Bỏ qua nội dung chính

Những Con Đường Huyền Thoại

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Danh mục
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Bài Viết 2016 > Những Con Đường Huyền Thoại > Bài đăng > Con đường mang tên nhà văn Lý Văn Sâm phường Tam Hiệp, tỉnh Đồng Nai
Con đường mang tên nhà văn Lý Văn Sâm phường Tam Hiệp, tỉnh Đồng Nai

Nhà văn, nhà báo, nhà cách mạng Lý Văn Sâm còn có tên gọi khác là Đào Lê Nhân, sinh ngày 17 tháng 2 năm 1921 tại xã Bình Long, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Biên Hòa (nay tỉnh Đồng Nai). Cha của ông làm viên chức kiểm lâm, tên là Lý Văn Huề mất năm 1943. Mẹ của ông tên là Đặng Thị Út, có thời gian đi buôn bán nhỏ và ở nhà nội trợ. Bà mất năm 1942.

Từ nhỏ ông rất ham học, đến năm bảy tuổi ông đã biết tiếng Tây do người cha của mình dạy bảo. Sau đó, ông được cha ông đưa xuống Thị trấn Tân Uyên (thị trấn Tân Uyên ngày nay) để học sơ học tại trường làng. Trường nằm kế bên nhà anh Tô Văn Tuấn (tức nhà thơ Bình Nguyên Lộc sau này). Nhìn bên này sông, Lý Văn Sâm nhìn về quê nội Bình Long rất rõ. Những thay đổi chút ít về hoàn cảnh sống không làm khác đi tâm hồn giàu lãng mạn của cậu bé Lý Văn Sâm. Khung cảnh thơ mộng với những cánh cò trắng và thiên nhiên tươi đẹp, hoang dã đã thấm đẫm trong tâm hồn lãng mạn của ông.

Năm lên mười tuổi, vì nghĩ đến tương lai của Lý Văn Sâm nên cha ông đã đưa cả nhà về tỉnh lỵ Biên Hòa mướn nhà ở phố để sinh sống và thuận tiện cho việc học hành của ông. Còn cha ông vẫn làm thầy đội kiểm lâm.

Tốt nghiệp tiểu học ở quê, Lý Văn Sâm xuống Sài Gòn thi đậu vào trường Pétrus Ký – trường trung học lớn nhất Nam Kỳ (nay là Trường trung học phổ thông Lê Hồng Phong). Sau đó, ông ra Huế học trường tư thc Hồ Đắc Hàm nhưng do trường không chứa học trò có vợ nên Lý Văn Sâm rời trường và xin vào Trường trung học Phú Xuân của đốc học Cao Xuân Chiểu và đậu bằng Thành Chung năm 18 tuổi, rồi ông về quê theo cha lên Trị An (nay thuộc tỉnh Đồng Nai) cai quản lò than gia đình.

Năm 1936, Lý Văn Sâm tham gia tổ chức chống Pháp và bắt đầu hoạt động cách mạng. Năm 1941, đánh dấu sự xuất hiện của nhà văn Lý Văn Sâm trên văn đàn với truyện ngắn Cây nhị Sông Phố” đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy. Và sau đó là nhiều truyện ngắn được các báo trong Nam ngoài Bắc đăng đều đặn. Phần lớn những sáng tác của Lý Văn Sâm phản ánh về truyện đường rừng, bối cảnh, nhân vật trong truyện của ông hầu như thuộc về miền núi. Bằng chính ngòi bút của mình, Lý Văn Sâm đã tạo mội chỗ đứng quan trọng trong việc thể hiện con người, cuộc sng ỏ nơi sơn cốc mà ít ai có thể sánh được.

Một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của Lý Văn Sâm là vào mùa thu tháng Tám năm 1945, Lý Văn Sâm gia nhập Thanh niên Tiền phong, tham gia cướp chính quyền ở địa phương, đốt nhà mình để tiêu thổ, thể hiện một lý tưng cao cả và hiến thân cho sự nghiệp của dân tộc. Sau đó, ông thoát ly đi kháng chiếntr thành cán bộ tuyên truyền của tỉnh Biên Hòa. Năm 1947, Lý Văn Sâm bị bắt, chịu sự quản thúc tại Biên Hòa. Ông trốn xuống Sài Gòn và làm việc ở báo Việt Bút, tiếp tục hoạt động cách mạng công khai trên lĩnh vực văn nghệ. Ông tham gia tích cực trong hoạt động của phong trào “Báo chí thống nhất’’, viết cho các báo Việt Bút, Tiếng Chuông, Lẽ Sống, Bình Minh, vừa viết văn ông vừa làm việc cho công an đặc khu Sài Gòn – Chợ Lớn.

Giai đoạn 1945-1954 là thời kỳ sáng tác sung sức nhất của Lý Văn Sâm. Vừa hoạt động cách mạng, vừa tự nuôi thân để sống, nhà văn đã sáng tác nhiều tác phẩm văn học có giá trị. Ông khắc họa chân dung những người trí thức Việt Nam trên những nẻo đường kháng chiến. Qua tác phẩm, ông phơi bày cuộc sng quẩn quanh, khổ cực của nhân dân trong vùng bị địch kiểm soát, nói lên khát vọng về tự do, chân lý và phản ánh sức sng của quần chúng trong vùng kháng chiến. Lời văn của ông vừa tha thiết, nồng nàn như một li tự sự tâm tình về quê hương, đất nước, lẽ sng của dân tộc.

Năm 1949, Lý Văn Sâm bị bắt trong khi đang làm quản lý cho tờ Cộng Đồng. Năm 1950, ra khỏi nhà giam, ông vào chiến khu công tác ở Ban sưu tập Phân liên khu miền Đông. Sau hiệp định Genève (7-1954), ông được phân công về thành phố hoạt động hợp pháp trên mặt trận văn nghệ, báo chí.

Tháng 11 năm 1955, ông bị địch bắt và giam tại Trung tâm cai huấn Biên Hòa. Tháng 12 năm 1956, ông tham gia lãnh đạo tù chính trị nổi dậy, cướp súng, phá trại giam, thực hiện vụ phá nhà lao Tân Hiệp nổi tiếng ngày 02 tháng 12 năm 1956 tại Biên Hòa. Cuộc vượt thoát cho dù có trả giá đắt nhưng cũng đã thành công, và Lý Văn Sâm lại trở về với đồng đội của mình một cách chính danh là người kháng chiến. Ra khỏi tù, ông quay về Chiến khu Đ, tiếp tục hoạt động cách mạng, tham gia lực lượng văn nghệ Giải phóng.

Từ năm 1956 đến năm 1958, nhà văn Lý Văn Sâm làm chánh văn phòng Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang tỉnh Thủ Dầu Một, Trưởng đoàn Văn công miền Nam, chủ bút báo Chiến Thắng của Quân giải phóng miền Nam.

Những năm 1959 đến 1961, ông công tác ở Ban Tuyên huấn Trung ương Cục Miền Nam, lần lượt đảm nhận các chức vụ: Chính trị viên đoàn Văn công Giải phóng, Thư ký tòa soạn báo Văn Nghệ giải phóng, Vụ Trưởng Vụ Nghệ thuật (Bộ Văn hóa Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam).

Năm 1962, Hội Văn nghệ giải phóng miền Nam thành lập, Lý Văn Sâm được bầu làm Tổng thư ký đầu tiên của Hội. Nhiều năm trong cuộc đời tham gia cách mạng đã khiến mái tóc của Lý Văn Sâm đã pha sương dù ông mới bước qua tuổi ngũ tuần. Ông đã đi rất nhiều nơi, trải qua nhiều vùng đất, càng đi càng thấy nhớ nơi mình vừa đến bồi hồi nghĩ về biết bao con người thân thuộc từng quen biết rồi lại chia xa.

 Những năm kháng chiến chng Mỹ và sau này Lý Văn Sâm viết ít hơn giai đoạn trước. Ông dành nhiều thời gian cho các hoạt động khác theo yêu cầu của cách mạng. Những tác phẩm của Lý Văn Sâm giai đoạn này chủ yếu khắc họa những người thân, đồng đội, đồng nghiệp, những trí thức - chiến sĩ cách mạng, không ngại hy sinh, giàn khổ vì đại nghĩa.

Sau năm 1975, Lý Văn Sâm được bầu làm Phó Chủ tịch Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mật trận Tổ quốc Việt Nam, Đại biểu Quốc hội (khóa VI), Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh và nhiều năm làm Chủ tịch Hội Văn học tỉnh Đồng Nai. So với các nhà văn tham gia kháng chiến, ông là người giữ chức vụ cao nhất.

Tâm nguyện của ông lúc cuối đời là về lại quê hương Biên Hòa – Đồng Nai, cất một mái nhà nhỏ, sống gần gũi với bà con làng xóm. Song do điều kiện không cho phép, nhà văn Lý Văn Sâm vẫn cư ngụ tại thành phố Hồ Chí Minh, hưởng biên chế, lãnh lương của hội Văn nghệ thành phố. Tuổi già và bệnh tai biến đã không cho nhà văn Lý Văn Sâm thực hiện tâm nguyện của đời mình, ông từ trần vào ngày 14 tháng 9 năm 2000 tại Thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai.

Với những cống hiến lớn lao của nhà văn, nhà báo, nhà cách mạng Lý Văn Sâm trên các mặt trận cách mạng, văn hóa, văn học, báo chí,… Ông được Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý như: Huân chương Độc lập hạng nhì, Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huy chương vì sự nghiệp văn học Việt Nam, Nhà nước truy tặng Giải thưởng Nhà nước năm 2006, Huy hiệu 40 năm tuổi đảng.

 

 

Để tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những cống hiến lớn lao của nhà văn, nhà báo Lý Văn Sâm đối với cách mạng Việt Nam, với sự nghiệp giải phóng miềm Nam thống nhất đất nước, với sự nghiệp báo chí, văn nghệ, văn học nước nhà nói chung và quê hương Biên Hòa - Đồng Nai nói riêng, nhân dân và Đảng bộ tỉnh Đồng Nai vinh dự lấy tên ông để đặt cho con đường K24 (cũ)  thành con đường Lý Văn Sâm dài 670m.

Đường Lý Văn Sâm bắt đầu từ đường Đồng Khởi đến Ban Quản lý ruộng đất (cũ), thuộc phường Tam Hiệp, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Đường trải nhựa rộng 9m, thông thoáng, giao thông thuận lợi, giúp cải thiện đời sống của người dân phường Tam Hiệp nói riêng và Đồng Nai nói chung.

Trên đường Lý Văn Sâm là nơi tọa lạc nhiều cơ quan như Trường tiểu học Tam Hiệp A, nhiều nhà máy công ty, xí nghiệp,…

 

 

Đào Thanh

 

Tài liệu tham khảo:

1. Toàn tập Lý Văn Sâm / Lý Văn Sâm. - H. : Hội nhà văn , 2015. Tập 1.- 723 tr.

2. Lý Văn Sâm // Biên Hòa – Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển. – Đồng Nai : Nxb. Đồng Nai, 2015. – tr. 450 – 452.

3. Trang web sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai. - http://dost-dongnai.gov.vn

 

 

 

 

 

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.