghị quyết của Tỉnh ủy về “phương hướng, nhiệm vụ năm 2014”. Trong đó, đi sâu thực hiện các giải pháp về tái cơ cấu kinh tế phù hợp với đặc điểm của tỉnh, thực hiện quyết liệt 3 nhiệm vụ đột phá, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tăng cường quản lý tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường, huy động tốt các nguồn lực để phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề văn hóa, xã hội, đặc biệt là phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, trong đó có mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Đồng thời coi trọng công tác xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên...
Có thể khái quát rằng, 45 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ, tỉnh Quảng Nam đã góp phần cùng cả nước thực hiện thành công những lời căn dặn của Bác. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng đã quan tâm thực hành dân chủ, thường xuyên tự phê bình và phê bình, giữ gìn đoàn kết nhất trí trong Đảng. Nổi bật lên là, qua nhiều biến động chính trị thế giới và trước những hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, Đảng ta vẫn giữ vững vai trò là một Đảng cầm quyền. Bên cạnh đó, cũng đã thực hiện tốt điều mong muốn nêu trong phần cuối của Di chúc là “xây dựng nước ta hòa bình thống nhất, độc lập, dân chủ”, nay đã trở thành một nước trung bình và đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đi lên giàu mạnh. Riêng Quảng Nam đã có những thay đổi to lớn, đang phấn đấu trở thành tỉnh khá của khu vực miền Trung vào năm 2015 và cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020.

 

 

 

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.