Hệ
thống các thư viện của Viện Khoa học xã hội Việt Nam hiện nay gồm 29 thư
viện các viện nghiên cứu chuyên ngành, 02 thư viện thuộc Bảo tàng Dân
tộc học Việt Nam và Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam. Viện Thông tin
Khoa học xã hội là cơ quan đứng đầu hệ thống thư viện.
Hệ thống
thư viện của Viện KHXH Việt Nam là những cơ sở phục vụ cho công tác
nghiên cứu khoa học của Viện Khoa học xã hội Việt Nam và nhiều yêu cầu
khác của xã hội về khoa học xã hội và nhân văn .
Nguồn lực thông tin
Các thư
viện thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam hiện đang lưu giữ một nguồn lực
tài nguyên thông tin về KHXH&NV lớn nhất cả nước trong đó có nhiều bộ
sưu tập tài liệu quý hiếm được coi là tài sản quốc gia, di sản văn hoá
dân tộc như các bản văn khắc Hán Nôm, văn bia, thư tịch cổ, hương ước…
và nhiều loại đặc biệt khác như ảnh lịch sử, bản đồ…
Nguồn
tài nguyên thông tin này còn bao gồm nhiều loại tài liệu "chất xám"
phong phú, đa dạng về hầu hết các lĩnh vực như văn học, sử học, dân tộc
học, khảo cổ học, kinh tế học… là kết quả nghiên cứu khoa học của Viện
Khoa học xã hội Việt Nam trong hơn 50 năm xây dựng và phát triển, trong
đó có nhiều công trình khoa học tiêu biểu được Đảng và Nhà nước Việt Nam
đánh giá cao và được trao tặng các danh hiệu cao quý là Giải
thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước. Bên cạnh đó 33 tạp
chí khoa học do các viện thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam xuất bản,
hàng năm cung cấp một số lượng lớn các ấn phẩm tạp chí khoa học phản ánh
các diễn đàn trao đổi học thuật hữu ích, cung cấp và phổ biến thông tin
KHXH&NV của Việt Nam và các nước.
Nguồn tư
liệu khoa học của Viện được bổ sung và phát triển không ngừng. Hàng năm
Viện KHXH Việt Nam quan tâm dành kinh phí từ hoạt động khoa học của Viện
cho việc mua sách, báo, tạp chí, tư liệu ở trong nước và xử lý thông
tin, bảo quản sách báo, thực hiện tin học hoá công tác thư viện. Ngoài
nguồn kinh phí được cấp cho hoạt động thường xuyên, Nhà nước còn cung
cấp một lượng ngoại tệ để mua sách báo ngoại văn cho các thư viện.
Quá trình tin học hoá - Hiệu quả hoạt động - Định hướng phát
triển
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của thông tin khoa học đối với hoạt động
nghiên cứu khoa học đặc biệt trước những yêu cầu, đòi hỏi mới ngày càng
cao của hoạt động nghiên cứu khoa học trong bối cảnh và xu thế phát
triển nhanh nền kinh tế tri thức, xã hội hóa thông tin và hội nhập quốc
tế, Viện Khoa học xã hội Việt Nam chủ trương đẩy mạnh công tác thông tin
khoa học theo hướng tăng cường tin học hoá để nâng cao năng lực hoạt
động thông tin – thư viện nhằm phục vụ ngày càng hiệu quả hơn cho hoạt
động nghiên cứu khoa học của Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Từ năm 1997,
Nhiệm vụ cấp Bộ "Tin học hoá hoạt động thông tin - thư viện tại Viện
Khoa học xã hội Việt Nam" được đưa vào thực hiện trong toàn hệ thống các
thư viện của Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Việc ứng dụng tin học tập
trung vào hai công đoạn chủ yếu nhất của hoạt động thông tin - thư viện
là xây dựng các cơ sở dữ liệu (CSDL) và đưa vào phục vụ tra cứu, khai
thác hiệu quả các nguồn tin của thư viện. Nhiều thư viện của Viện Khoa
học xã hội Việt Nam hiện đang quản lý những CSDL có số lượng tài liệu
được quản lý và phục vụ tra cứu lên đến hàng chục nghìn tên sách, bài
tạp chí và tư liệu khoa học. Kết quả của việc ứng dụng tin học mang lại
hiệu quả cao hơn rất nhiều so với cách tổ chức hoạt động của thư viện
khi chưa tin học hoá.

Hiện nay
hoạt động thông tin khoa học của Viện Khoa học xã hội Việt Nam đang được
tăng cường cả về chất lượng và số lượng các nguồn tin đưa vào phục vụ
độc giả tra cứu bằng việc đẩy mạnh việc ứng dụng tin học vào hoạt động
thư viện. Bên cạnh việc cung cấp cho các nhà khoa học các điều kiện để
khai thác hiệu quả các nguồn tài liệu thư viện hiện có, một số thư viện
đã xây dựng thành công các "cổng vào" nhiều nguồn tin có giá trị khoa
học và thực tiễn của các cơ quan, thư viện khác trong và ngoài nước.
Hoạt động thông tin - thư viện ngày càng đóng góp hiệu quả hơn các yêu
cầu về thông tin phục vụ nghiên cứu khoa học của Viện Khoa học xã hội
Việt Nam và nhiều yêu cầu khác của xã hội.
Một kết quả có ý nghĩa to lớn nữa là việc đưa
Website Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Thư viện điện tử Viện Khoa học
xã hội Việt Nam vào hoạt động
Bước
tiến này làm tăng nhanh các dòng tin phục vụ nghiên cứu khoa học của
Viện Khoa học xã hội Việt Nam đồng thời đẩy mạnh quá trình hội nhập và
chia sẻ các nguồn tin về các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn của
Viện Khoa học xã hội Việt Nam đến cộng đồng các nhà khoa học và nhiều
người dùng tin khác trong xã hội, góp phần nâng cao vị trí của Viện Khoa
học xã hội Việt Nam với vai trò đứng đầu của một tổ chức nghiên cứu khoa
học xã hội và nhân văn lớn nhất của cả nước.
Những
năm tới đây, hoạt động thông tin - thư viện của Viện Khoa học xã hội
Việt Nam sẽ được đẩy mạnh hơn về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin để
có thể đáp ứng hiệu quả cao các yêu cầu nghiên cứu khoa học của Viện
Khoa học xã hội Việt Nam đồng thời cung cấp, phổ biến thông tin khoa học
xã hội và nhân văn của Việt Nam cho cộng đồng các nhà khoa học trong và
ngoài nước.