Bỏ qua nội dung chính

Chào Mừng Ngày Phụ Nữ Việt Nam 20-10

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Danh mục
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Bài viết 2015 > Chào Mừng Ngày Phụ Nữ Việt Nam 20-10 > Bài đăng > PHỤ NỮ ĐỒNG NAI - NHỮNG TRANG SỬ VẺ VANG TRONG KHÁNG CHIẾN
PHỤ NỮ ĐỒNG NAI - NHỮNG TRANG SỬ VẺ VANG TRONG KHÁNG CHIẾN

        Cùng với phụ nữ cả nước, phụ nữ Đồng Nai với truyền thống “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” đã cùng với nhân dân lao động sản xuất và chiến đấu lập nên biết bao chiến công oanh liệt, góp phần mang lại hòa bình, độc lập cho dân tộc, ghi dấu những trang sử truyền thống vẻ vang của phụ nữ Đồng Nai.

        Ngay từ những ngày đầu khẩn hoang, phụ nữ Đồng Nai đã cùng với dân làng vỡ đất, lập làng, tạo dựng cuộc sống mới. Về tên gọi Bà Rịa, nhân dân truyền rằng: Rịa là tên gọi một người phụ nữ dũng cảm, gia đình danh giá ở Bình Định. Năm 1789 bà đã đi về phía Nam để khai phá vùng đất mới. Đến vùng Mô Xoài (Mũi Xuy), địa đầu của Nam bộ, bà dừng lại, tổ chức những người cùng đi rừng, lập làng, làm ruộng, biến vùng đất hoang vu rừng rậm thành xóm làng trù phú. Năm 1803, bà Rịa qua đời, nhân dân nhớ công khai phá đã lập đền thờ phụng, gọi là Dinh Cố ở làng Phước Liễu (nay thuộc xã Tam Phước, huyện Long Đất).

 

Các đồng chí lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đồng Nai và thành phố Biên Hòa cùng các má chiến sĩ ở Biên Hòa trong kháng chiến chống Pháp.

        Dưới bàn tay và khối óc của người phụ nữ Đồng Nai đã chung sức tạo nên những ngành nghề truyền thống và sản phẩm địa phương nổi tiếng được các nơi trong và ngoài tỉnh ưu chuộng: Mía, đường, vải lụa, gốm, đá… vun trồng nhiều loại cây trái ngon ngọt như bưởi, sầu riêng, chôm chôm… Bưởi Biên Hòa, một đặc sản với hàng chục loại khác nhau đã đi vào ca dao, tượng trưng cho tình yêu trai gái vững bền.

        Từ thế kỷ 17, 18, phụ nữ Đồng Nai cùng nhân dân tạo nên một Cù lao Đại phố (xã Hiệp Hòa) – một hải cảng sầm uất, đầu mối giao lưu buôn bán trong và ngoài nước. Ngược dòng sông Đồng Nai, ta đến Bến Cá (nay thuộc xã Bình Phước – Thị xã Vĩnh An) cũng là một bến sông tấp nập để trao đổi sản phẩm địa phương với các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long.

        Cuộc sống ở vùng đất mới ngày càng phát triển, xã hội ngày càng phân hóa, một phần lớn ruộng đất lọt vào tay bọn địa chủ phong kiến. Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ không có vị trí và vai trò bởi quan niệm lạc hậu “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”… Đã thế, tình yêu và nhân phẩm đối với người phụ nữ luôn luôn bị các thế lực “cường hào, ác bá” đe dọa nhưng lòng thủy chung, tình yêu son sắt của phụ nữ luôn tỏa sáng vượt lên tất cả chống lại mọi thế lực phong kiến chà đạp lên công lý. Tấm gương đấu tranh của bà Nguyễn Thị Tồn là một biểu tượng đáng khâm phục. Biết chồng bị kết án oan, yêu chồng, chuộng công lý, bà Tồn (người làng Mỹ Khánh, Bửu Hòa, Biên Hòa) đã một mình vượt bao núi, đồi, sông, suối, rừng, rậm mang sớ ra tận triều đình Huế gióng trống để kêu oan cho chồng. Nhờ lòng dũng cảm của bà, Bùi Hữu Nghĩa đã được xóa án chém.

        Phụ nữ Đồng Nai luôn luôn một lòng vì đất nước, vì cách mạng: Tháng 2 năm 1861, đồn Kỳ Hòa thất thủ, Nguyễn Tri Phương dẫn 600 quân lui về Biên Hòa tiếp tục chiến đấu. Ngày 17-12-1861, giặc Pháp chiếm Biên Hòa và ngày 7-2-1861 chúng chiếm Bà Rịa. Mặc dù triều đình nhà Nguyễn hèn nhát đầu hàng giặc, phụ nữ miền Đông vẫn kiên quyết chống giặc dưới cờ của nghĩa quân Trương Định. Trong tình thế khó khăn, người phụ nữ sẵn sàng hy sinh tình riêng, tiễn đưa chồng con lên đường chiến đấu, mình ở lại lo sản xuất nuôi con và thay chồng chăm sóc mẹ già.

 

Hội nghị thông qua bản thảo “Phụ nữ Đồng Nai…” trong cuộc kháng chiến chống Pháp (8/10/1986)

        Vừa lao động sn xuất, nuôi con, lo toan gia đình, chị em còn góp công sức xây dựng nuôi dưng, nghĩa quân kháng chiến ở Long Kiên, Long Xuyên, Long Nhung, Long Lập (thuộc huyện Châu Thành và Long Đất ngày nay), Giao Loan (Rừng Lá, Xuân Lộc), Bàu Cá (Thống Nht), tạo điều kiện cho nghĩa quân đánh thắng giặc Pháp nhiều trận ở Long Thành, Thị Vải, Hồ Tràm (Bà Rịa)...

        Những năm đầu thế kỷ 20, thực dân Pháp đã xây dựng những đồn đin cao su Đồng Nai đ cướp đoạt tài nguyên, thiên nhiên, bóc lột nhân công kin sống và làm việc, đòi tôn trọng nhân phm. Tiêu biểu là hai cuộc đấu tranh tại sở cao su Cam Tiêm (Ông Quế) năm 1926 và sở cao su Phú Riềng (3-2-1930) gây tiếng vang lớn ở trong nước và ngoài nước.rẻ tiền, vắt kiệt sức những người đi phu công tra, mà phụ nữ là tầng lớp bị bóc lột man nhất.

        Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Đồng Nai là địa bàn đã lập nên bao chiến công có tính chất bước ngoặt lịch sử. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, Phụ nữ Đồng Nai luôn tỏ ra là một lực lượng tích cực góp phần đưa phong trào đi lên, rất xứng đáng với niềm tin của Đảng. Vừa là người mẹ, người chị đảm đang việc nhà, phụ nữ Đồng Nai còn chung vai gánh vác việc nước, phụ nữ vừa là người giao liên, trinh sát, người đảm đương hậu cần cho cách mạng, lại là lực lượng đấu tranh chính trị trực diện với kẻ thù và là người chiến sĩ trực tiếp đánh giặc góp phần tạo thế và lực cho chiến tranh nhân dân đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Trong đấu tranh, các tầng lớp phụ nữ Đồng Nai đã cùng toàn dân viết nên những trang sử truyền thống chống ngoại xâm vô cùng vẻ vang.

        Đặc biệt trong kháng chiến chống Mỹ, phụ nữ Đồng Nai được tổ chức thành một đội quân tóc dài vững mạnh. Trên các mặt trận đấu tranh vũ trang, chính trị, binh vận, chị em đã chiến đấu kiên cường và sáng tạo, góp phần làm nên những chiến công rực rỡ trong từng trận đánh, trong từng chiến dịch. Đó là chị Võ Thị Sáu - người con gái quê hương Đất Đỏ, chiến đấu dũng cảm kiên cường, bất khuất trước kẻ thù, tin tưởng lạc quan cách mạng đến phút cuối cùng trước lúc hi sinh. Đó là má Trần Thị Nhâm (Bảo Vinh), một lòng vì chiến sĩ, vì cách mạng kiên quyết bám đất, bám làng vừa nuôi dấu vừa tiếp tế cho bộ đội, vừa động viên con cháu lên đường chiếu đấu. Đó là má Sau Bân (Bình Sơn, Long Thành), người mẹ, người bà của 6 liệt sĩ vừa con vừa cháu. Đó là chị Nguyễn Thị Đẹp, khi bị giặc vây, tung hầm dùng lựu đạn diệt giặc và hi sinh anh dũng. Đó là anh hùng liệt sĩ Hồ Thị Hương, chiến sĩ trinh sát vũ trang (Long Khánh) dũng cảm mưu trí trong đánh địch hi sinh vì sự nghiệp cách mạng cao cả. Đó là những tập thể phụ nữ, những anh hùng lao động, chiến sĩ thi đua trong phong trào người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sau ngày thống nhất đất nước…

        Trải qua những năm tháng tù đày trong cuộc đời đấu tranh cách mạng của các mẹ, các chị, từ nhà tù ở Biên Hòa, Bà Rịa đến Thủ Đức, Phú Lợi, Chí Hòa, rồi “chuồng cọp” Côn Đảo... những nữ chiến sĩ Đồng Nai luôn giữ lòng son sắt với Đảng, kiên quyết đấu tranh không mệt mỏi với kẻ thù, biến nhà tù của thực dân đế quốc thành trường học cách mạng.

        Với đức tính cần cù trong lao động, thủy chung, son sắc trong tình yêu, yêu nước thương nòi, sẵn sàng hy sinh bản thân, hy sinh gia đình, kiên quyết đấu tranh chống lại kẻ thù bảo vệ quê hương, đất nước… phụ nữ Đồng Nai là biểu tượng cho sự mẫu mực, gan dạ, trung trinh, trải qua quá trình lịch sử đã tạo nên dấu ấn đặc biệt, truyền thống “Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang” của phụ nữ Việt Nam. Mỗi người phụ nữ đều mang trong người phẩm chất của người mẹ, người vợ, người chị và người chiến sĩ, đó là nguồn gốc của thắng lợi, đây là những tấm gương, những bài học quý giá cho bao thế hệ nam nữ thanh niên soi mình mà học tập.

 

Đinh Nhài

 

 

 

 

 

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.